Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nhận thức về nhân quả và nghiệp – Sư Thích Giác Khang giảng

Có lúc Đức Phật nói “kết quả hiện tại là do nghiệp lực dẫn dắt”. Vậy Nhân quả là sao? Nghiệp là như thế nào? Nhân quả và Nghiệp giống hay khác nhau?

Đạo Phật là đạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống. Tâm còn gọi là nhận thức. Nhận thức dẫn đến hành động như thế nào thì sẽ cho kết quả tương ưng như thế đó dựa trên nền tảng luật “Nhân quả” tức là “Hiện tại là quả của quá khứ và làm nhân cho vị lai”.

Thế nhưng, có lúc Đức Phật lại nói “kết quả hiện tại là do nghiệp lực dẫn dắt”. Vậy thì Nhân quả là sao? Nghiệp là như thế nào? Nhân quả và Nghiệp giống nhau hay khác nhau?

Nhân quả có 2 loại:

– Nhân quả đồng thời là thế giới chuyển biến sát na của A Lại Da, thế giới biến dịch sinh tử, là sự vận hành tự nhiên trùng trùng duyên khởi vô lượng pháp trong vũ trụ còn gọi là pháp chấp.

– Nhân quả khác thời nương vào nhân quả đồng thời mà phát hiện, là thế giới chuyển biến chu kỳ của Mạt na, thế giới phần đoạn sinh tử.

Nhận thức có: quá khứ – hiện tại – vị lai trải qua ba cõi. Nhân quả khác thời là hành động tự nhiên của thân căn sinh lý còn gọi là ngã chấp.

Nghiệp: trải qua tiến trình 5 uẩn, ý chí cải sửa nhân quả khác thời thành nghiệp ác hay thiện. Nghiệp có 3: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp là mấu chốt điều khiển thân-khẩu hành động tạo nghiệp.

Vậy, nhân quả đồng thời là căn bản làm nền tảng duyên khởi nhân quả khác thời để tạo ra nghiệp. Như vậy, trong nhân quả chưa có nghiệp, trong nghiệp đã hàm chứa nhân quả. Nhân quả khác thời và nghiệp giống nhau ở hành động của thân căn nhưng khác nhau vì nhân quả hành động tự nhiên còn nghiệp hành động có tác ý.

Bài viết cùng chuyên mục

Thời kỳ Mạt Pháp là gì? Tu môn gì để ra khỏi sanh tử luân hồi?

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 3 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Thiểu dục tri túc: Phương pháp đối trị dục vọng

Định Tuệ

Chư Phật, Bồ Tát Không xa lìa chúng ta

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 10 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Tại sao chúng ta phải tụng Kinh? Ý nghĩa của việc tụng Kinh

Định Tuệ

Nếu gặp phải đại tai nạn chúng ta nên làm gì?

Định Tuệ

Nghĩa của chữ Phật là gì? Đức Phật giác ngộ điều gì?

Định Tuệ

Cách thức quy y và phát nguyện với Địa Tạng Bồ Tát

Định Tuệ

Viết Bình Luận