Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phàm phu phát Đại Tâm, tương lai bạn vãng Sanh đến Cực Lạc

Bạn có thể phát được cái tâm này, có thể làm theo như vậy, ở phía trước tôi đã nói qua với các vị, tương lai bạn Vãng Sanh đến thế giới Cực Lạc, bạn nhất định là “Thượng Thượng Phẩm Vãng Sanh”.

Trên “Kinh Hoa Nghiêm” Phật nói: Đại tâm phàm phu là khích lệ chúng ta. Nếu như Ngài nói “A La Hán” mới làm được thì chúng ta không có phần, nhất định không làm được, nói “Bồ Tát” mới có thể làm, cự ly phàm phu chúng ta quá xa với “Bồ Tát”. Ngài nói phàm phu, chúng ta là phàm phu, Đại tâm chúng ta phát ra liền có thể siêu vượt 3 Thừa. Lời của Phật nói là thật, không phải giả, nhất định chân thật, chỉ sợ chính chúng ta không chịu phát tâm.

Vừa phát tâm liền siêu việt, chân thật gọi là buông bỏ đồ đao, lập địa thành Phật. Phát tâm là quan trọng. Khi vừa phát tâm, xin nói với các vị: không chỉ bạn siêu vượt 3 Thừa. Tầm nhìn của người thế gian rất cạn. Chỉ mong cầu cái lợi trước mắt, hiện tại không có lợi ích, anh bảo tôi làm Phật, tôi cũng không làm.

Hiện tại liền phải có lợi ích, xin nói với các vị: Chỉ cần bạn vừa phát đại tâm, hiện tại bạn liền có được lợi ích. bạn được là lợi ích gì vậy? Ngay trong lúc giảng dạy chúng ta cũng thường nói: Đời sống vật chất của bạn quyết định không hề thiếu kém, đây là lợi ích mà hiện tiền bạn có được. Việc này Phật giảng rất có đạo lý. Không phải nói: Hiện tại bạn sẽ có được rất nhiều rất, thì bạn sẽ tăng lòng tham.

Không thiếu hụt, mỗi ngày bạn đều có được cái ăn, có quần áo mặc, có nơi để ở, không thiếu hụt. Chỉ cần chúng ta Không thiếu hụt, không cần phải có nhiều, có nhiều sẽ tăng thêm lòng tham. Cơm áo của bạn Không thiếu hụt, Đời sống vật chất Không thiếu hụt, ngay trước mắt bạn đã được lợi ích.

Lợi ích thứ 2: Thân thể bạn khoẻ mạnh, trẻ mãi không già. Nếu như bạn 20 tuổi phát đại tâm phàm phu rồi, bạn mãi mãi là 20 tuổi. Bạn sống đến bảy, tám mươi tuổi, khuôn mặt của bạn vẫn là 20 tuổi. Cái lợi ích này có gì bằng không? Thứ 2 là thể chất chuyển biến, thân thể bạn khoẻ mạnh, vĩnh viễn không bị bệnh. Đó là lợi ích hiện tiền, lợi ích chân thật.

Bạn làm quan lớn, phát tài to mà thường hay bị bệnh thì đó là việc rất đáng tiếc. Tiền tài của bạn đều dùng hết vào phí thuốc thang, bạn nói xem có oan uổng không? Cho nên Đại Tâm phàm phu vĩnh viễn trẻ trung, vĩnh viễn khoẻ mạnh, dung mạo sáng lạng, Pháp Hỷ tràn đầy, tự tại an vui. Hiện tại có được lợi ích, Phật Pháp rất hiện thực, hiện thực hơn bất cứ thứ gì.

Nếu như bạn trái với Kinh Giáo, không luận tu hành thế nào, người sáng mắt vừa nhìn là biết ngay. Vì sao vậy? trên mặt không có ánh sáng, không cần phải có công năng đặc dị gì. Nếu có công năng đặc dị, vừa nhìn thì càng rõ ràng, người thông thường chúng ta đều có thể xem thấy. Chính là chúng ta thường hay nói: Thần khí không tốt, có thể thấy ra được. Khí sắc của họ là khí sắc tối đen, không phải là 1 Khí sắc sáng lạng. Khí sắc không tốt.

Khi bạn tỉ mỉ quan sát tiếp, dung mạo không tốt, cho dù họ hoá trang thế nào cũng không cách gì giấu được, cũng không thể che giấu. Ngay thế gian xem tướng, đoán mạng cũng thường nói: Tướng tuỳ tâm chuyển. Cái đại tâm của bạn vừa phát ra, đại tâm là cái tâm gì? Là Phật tâm, tướng của Phật bạn nói: đẹp nhường nào. Cái tướng này của bạn dần dần sẽ chuyển thành tướng Phật. Đức tướng viên mãn. Viên mãn chính là 1 chút kém khuyết cũng không có.

Thế vì sao bạn không phát tâm? Trong tâm chúng ta thường giữ 1 mặt thiện của tất cả chúng sanh, miệng của chúng ta thường hay tán thán 1 mặt thiện của chúng sanh, chúng ta liền tâm thiện, làm thiện, lời nói thiện. Tướng mạo của chúng ta liền thiện, thân thể của chúng ta liền thiện, không có thứ nào bất thiện.

Nếu như thường giữ cái tâm ác, chuyên môn gây phiền phức cho người, chuyên môn nhìn khuyết điểm của người khác, tâm của chúng ta ác, làm ác, nói ác. Cuối cùng biến thành Tướng mạo chính chúng ta cũng ác, thân thể cũng ác, bạn nói xem hoạ làm sao mà không đến?

Người học Phật ngay cái điểm đạo lý này cũng không hiểu, vậy còn học cái gì? Vận mệnh của 1 người, hoàn toàn do chính mình nắm lấy, không phải ở trên tay người khác nắm lấy. Các vị đọc “Liễu Phàm Tứ Huấn”, “Liễu Phàm Tứ Huấn”, ngày trước tôi đã giảng qua rất nhiều lần, giảng được rất tỉ mỉ. “Tiên Sinh Liễu Phàm” có thể được cứu là gì?

Việc thứ nhất là ông thành thật, chịu nhận sai, việc khó được nhất là chịu thay đổi, mạnh dạn thay đổi, ông đã thành công. Chuyển biến vận mạng của ông. Ông chuyển được vận mạng rồi, ông giúp cho rất nhiều chúng sanh Chuyển biến vận mệnh. Đó là Bồ Tát hiện thân. Ở vào thời đại này, Chư Phật Như Lai hết lời khuyên bảo chúng ta phải phát đại tâm.

Nếu bạn hỏi: Cái gì là đại tâm? Tôi ở ngay đây cụ thể nói với mọi người, nhất định phải phát tâm, đem những lời Giáo Huấn trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, thảy đều làm cho được, thảy đều thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày chúng ta, thực tiễn ngay trong công việc của chúng ta, thực tiễn ngay trong đối nhân xử thế, đó chính là Phàm Phu phát Đại Tâm.

Bạn có thể phát được cái tâm này, có thể làm theo như vậy, ở phía trước tôi đã nói qua với các vị, tương lai bạn Vãng Sanh đến thế giới Cực Lạc, bạn nhất định là “Thượng Thượng Phẩm Vãng Sanh”, bởi vì bạn thảy đều làm được. Không thể hoàn toàn làm được, làm đến được chín mươi phần trăm, vậy thị bạn “Thượng Trung Phẩm Vãng Sanh”, quyết định không thể rơi xuống dưới bậc Thượng.

3 bậc Vãng Sanh, Bậc Trung, Bậc Hạ chúng ta không làm, chúng ta nhất định phải tranh thủ Vãng Sanh bậc Thượng. “Thượng Phẩm Hạ” cũng phải làm đến được tám mươi phần trăm. Chúng ta phải đem tiêu chuẩn định ở ngay chỗ này, quyết định tranh thủ “Thượng Phẩm Vãng Sanh”, đó mới là chân thật đại tâm phàm phu. Người người đều làm đến được, vì sao chúng ta không làm? Tôi tin tưởng rất nhiều đồng tu ngồi ở ngay đây, luôn có mười mấy, hai mươi mấy người đang làm. Có được mười mấy, hai mươi mấy người đang làm, cái hội này của chúng ta sẽ vô cùng viên mãn.

Ngay trong hội này, có mười mấy, hai mươi mấy vị Phật trụ thế, cái đại tâm này không phải Bồ Tát là Phật, chân thật gọi là: chỉ có Pháp nhất thừa, không hai cũng không ba. Phàm phu phát đại tâm chính là Pháp nhất thừa, Chúng ta nhất định phải làm thật, cho nên nhất định phải xưng tán. Xưng tán bạn thấy dùng Như Lai, không dùng Chư Phật, dụng cú từ này khác nhau, đương nhiên ý nghĩa sẽ không giống nhau.

Trên Kinh Phật, chuyển đổi danh từ có dụng ý đặc biệt của nó. Chúng ta ở trong “Kinh Kim Cang”, giảng nghĩa của “Cư Sĩ Giang Dị Nong”, ông chú giải được rất tường tận. Trên “Kinh Kim Cang”, có lúc thì nói “Chư Phật”, có lúc thì nói “Như Lai”. “Cư Sĩ Giang” nói với chúng ta: phàm hễ nói “Chư Phật” là từ trên tướng mà nói, từ nơi sự mà nói. Phàm hễ gọi “Như Lai”, đều là từ trên “Tánh” mà nói. “Kinh Kim Cang” là như vậy.
Kinh này chúng ta cũng không ngoại lệ, “Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm” cũng là như vậy.

Cho nên, chúng ta phải thông hiểu, “Lễ Kính Chư Phật” là từ nơi sự tướng mà nói. Trên sự tướng, tất cả cung kính, nếu nói: “Xưng tán Như Lai” là từ nơi “Tánh Đức” mà nói. Đó chính là nói rõ, tương ưng với “Tánh Đức” chính là Thiện, chúng ta phải xưng tán. Ác, không nói thì tốt, không thể xưng tán. Phải xưng tán cái Thiện. Thế nhưng lễ kính, người Thiện chúng ta lễ kính, người ác cũng phải lễ kính. Không thể nói: người Thiện thì ta tôn kính họ, người ác thì ta không tôn kính họ, vậy thì bạn sai rồi.

Người ác tôn kính họ mà không tán thán họ, Người thiện thì tôn kính họ cũng tán thán họ, khác biệt ở ngay chỗ này. Cái tâm cung kính đó, nhất định không có khác biệt, nhất định là bình đẳng. Việc xưng tán này nhất định tương ưng với “Tánh Đức”, khen cái thiện của người, chúng ta từ ngay đó mà học.

Thế gian tất cả chúng sanh, nếu như nói họ ngay trong 1 đời đều đang làm ác, chưa từng làm qua 1 việc tốt nào thì tôi không tin,Phật cũng không tin, các vị mọi người cũng sẽ không tin. tất cả chúng sanh ở Thế gian này khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, thiện ác lẫn lộn. Thế nhưng chính là chúng sanh thời nay, nghiệp chướng tập khí sâu nặng đã làm ra ác nhiều, lành ít, nếu như có thể chuyển biến lại, chúng ta làm thiện nhiều, ác ít, thì xã hội đó toàn phong khí đều sẽ chuyển biến.

Chúng ta tán dương thiện, không nói ác, làm cho những người làm ác đó, thời gian lâu rồi họ cũng có lương tâm. Người ác cũng có lương tâm. Không thể nói họ không có lương tâm. Thời gian lâu dần, họ sẽ giác ngộ, họ sẽ phản tỉnh, sanh tâm hổ thẹn. Ta tạo ra rất nhiều việc ác, mọi người đều không nói, mọi người đều có thể bao dung, ta làm 1 chút việc thiện nhỏ như vậy mà mọi người đều tán thán, họ liền sẽ hồi tâm chuyển ý. Họ liền sẽ ít làm ác, làm thiện nhiều.

Nếu như chúng ta không tán thán cái thiện của người khác, ác nhỏ của người ta thì chúng ta làm ầm ĩ lên, làm vậy sẽ sanh ra hiệu quả ngược lại, sẽ làm cho người ta sanh ra tâm hối hận. Đã hối hận làm việc tốt. Làm việc tốt có gì tốt đâu? Có người nào biết đâu? Có ai khen ngợi ta đâu? Làm ra 1 chút việc ác, bạn thấy thiên hạ đều biết.

Làm cho những người muốn làm thiện, cái ý niệm thiện này sẽ không còn. Bạn thấy trên thế giới người ta đều làm ác, biến thành cái gì? biến thành cái thấy sai, sai lầm, làm ác là đương nhiên. Làm ác là hợp thời. Cái thấy sai này, cái hiểu lầm này thì thật đáng sợ. Dẫn dắt người toàn thế gian bỏ đi ý niệm thiện, tăng trưởng ác niệm, không chịu tu thiện. Liều mạng để làm ác, mang đến cho xã hội này chính là tai nạn lớn, mang đến cho tất cả chúng sanh vô cùng thống khổ.

Truy cứu nguyên nhân căn bản của nó, chính là ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta lời nói không thận trọng, tạo thành ra hậu quả, tạo thành ra tai nạn. Phật đối với việc này, thật ra là ở trong tất cả Kinh Luận đã nói ra rất nhiều, rất nhiều.Chúng ta không lưu ý. Không hề tỉ mỉ mà quan sát, Không hề cố gắng học tập.

“Xưng tán Như Lai”, cái nguyện này, Phật đặc biệt ở trong 53 đồng tham làm ra cho chúng ta xem 1 tấm gương. 53 tham rốt cuộc là như thế nào vậy? Chúng ta phải tường tận. Phật ở trong chương sau cùng của “Hoa Nghiêm” nêu ra: “Thiện Tài Đồng Tử” làm thành 1 tấm gương Tu Học Đại Thừa. Chúng ta Tu Hành, Tu học Đại Thừa, cũng chính là nói: Đại Tâm phàm phu.

Người như thế nào là Đại Tâm phàm phu? “Thiện Tài Đồng Tử” là mẫu mực Đại Tâm phàm phu. Ngài gặp được Phật Pháp, hoan hỷ tín thọ, lễ “Bồ Tát Văn Thù” làm Thầy, có lẽ các vị nghe được rồi, Ồ “Thiện Tài” gặp vận may, rất may mắn gặp được “Bồ Tát Văn Thù”, 1 thầy giáo tốt đến như vậy. Chúng ta đến nơi đâu để tìm được Thiện Tri Thức, bạn đều không biết được “Bồ Tát Văn Thù” ở ngay trước mặt bạn mà bạn không nhận biết.

Ai là “Bồ Tát Văn Thù”? “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh” chính là “Bồ Tát Văn Thù”. “Văn Thù” biểu thị trí tuệ. Trong Kinh này tràn đầy trí tuệ viên mãn. Bạn y theo Bộ Kinh này mà Tu học, thì bạn chính là thân cận “Bồ Tát Văn Thù”, bạn chính là học trò của “Bồ Tát Văn Thù”. Sau khi học rồi thì lập tức ứng dụng. Đó chính là tham học.

Cho nên, ở trong hội của “Bồ Tát Văn Thù”, thành tựu được căn bản trí, sau đó Văn Thù khuyên bảo Ngài đi tham học. Tham học biểu thị cái gì? Đời sống. Làm thế nào đem cái chính mình đã học thực tiễn ngay trong Đời sống? 53 vị Thiện Tri Thức này đều là Bồ Tát, không 1 ai là Phàm phu. 53 vị Thiện Tri Thức, họ thị hiện ra cái tướng nam, nữ, già trẻ, các ngành, các nghề, cũng giống y như Đời sống của chúng ta vậy. Chúng ta từ sớm đến tối, tiếp xúc được tất cả mọi người, tất cả việc, tất cả vật, đó chính là 53 tham.

Cung kính trích từ bài giảng: Kinh Vô Lượng Thọ – tập 11
Chủ giảng: Ân Sư Tịnh Không Khai Thị!

Nguyện mang công đức này,
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ,
Trên đền 4 ơn nặng,
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát lòng bồ đề,
Hết một báo thân này,
Đồng vãng sanh Cực Lạc
Nguyện mang công đức lành,
Hồi hướng đến vong linh gia tiên từ vô thỷ kiếp cho đến ngày nay,
Các vong linh oan gia trái chủ từ vô thỷ kiếp cho đến ngày nay,
Các vong linh hiện đang nơi đây hay không nơi nương tựa
Đều được vãng sanh về Cõi Cực Lạc
Nguyện con trên đường tu,
Không dừng chân quên mất,
Thường nhớ mọi ân sâu,
Không lỡ bước tu hành,
Nguyện luôn thường nhắc nhở,
Cần tinh tấn ngày đêm,…
Nguyện sa lìa điều ác,
Siêng làm các việc lành,
Nguyện lòng xin cố gắng,
Gieo duyên Chánh Pháp nay,
Dù cho kẻ cùng khổ,
Hay là người giàu sang,
Nguyện con không sai khác,
Xin Phật chứng biết cho.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Người tu hành không có tâm Từ Bi không thể thành Phật, Bồ Tát

Định Tuệ

Mỗi ngày nên đọc bao nhiêu biến Chú Đại Bi?

Định Tuệ

Tinh thần sám hối và lợi ích của sám hối

Định Tuệ

Học Phật pháp mình cần phải có tâm chân thật

Định Tuệ

Nội ma và ngoại ma chướng ngại người tu

Định Tuệ

Đừng biến Phật thành Ma, hãy biết phân biệt Chánh Tà

Định Tuệ

Khuyên người khác quy y có lỗi hay không?

Định Tuệ

Đời sau được thân người, xác suất nghe được Phật Pháp rất thấp

Định Tuệ

Người sắp mất thấy người thân đã chết hiện về, hãy bảo họ đừng để ý đến

Định Tuệ

Viết Bình Luận