Tâm Hướng Phật
Kinh Tạng Bắc Truyền

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật đa trọn bộ PDF – HT Thích Trí Nghiêm

Bộ Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, thường được gọi là Đại Bát Nhã.

Lời nói đầu

Bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển, chiếm tới ba tập khổ lớn trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mỗi tập trên dưới 1.000 trang, mỗi trang độ 1.500 chữ, tổng cộng khoảng 4.500.000 chữ (Hán); thường được gọi là Đại Bát Nhã, mang số hiệu 220.

Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt hành, gồm 24 tập (mỗi tập 25 quyển), và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.

Thừa Sự Tăng Sai

Trong bộ truyện của Tam Tạng Pháp Sư quyển thứ mười, để ở chùa Đại Từ Ân, có đoạn tường thuật về việc Pháp Sư phiên dịch Kinh Đại Bát Nhã này; do Hội ấn hành kinh điển tại Hương Cảng có trích đăng nơi tập mục lục (1958). Tôi xin phụng dịch như sau:

“… Các nước phương Đông trọng kinh Bát Nhã. Đời trước tuy đã có phiên dịch nhưng chưa thể chu toàn đầy đủ, nên nhiều người lại muốn thỉnh Lệnh ủy dịch.

Song Bát Nhã là bộ Kinh to tát, ở kinh đô nhiều việc rắc rối; lại nữa nhân mệnh vô thường, e khó được thành tựu viên mãn nên mới thỉnh xin dọn đến ở cung Ngọc Hoa mà phiên dịch. Nhà vua bằng lòng phê chuẩn ngay! Tức là mùa Đông tháng Mười, niên hiệu Hiển Khánh năm thứ tư, Pháp Sư từ kinh đô phát hướng về Ngọc Hoa cung, và cùng chư vị Đại Đức thuộc hội đồng phiên dịch và môn đồ thảy đồng hành nhất thể. Đến nơi, an trí tại Viện Túc Thành lấy làm trụ sở phiên dịch. Còn việc cung cấp các việc y như khi ở kinh sư.

Đến ngày Nguyên đán tháng Giêng mùa Xuân năm thứ năm khởi đầu dịch kinh Đại Bát Nhã. Bản chữ Phạn tổng có hai mươi vạn bài tụng. Văn đã rộng lớn, kẻ học đồ muốn cầu thỉnh xin lược bớt; nên Pháp Sư hầu muốn thuận theo ý chúng, như ngài La Thập đã làm, cắt bỏ bớt những đoạn văn phiền phức trùng điệp. Khởi nghĩ ấy rồi, đêm nằm mộng thấy có những sự trạng để răn cảnh giới nhau, như hoặc thấy bay lên trên cao nguy, đi nơi hiểm khốn, hoặc thấy thú dữ bắt người v.v… run sợ toát mồ hôi mới được thoát khỏi. Khi đã tỉnh giấc kinh hãi, đến các chúng nói lại việc ấy và lại y như Kinh phiên dịch rộng đủ. Trong đêm bèn thấy chư Phật Bồ Tát phóng hào quang nơi chặng giữa mày mắt soi xúc thân mình, tâm ý vui thích. Pháp Sư lại tự thấy tay cầm đèn hoa cúng dường chư Phật, hoặc thấy thăng lên tòa cao vì chúng thuyết pháp, có nhiều người vây quanh ngợi khen cung kính, hoặc mộng thấy có người đem danh quả phụng biếu cho mình; tỉnh giấc vui mừng chẳng dám cắt bỏ bớt, nhất nhất đúng như bản chữ Phạn mà dịch.

Đức Phật thuyết Kinh này tính ở bốn chỗ:

1. Núi Thứu Phong nơi thành Vương Xá;
2. Vườn Cấp Cô Độc;
3. Cung Trời Tha Hóa Tự Tại
4. Tịnh Xá Trúc Lâm thành Vương Xá.

Tổng cộng 16 Hội, hợp thành một bộ. Nhưng Pháp Sư từ ở Ấn Độ tìm được ba bản; đến ngày phiên dịch đây, trong văn có chỗ nghi ngờ, tức đem ba bản so sánh lấy làm quyết định; ân cần tra xét lại kỹ càng rồi mới chịu hạ bút thành văn. Tâm ý tra xét cẩn thận đúng mức , thật từ xưa chẳng sánh kịp. Hoặc văn trái với ý chỉ sâu thẳm, ý hiểu còn có do dự rụt rè, tất cảm giác cảnh lạ lùng, tuồng như có người trao cho minh quyết, tâm trí liền rỗng vỡ vạc thông suốt, như vẹt mây mù mà thấy mặt trời. Pháp Sư tự nói rằng: “Chỗ ngộ hội như đây đâu phải trí cạn cợt Huyền Trang tôi mà thông suốt được, đều là được chư Phật Bồ Tát đã âm thầm gia hộ vậy”.
……

Mời quý bạn đọc Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa trọn bộ – HT Thích Trí Nghiêm dịch tại những file PDF dưới đây.

[pvfw-link viewer_id=”3233″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 1″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3247″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 2″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3248″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 3″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3249″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 4″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3250″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 5″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3251″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 6″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3252″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 7″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3253″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 8″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3254″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 9″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3255″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 10″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

[pvfw-link viewer_id=”3256″ text=”Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa tập 11″ class=”pdf-viewer-link-single” target=”_blank” default_zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Phật và các nghi thức – Thích Đạt Ma Phổ Giác soạn PDF

Định Tuệ

Phật thuyết A Di Đà Kinh trọn bộ file PDF cho bạn đọc tụng

Định Tuệ

Kinh Phân Biệt Bố Thí – HT Thích Chánh Lạc dịch PDF

Định Tuệ

Kinh Phật thuyết tội nghiệp báo ứng giáo hóa địa ngục PDF

Định Tuệ

Kinh Phật thuyết Thập Vãng Sanh A Di Đà Phật Quốc PDF

Định Tuệ

Kinh Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật PDF cho bạn đọc tụng

Định Tuệ

Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa PDF

Định Tuệ

Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân – Thích Chính Tiến PDF

Định Tuệ

Kinh Bi Hoa hay Đại Bi Liên Hoa PDF trọn bộ cho bạn đọc tụng

Định Tuệ

Viết Bình Luận