Liễu Phàm Tứ Huấn là một trong những cuốn sách giúp con người thấy được số mệnh là do Trời định, nhưng cải mệnh là ở chính hành vi con người.
Liễu Phàm Tứ Huấn là một trong những cuốn sách giúp con người thấy được số mệnh là do Trời định, nhưng cải mệnh là ở chính hành vi con người. Hay nói một cách dễ hiểu, Liễu Phàm Tứ Huấn cho chúng ta thấy, số mệnh con người là thứ có thể thay đổi được bằng những việc làm tu thân, tích đức, hành thiện.
Giới thiệu cuốn sách Liễu Phàm Tứ Huấn
Tác giả:
Liễu Phàm họ Viên, hiệu Liễu Phàm, tự Khôn Nghị. Ông là người Giang Nam sông Ngô sống vào đời Minh, Trung Quốc. Viên Liễu Phàm sinh năm 1535, mất năm 1609, hưởng thọ 74 tuổi. Sinh thời ông sống tại quê vợ ở tỉnh Triết Giang, huyện Gia Thiện.
Lúc 16 tuổi, ông đậu Tú tài, 33 tuổi đậu Cử nhân và đến 52 tuổi đậu Tiến sĩ. Vương Liễu Phàm không chỉ được nhắc đến là một vị quan “Trung với nước, Hiếu với dân” mà còn được người đời kính nể bởi 4 bài dạy dạy cho con trai – Thiên Khải.
Liễu Phàm Tứ Huấn (了凡四訓) là tác phẩm được viết bởi Viên Liễu Phàm vào khoảng năm 1550. Nội dung cuốn sách muốn răn dạy con trai hiểu được con người chưa đạt được đến mức vô niệm nên bị âm dương khí trói buộc.
Vì lẽ đó nên thường sống phụ thuộc vào số mạng. Tuy nhiên, số mạng đó hoàn toàn có thể thay đổi được dựa vào hành vi con người. Số mạng sẽ tốt lên nếu biết làm điều thiện, ngược lại số mạng sẽ đi xuống nếu lựa chọn tà gian ác.
Nội dung:
“Bốn bài dạy của Liễu Phàm” vốn là bốn chương đoản văn của Cư sĩ Liễu Phàm đời Minh, có tên là Giới tử văn (văn dạy con), sau được lưu truyền trong dân gian hơn 5 thế kỷ qua với tựa đề là Liễu Phàm Tứ Huấn.
Ông đã lấy cuộc đời ông, một con người thông đạt đủ các môn khoa học đã học hành, làm quan và đặt biệt là một tấm gương đạo đức, trí tuệ và hiền thiện để khuyên dạy con nhưng chủ yếu là khuyên dạy người đời. Đây là một tác phẩm lấy giáo lý Phật Giáo làm căn bản để triển khai việc tu thân, sống đạo đức và hành thiện giúp đời.
Mục lục
Chương 1: Thay đổi số mạng
Chương 2: Phương pháp sửa đổi
Chương 3: Phương pháp làm thiện
Chương 4: Đức hạnh khiêm tốn