Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tóm tắt 15 hạng chúng sanh – Hòa thượng Thích Giác Khang

Dưới đây là trình tự tiến hóa của 15 hạng chúng sanh. Tứ Thánh tự độ đã xong, Ba bậc Tam Tôn thực hiện hạnh đại từ đại bi giáo hóa chúng sanh.

Chúng là chung, sanh là sống. Chúng sanh là sống chung. Trong vũ trụ có nhiều loại sống chung, Đức Phật chia ra 15 hạng. Sống chung có nhiều phương diện, gom gọn có 3: Thân-Tâm-Hoàn cảnh.

  1. Thân: Tức là xác thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió) tạo thành.
  2. Tâm: Tức là sự hiểu biết.
  3. Hoàn cảnh: Môi trường chung quanh người và vật cùng sinh sống.

Sau đây là 15 hạng chúng sanh:

  1. 4 đường ác: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Atula.
  2. 4 đường thiện: Người, Trời dục giới, Trời sắc giới, Trời vô sắc giới.
  3. 4 Tiểu thánh: Nhập lưu, Nhất vãng lai, Bất lai, Alahán.
  4. 3 bậc Tam tôn: Bích chi duyên giác, Bồ tát, Như lai.

Chúng ta tìm hiểu Thân Tâm của 15 hạng chúng sanh, còn Hoàn cảnh tự suy ra để hiểu.

I. Bốn đường ác

1- Địa ngục: có 2 phần:

Thân:

Địa ngục vô gián: 10 tình (thuần tình), thuộc vật lý, chưa có sự sống, thân chai lỳ, trơ cứng.

Vũ trụ: đất, nước, lửa, gió,… chưa có sự sống. Như đất mà cây cỏ không thể mọc hoặc sống được gọi là đất chết,…

Con người là các chất thải của cơ thể: nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, ghèn, cứt ráy, phân,…

Địa ngục hữu gián: thuộc sinh lý, có sự sống, bắt đầu có 9 tình – 1 tưởng.

Vũ trụ: đất, nước, lửa, gió,… đã thọ khí âm dương, có sự sống. Như đất màu mỡ, nước nhiều phù sa,…

Con người là: phù trần căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc; tịnh sắc căn là hệ thống dây thần kinh: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác; tịnh sắc căn vi tế là trung khu thần kinh óc. Hoặc là người bị phỏng vết thương bị chai cứng, gây tê, thuốc mê, bán thân bất toại,…

Tâm: Chưa có cái biết. Tâm người điên, người tạo tội ngũ nghịch (giết cha mẹ, giết Alahán, làm Phật ra máu, phá hòa hiệp tăng). Làm điều sai quấy được người nhắc nhở cũng không biết.

2- Ngạ quỷ: có 8 tình – 2 tưởng

Thân: chuyên sống về dục vọng tức cảm giác đê tiện, thích xe xua, trang điểm, chưng diện,….

Vũ trụ: cỏ, cây,….

Những người nương vào phù trần căn có cái đam mê dục vọng như: Mắt thích nhìn sắc đẹp,…; Tai thích nghe tiếng hay,…; Mũi thích ngữi mùi thơm,…; Lưỡi ăn, uống thỏa thích,…; Thân thích trau chuốt phấn, son, xức ướp dầu thơm, quần là áo lụa tươi tốt,…

Tâm: thuộc cảm giác, có cái biết chưa phân biệt. Tâm tham lam, ranh ma, xảo quyệt, bỏn xẻn, vơ vét chiếm hữu vật chất bên ngoài về cho mình, cho gia đình mình. Làm điều sai quấy được người nhắc nhỡ mà còn làm quấy thêm cho người ta tức.

3- Súc sanh: có 7 tình – 3 tưởng.

Thân: chuyên sống về bản năng sinh tồn.

Vũ trụ: loài thú: trâu, bò, heo, chó, gà, vịt,…

Những người vì sự sinh tồn của xác thân nên phải cật lực lao động quần quật, lam lũ, đầu tắt mặt tối,…

Tâm: có cái biết phân biệt lờ mờ về dục vọng và sự vật. Chưa hiểu được phải, quấy, tốt, xấu,…Tính hay sân giận, quạu quọ,… Làm bất cứ việc gì nhằm chiếm hữu vật chất bên ngoài về cho mình, cho gia đình mình. Làm điều sai quấy được người nhắc nhỡ còn bảo thủ, nổi nóng, cải cọ với người ta,…

4- Atula: có 6 tình – 4 tưởng.

Thân: hành động bằng bạo lực,…

Vũ trụ: những vị thần thờ ở đình, miễu,…

Những người thân đầy vết xẹo, thích mang gươm, mề đay, vòng hoa chiến thắng,… chuyên sống về quyền tước, công thần, địa vị,…

Tâm: có cái biết phân biệt về dục vọng và sự vật một cách lờ mờ. Chưa phân biệt được thiện, ác,… Cá tính tật đố, ganh tỵ, ham chiến đấu,…Thích được tôn vinh, nịnh hót, khen thưởng,…ghét bị chê bai, phê bình góp ý,…Dùng bạo lực qua thân khẩu để tranh giành chiếm hữu ngũ dục về cho mình, cho gia đình mình. Làm điều sai quấy được người nhắc nhỡ còn khinh khỉnh, đấu đá, đánh đấm người ta,…

Tóm lại bốn đường ác có Thân chuyên sống bằng phù trần căn, chưa biết giữ giới, ăn chay. Tâm tán loạn, dùng tưởng tri làm cái biết. Sanh vào cảnh giới hèn hạ, khổ sở, tật nguyền,… có đủ 3 khổ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.

II. Bốn đường thiện

5- Người: có 5 tình – 5 tưởng. Giai đoạn chuyển tiếp từ ác sang thiện.

Thân: sống bằng phù trần căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc thô phù) kết hợp với tịnh sắc căn.

Vũ trụ: loài người.

Những người biết giữ 3 giới: 1- Không sát sanh; 2- Không trộm cắp; 3- Không tà dâm. Một tháng ăn chay 6 ngày.

Tâm: có ý chí, bắt đầu chuyển từ tưởng tri sang thức tri. Chiếm hữu ngũ dục (ngoại sắc) về cho mình, cho gia đình mình có luân lý. Dùng ý chí chuyển nghiệp ác thành thiện. Sống có luân lý, biết thương mình, thương người, biết cải sửa việc làm sai quấy, khi thành công khi thất bại.

6- Trời Dục Giới: có 4 tình – 6 tưởng.

Thân: sống bằng phù trần căn và tịnh sắc căn.

Vũ trụ: 6 cõi trời dục giới.

Những người có cuộc sống thanh cao. Giữ 5 giới: 1-Không sát sanh; 2-Không trộm cắp; 3-Không tà dâm; 4-Không nói dối; 5-Không ghiền, nghiện ngập những chất: rượu, ma túy, cờ bạc, thuốc lá, cafê,… Một tháng ăn chay 10 ngày.

Tâm: dùng ý chí và kinh nghiệm chuyển nghiệp ác thành thiện, luôn cải sửa việc làm sai quấy, chiếm hữu ngũ dục có chọn lọc,… Sống có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; biết thương mình, thương người, không ăn cũng không giết thú lớn: heo, chó, gà, vịt,… Tập tu tứ thiền diệt 5 triền cái: hôn trầm, hoài nghi, sân, phóng dật, tham dục. Nếu có Thiện tri thức khai ngộ có thể đắc 2 quả Thánh đầu là Nhập lưu, Nhất vãng lai.

Tu Tứ thiền:

  1. Sơ thiền: tầm-sát-hỷ-lạc-tịnh định xả.
  2. Nhị thiền: hỷ – lạc- tịnh định xả.
  3. Tam thiền: lạc- tịnh định xả.
  4. Tứ thiền: tịnh định xả.

7- Trời Sắc Giới: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền

Thân: sống bằng tịnh sắc căn.

Vũ trụ: 3 cõi trời sơ thiền có 3 tình-7 tưởng; 3 cõi trời nhị thiền có 2 tình-8 tưởng; 3 cõi trời tam thiền có 1 tình-9 tưởng. Cõi sơ thiền là giai đoạn chuyển tiếp từ sắc uẩn sang thọ uẩn, bỏ chiếm hữu ngoại sắc (sắc uẩn) sang chiếm hữu nội sắc (thọ uẩn).

Những người sống cao thượng. Giữ 8 giới: 1- Không sát sanh; 2- Không trộm cắp; 3- Không dâm dục; 4- Không nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa chửi; 5- Không dùng những chất gây nghiện, không tham lam, sân hận, si mê; 6- Không ngồi ghế cao, nằm giường rộng, chiếu lớn, chỗ xinh đẹp; 7- Không nghe xem hát múa, đờn kèn, tham dự chỗ đông vui yến tiệc; 8- Không trang điểm phấn son, dầu hoa, áo quần hàng lụa tươi tốt. Ăn trường chay, tuyệt dục.

Tâm: ý chí mạnh mẽ, kinh nghiệm dồi dào, luôn làm việc thiện tránh việc ác.

Chiếm hữu nội sắc, an trú trong niềm hỷ lạc (thọ uẩn).

Biết thương mình, thương người, thương tất cả các loài thú lớn, nhỏ.

Tu thiền định nối kết được 5 triền cái. Nếu có Thiện tri thức khai ngộ có thể đắc quả Thánh Bất lai.

8- Trời Vô Sắc Giới: Tứ thiền, Tứ không. 10 tưởng (thuần tưởng).

Thân: sống bằng tịnh sắc căn vi tế là trung khu thần kinh óc.

Vũ trụ: 9 cõi Tứ thiền sắc giới và 4 cõi Tứ không (Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng- phi phi tưởng).

Tứ thiền sắc giới là giai đoạn chuyển tiếp từ thọ uẩn sang tưởng uẩn. Dùng định đè nén không dính mắc vào sắc uẩn, thọ uẩn, ở trạng thái bất lạc bất khổ thọ.

Những người sống tiêu diêu, thanh tịnh; giữ 10 giới: 8 giới của cõi Sắc giới cộng thêm: 9- Không ăn sái giờ từ quá ngọ đến ngọ mai, ăn trường chay; 10-Không rớ đến tiền bạc, vàng, của quý và đồ trang sức,…

Tâm: có ý chí kiên cường, kinh nghiệm tuyệt chiêu, thuần thiện. Chiếm hữu cái mông lung. Tứ thiền chìm đắm trong “hiện tại lạc trú”, Tứ không chìm đắm trong “tịch tịnh trú”. Biết thương mình, thương người, thương thú lớn, thú nhỏ, cây cổ thụ. Tự tại xuất nhập định. Nếu có Thiện tri thức khai ngộ có thể đắc quả Thánh thứ 4 là Alahán.

Tóm lại: 4 đường thiện là người và trời dục giới có Thân ½ phù trần căn + ½ tịnh sắc căn, trời sắc giới có Thân là tịnh sắc căn, trời vô sắc giới có Thân là tịnh sắc căn vi tế. Biết giữ giới, cải sửa ác thành thiện, tu thiền định, thức trong sáng, sanh vào cảnh giới tốt đẹp, thanh nhàn. Tâm nhất niệm, dùng thức tri làm cái biết. Nếu không tiếp tục tu, hưởng hết phước sẽ bị đọa xuống 4 đường ác. Còn đủ 3 khổ:

  1. Cõi dục giới còn đủ 3 khổ.
  2. Cõi trời sắc giới lầm tưởng dứt khổ khổ, bởi trong thiền định lòng tham dục ngủ ngầm.
  3. Cõi trời vô sắc giới lầm tưởng dứt khổ khổ và hoại khổ vì Tứ không không có xác thân nên tham dục và tham sắc tạm lắng.
III. Tứ Thánh

9- Nhập lưu:

Thân: như người, trời dục giới.

Vũ trụ: cõi Thánh Nhập lưu.

Người tu xuất gia khất sĩ: Tăng giữ 250 giới; Ni giữ 348 giới. Ngọ trai, hành tứ y pháp.

Tứ y pháp:

  1. Ăn: chỉ ăn đồ xin mà thôi. Nhưng ngày hội thuyết pháp, đọc giới bổn được ăn tại Tịnh xá.
  2. Mặc: chỉ lượm vải bỏ đâu lại thành áo. Nhưng có ai cúng vải, đồ cũ thì được nhận.
  3. Ở: chỉ ngủ, nghỉ dưới cội cây. Nhưng có ai cúng lều, am, cốc bằng lá một cửa được ở.
  4. Bệnh: chỉ lượm phân uế của bò mà làm thuốc khi ốm đau. Nhưng có ai cúng thuốc, dầu, đường được dùng.

Tâm: Bình đẳng. Thương người, thú lớn, thú nhỏ, cây to đến cỏ nhỏ cũng không nhổ. Nhận 6/24 Phật tánh, dùng thắng tri lặng lẽ chiếu kiến chấm dứt 3 kiết sử đầu: Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi não. Có Chánh kiến không dính mắc thân-tâm-cảnh của 4 đường ác.

10- Nhất vãng lai:

Thân: như trời Sắc giới.

Vũ trụ: cõi Thánh Nhất vãng lai.

Người tu xuất gia khất sĩ: giữ 250 giới (Tăng), 348 giới (Ni). Ngọ trai, hành tứ y pháp.

Tâm: Bình đẳng. Không giết người, thú lớn, thú nhỏ, cây to đến cỏ nhỏ cũng không nhổ. Nhận 12/24 Phật tánh, dùng thắng tri lặng lẽ chiếu kiến còn gọi là trí huệ trực giác làm nhẹ 2 kiết sử: Tham dục và Sân của cõi dục, chấm dứt thân-tâm-cảnh của người và trời Dục giới.

11- Bất lai:

Thân: như cõi trời Vô sắc giới.

Vũ trụ: cõi Thánh Bất lai.

Người tu xuất gia khất sĩ: giữ 250 giới (Tăng), 348 giới (Ni). Ngọ trai, hành tứ y pháp.

Tâm: Bình đẳng. Không giết người, thú lớn, thú nhỏ, cây to đến cỏ nhỏ cũng không nhổ. Nhận 18/24 Phật tánh, dùng thắng tri lặng lẽ chiếu kiến còn gọi là trí huệ trực giác dứt hẳn 2 kiết sử: Tham dục và Sân, chấm dứt thân-tâm-cảnh của trời Sắc giới.

12- A La Hán:

Thân: Bản thể vũ trụ.

Vũ trụ: cõi Thánh A la hán.

Người tu xuất gia khất sĩ: Tăng giữ 250 giới. Ngọ trai, hành tứ y pháp. Còn sống là Hữu dư y Niết bàn. Khi nhập-diệt-thọ-tưởng-định là Vô dư y Niết bàn.

Tâm: Bình đẳng. Phật tánh thuần thục 24/24, dùng tuệ tri lặng lẽ chiếu kiến chấm dứt 5 độn sử vi tế: Tham sắc, Tham vô sắc, Phóng dật, Ngã mạn, Chi mạt Vô minh. Thấy rõ sự chuyển biến: đứng lặng, xao động, sự dung thông giữa tư tưởng với Bát nhã. Chấm dứt thân-tâm-cảnh của trời vô sắc giới.

Tóm lại: Tứ Thánh có Thân giữ 250 giới. Tâm vô niệm. Ba bậc Thánh đầu dùng Thắng tri có cái: nhìn, thấy, biết. Thánh A la hán dùng Tuệ tri như thật biết hiện tượng giới.

Nhập lưu: nhìn biết rõ sắc uẩn 4 đường ác, còn đủ 3 khổ.

  1. Nhất vãng lai: nhìn thấy biết rõ sắc uẩn của người, trời dục giới, làm nhẹ khổ khổ.
  2. Bất lai: thấy biết rõ thọ uẩn của trời sắc giới, dứt hẳn khổ khổ.
  3. A la hán: như thật biết tưởng uẩn, hành uẩn và một phần thức uẩn, dứt hẳn khổ khổ và hoại khổ.
IV. Ba bậc Tam Tôn

13- Bích Chi, Duyên Giác:

Thân: Bản thể vũ trụ.

Vũ trụ: cõi Bích Chi, Duyên giác.

Người tu xuất gia: Tăng giữ 250 giới. Ngọ trai, hành tứ y pháp. Sống hay chết đều Vô Dư Y Niết Bàn

Tâm: Bình đẳng. Đi khắp nơi để đền nghiệp và làm quen với chúng sanh, nhưng chưa đi giáo hóa.

14- Bồ Tát:

Thân: Bản thể vũ trụ (từng bước ôm trọn Thập Pháp Giới)

Vũ trụ: cõi Bồ tát Thánh.(Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ)

Người đã trực nhận toàn bộ Phật Tánh,chứng A La Hán(Hữu Dư Niết Bàn) quán Lý Như Huyễn,Trung Đạo hành Bồ Tát Đạo,tiến sâu vào Tàng Thức Sơ Năng Biến,lặn sâu vào Tàng Thức, đến bờ mé của Tột Không

Tâm: Bình đẳng. Tùy thuận giáo hóa chúng sanh, ứng hóa thị hiện một thân cho đến nhiều thân, giáo hóa trong một cõi cho đến nhiều cõi.

15- Như Lai:

Thân: chính là Pháp giới vũ trụ (Thập Pháp Giới)

Vũ trụ : là cõi Phật (Thường Tịch Quang)

Như lai không còn giữ giới, vì giới chính là thân Như lai, thân Như lai chính là giới.

Tâm: Chơn Tâm Diệu Minh, Pháp Thân Thường Trụ, Rốt ráo của Phật, Bồ tát Thánh, tự tại lập tức ứng hiện vô lượng thân trong vô biên cõi giáo hóa chúng sanh, bất khả tư nghì.

Tóm lại: Ba bậc Tam Tôn có Tâm vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, dùng liễu tri diệu dụng ứng hóa thân độ chúng sanh. Thân rốt ráo chính là pháp giới (Thập Pháp Giới) Duyên giác và Bồ tát Thánh trên đường dứt hành khổ. Như lai dứt hẳn 3 khổ.

Đấy là trình tự tiến hóa của 15 hạng chúng sanh. Tứ Thánh tự độ đã xong, Ba bậc Tam Tôn thực hiện hạnh đại từ đại bi giáo hóa chúng sanh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Người vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp không được vãng sanh

Định Tuệ

Người mới bắt đầu tụng kinh nên đọc tụng những kinh gì?

Định Tuệ

Tâm là gì? Tâm ở đâu?

Định Tuệ

Lời cảnh báo của vị Thiền Sư trước khi lâm chung

Định Tuệ

Thường Lạc Ngã Tịnh có nghĩa là gì?

Định Tuệ

Hầu hết mọi người đều có tập khí nghiệp chướng sâu nặng

Định Tuệ

Nhớ Phật niệm Phật, hiện tại, tương lai nhất định thấy Phật

Định Tuệ

Gia trì lực của Quán Thế Âm Bồ Tát

Định Tuệ

Ngàn kinh muôn luận chỗ nào cũng chỉ về kinh Vô Lượng Thọ

Định Tuệ

Viết Bình Luận