Ngày nay, ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới mà chúng ta hoằng dương Phật pháp, chúng ta đều có một tổng đề mục, đó chính là học vi nhân sư, hành vi thế phạm.
Ngày nay, ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới mà chúng ta hoằng dương Phật pháp, chúng ta đều có một tổng đề mục, có một tổng mục tiêu, tổng phương hướng, đó chính là “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Chúng ta rất rõ ràng, tường tận, cả thảy Phật pháp Đại thừa đều không ngoài hai câu này.
“Tác sư”, sư là gương mẫu, tuyệt nhiên không phải chỉ nói người xuất gia gọi là pháp sư thì phải tác sư (vì đó là lý đương nhiên), mà mỗi một vị đồng tu tại gia cũng đều phải tác sư, tác phạm.
Ngay trong cương vị công tác hiện tại, ngay trong đời sống hiện tiền của chúng ta, chúng ta phải làm ra tấm gương tốt cho đại chúng, đó chính là tác sư tác phạm. Chư Phật Bồ Tát là tấm gương, là mô phạm tốt nhất cho tất cả chúng sanh chín pháp giới. Chúng ta phải hiểu được ý này.
Ngày trước, tôi đã nói qua với các vị đồng tu, đã từng có người nói với tôi: “Cha mẹ hiện tại rất khó quản giáo con cái, con cái không nghe lời; học trò trong trường học không nghe lời của thầy giáo, thầy giáo dạy học rất khổ; ở trong xã hội thì công nhân không nghe lời ông chủ”. Hiện tại ở trên toàn thế giới, các khu vực phổ biến bạn đều có thể xem thấy hiện tượng này. Đó là một vấn đề lớn, nghiêm trọng trong xã hội.
Toàn thế giới có rất nhiều người lãnh đạo có trí tuệ, thông minh. Trong giới học thuật, nhà máy xí nghiệp, trong giới công thương nghiệp, các lãnh đạo tôn giáo đều đang tìm cầu phương pháp giải quyết vấn đề xã hội ngày nay. Rốt cuộc lỗi lầm là do đâu?
Năm trước, tôi xem thấy trong Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh có đề tám chữ “Học vi nhân sư, thân vi thế phạm”. Thế nhưng thời gian tôi ở trong trường không lâu, ngay trong lúc tiếp đón, tôi đã nói qua mấy câu. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc dạy bảo chúng ta: “Tác thân, tác quân, tác sư”. Cho nên, tôi xem thấy tám chữ này liền liên tưởng đến nhà Nho giáo huấn chúng ta là phải “tác chi quân, tác chi thân, tác chi sư”.
Chúng ta không thể xem câu này theo nghĩa hẹp, cho rằng câu nói này đại khái là Khổng Tử kỳ vọng đối với những người lãnh đạo quốc gia, không liên quan gì với dân chúng thông thường chúng ta, vậy thì bạn hiểu sai rồi.
Giáo học của Nho và Phật là đối với tất cả chúng sanh, không phân biệt giai cấp, nam nữ, già trẻ, nghề nghiệp, đều là hy vọng mỗi một người đều biết được “tác quân, tác thân, tác sư”.
Quân là gì vậy? Là người lãnh đạo rất tốt. Người lãnh đạo rất tốt cần chuẩn bị điều kiện gì vậy? Nhân từ. Đối với những người cấp dưới mình thì bạn phải chân thành quan tâm họ, chân thành thương yêu họ, chân thành chỉ đạo họ. Bạn là một người lãnh đạo tốt, đồng thời bạn phải là người thân, dùng cái tâm của cha mẹ thương yêu cấp dưới của bạn. Cho nên Trung Quốc thời xưa, thủ trưởng chính phủ địa phương gọi là quan phụ mẫu, ý nghĩa không như nhau.
Hiện tại, người làm quan thời đại dân chủ được gọi là người đầy tớ của dân, là người hầu. Bạn làm quan thì bạn là người hầu, lão bá tánh là chủ nhân, quan hệ chủ bộc. Người hầu có lúc cũng gạt người chủ, không thấy được chân thật hiếu trung với bạn, quan tâm bạn. Thế nhưng cha mẹ thương yêu con cái thì không hề có điều kiện, cho nên chúng ta vẫn hy vọng người làm quan là cha mẹ của chúng ta, không nên là người hầu trong nhà chúng ta.
Người hầu thật không đáng tin, vẫn là cha mẹ đáng tin hơn nhiều so với người hầu, cho nên phải làm người thân, làm cái tâm của cha mẹ, tâm của thầy giáo thương yêu học trò. Không luận thân phận ngày nay của chúng ta như thế nào, cho dù chúng ta là một công nhân cấp thấp thì cũng phải làm được ba điều kiện này.
Tuy không có chức vụ, không có địa vị, nhưng bạn phải có ba loại tâm này để làm sức ảnh hưởng đồng liêu đồng sự của chính chúng ta, ảnh hưởng bạn bè của chúng ta, ảnh hưởng người mà chúng ta quen biết, sau đó mở rộng ra có thể ảnh hưởng xã hội.
Người người đều có thể phát tâm “tác thân, tác sư, tác quân”. Đây gọi là chân thật tùy hỉ công đức, và như vậy thì lợi ích đối với người, việc công đức lợi ích làm gì có thể có chướng ngại chứ?
Không những không có chướng ngại, trái lại sẽ toàn tâm toàn lực tán thán giúp đỡ, không có sức mạnh tán trợ cũng sẽ tán thán. Việc này có thể ảnh hưởng đại chúng xã hội, cùng nhau phát triển, mang đến cho xã hội lợi ích chân thật.
Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 21