Kinh Hoa Nghiêm với tên gọi đầy đủ là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Dưới đây là nội dung kinh file PDF cho quý vị tụng đọc.
Kinh Hoa Nghiêm với tên gọi đầy đủ là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
1. Nguồn gốc Kinh Hoa Nghiêm
Theo đại sư Trí Khải (538-597) và cũng là truyền thuyết của đại thừa Phật giáo thì, sau khi thành đạo Vô thượng bồ đề, Đức Phật Thích Ca liền nhập đại định “Hải ấn tam muội” giảng Kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày để hóa độ hàng thượng thừa Bồ tát. Điều này đã được ghi rõ trong Kinh Hoa Nghiêm: “Ví như mặt trời mới mọc, ánh sáng chiếu soi các đỉnh núi trước, rồi mới rải xuống những thung lũng đồng sâu. Ánh dương quang tỏa chiếu sáng ngời, lần lượt soi từ cao đến thấp. Đức như Lai cũng làm như thế. Khi đã chứng ngộ chân lý, Phật dùng trí tuệ bát nhã phóng hào quang đến các Bồ tát trước, rồi đến hàng nhị thừa, sau mới tới hết thảy chúng sinh”.
Vì chân lý của bộ kinh này quá cao siêu huyền diệu, bậc nhị thừa không thể lĩnh hội được, nên Đức như Lai phải hạ thấp giáo lý xuống cho khế hợp với trình độ căn cơ của chúng sinh, do đó, cũng vẫn theo đại sư Trí Khải.
2. Ý nghĩa Kinh Hoa Nghiêm
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.
Bởi thế, nếu Kinh Đại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại-thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ-đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.
Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng-sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn.
3. Nội dung Kinh Hoa Nghiêm
Tập 1: Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất
I. Đại hội vân tập
II. Chư Thiên Vương Giải Thoát Môn
III. Chư Thần Vương Giải Thoát Môn
IV. Chư Thần Chủ Giải Thoát Môn
V. Đại Bồ Tát Giải Thoát Môn
VI. Chư Bồ Tát Cúng Dường Tán Thán
Tập 2: Như Lai Hiện Tướng
Tập 3: Phẩm Phổ Hiền Tam Muội
Tập 4: Phẩm Thế Giới Thành Tựu.
Tập 5: Phẩm Thế Giới Hoa Tạng.
Tập 6: Phẩm Tỳ Lô Giá Na.
Tập 7: Phẩm Như Lai Danh Hiệu
Tập 8: Phẩm Tứ Thánh Đế
Tập 9: Phẩm Quang Minh Giác
Tập 10: Phẩm Bồ Tát Vấn Minh
Tập 11: Phẩm Tịnh Hạnh
Tập 12: Phẩm Hiền Thủ
Tập 13: Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đảnh
Tập 14: Phẩm Tu Di Sơn Đảnh Kế Tán
Tập 15: Phẩm Thập Trụ
Tập 16: Phẩm Phạm Hạnh
Tập 17: Phẩm Sơ Phát Tâm Công Đức
Tập 18: Phẩm Minh Pháp
Tập 19: Phẩm Thăng Dạ Ma Thiên Cung
Tập 20: Phẩm Dạ Ma Cung Kệ Tán
Tập 21: Phẩm Thập Hạnh
Tập 22: Phẩm Vô Tận Tạng
Tập 23: Phẩm Thăng Đâu Suất Thiên Cung
Tập 24: Phẩm Đâu Suất Kệ Tán
Tập 25: Phẩm Thập Hồi Hướng
Tập 26: Phẩm Thập Địa
Tập 27: Phẩm Thập Định
Tập 28: Phẩm Thập Thông
Tập 29: Phẩm Thập Nhẫn
Tập 30: Phẩm A Tăng Kỳ
Tập 31: Phẩm Thọ Lượng
Tập 32: Phẩm Chư Bồ Tát Trụ Xứ
Tập 33: Phẩm Phật Bất Tư Nghì Pháp
Tập 34: Phẩm Như Lai Thập Thân Tướng Hải
Tập 35: Phẩm Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Đông Đức
Tập 36: Phẩm Phổ Hiền Hạnh
Tập 37: Phẩm Như Lai Xuất Hiện
Tập 38: Phẩm Ly Thế Gian
Tập 39: Phẩm Nhập Pháp Giới
Tập 40: Phẩm Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện
Mời quý bạn đọc Kinh Hoa Nghiêm được Hòa Thượng Thích Trí Tịnh việt dịch tại file PDF dưới đây.
[pvfw-embed viewer_id=”1150″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]