Kinh Tương Ưng Bộ là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề.
Giới thiệu
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ, và Tiểu Bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng, được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):
1. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng
2. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng
3. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng
4. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng
5. Thiên Ðại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng
Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993 và có số thứ tự từ 12 đến 16.
Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương đương là Tạp A-hàm, đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993-1995, Ðại tạng kinh Việt Nam số 17 đến 20.
Bình Anson
Tháng 11-2000
Nội dung Kinh
Mỗi thiên chính được chia thành năm sáu nhóm gọi là Tương Ưng – kết nhóm theo chủ đề liên quan. Sau khi thấy có những chủ đề liên quan tương ứng với nhau nên được gọi là Tương Ưng, ví dụ Tương Ưng Giác Chi về Bảy Yếu Tố Giác Ngộ, hay sau vài nhân vật chính như đại đức Sāriputta, vua Pasenadi xứ Kosala, hay Sakka. Tương Ưng Kosala là một nhóm những bài kinh liên đến vua Pasenadi xứ Kosala, Tương Ưng Devatā đề cập đến chư thiên như Sakka, Indra, Brahma, v.v… Mỗi Tương Ưng được chia lại thành nhiều phần làm thành những bài kinh riêng. Như vậy, bài kinh Chuyển Pháp Luân nổi tiếng là bài kinh thứ nhất trong phần thứ nhì của Tương Ưng Sự Thật nằm trong Thiên Đại Phẩm của Tương Ưng Bộ Kinh. Trong những đoạn trích sau đây chỉ trích ít bài kinh đại diện cho mỗi phẩm chính.
A. THIÊN CÓ KỆ (Sagāthā Vagga Samyutta Pāḷi)
Thiên chính này của Sagāthā Vagga Samyutta Pāḷi gồm mười một tương ưng có những bài kinh kết nhóm theo tính chất xuất hiện trong chúng, Vua cõi trời, Chư Thiên, Phạm Thiên, Ma vương, Vua xứ Kosala, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni. Tên của Thiên Sagāthā, được chiết ra từ sự kiện rằng những nhân vật khác nhau xuất hiện trong những bài kinh tiến hành những cuộc đàm thoại hay phỏng vấn với đức Phật đa số bằng kệ.
B. THIÊN TƯƠNG ƯNG NHÂN DUYÊN (Nidāna Vagga Samyutta Pāḷi)
Phần chính hai này của Thiên Nhân Duyên gồm mười bài kinh liên quan đến những phương diện cơ bản của học thuyết. Những bài kinh đa phần liên quan đến sự tương duyên và phụ thuộc lẫn nhau, được giải thích trong công thức chi tiết gọi là ‘Paṭiccasamuppāda’ Thập Nhị Nhân Duyên.
Những phương diện khác nhau của Thập Nhị Nhân Duyên, cùng với sự trình bày về lý thuyết liên quan đến pháp hành trong đời sống phạm hạnh hình thành chủ đề chính của những bài kinh đầu tiên trong tương ưng này.
C. THIÊN UẨN (Khandha Vagga Samyutta Pāḷi)
Chủ đề chính của hầu hết các bài kinh trong thiên này là, như tên ám chỉ, ngũ uẩn (khandha) gồm những gì được xem là chúng sanh. Mỗi thành phần của các uẩn này, đó là, vật chất, thọ, tưởng, hành, và thức được chỉ như một chùm khổ (dukkha). Thiên Uẩn gồm mười ba bài tương ưng hình thành một bộ sưu tập những luận thuyết về những chủ đề như thế nầy atta, anatta, thường kiến và đoạn kiến.
D. THIÊN SÁU XỨ (Saḷāyatana Vagga Samyutta Pāḷi)
Thiên này gồm mười tương ưng hay nhóm. Liên quan chủ yếu đến sáu giác quan hay các xứ của xúc gọi là nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), sáu đối tượng tương ưng, được biết là ngoại xứ (hình dáng có thể thấy được, âm thanh, hương, vị, vật có thể xúc chạm). Có thể trình bày về bản chất vô thường của những xứ này và làm cách nào từ bỏ sự dính mắc vào chúng đem đến kết quả giải thoát. Cảm thọ sanh khởi từ sự gặp gỡ của các xứ và thức được chỉ rõ trong ba loại: Lạc, khổ và xả, không có cái nào trong những cái này là thường hằng; mỗi một cảm thọ nào trong những thứ này đều là nhân của tham ái, nguồn gốc của mọi nỗi khổ. Súc tích nhưng trình bày có minh hoạ về Niết bàn được tìm thấy trong nhiều bài kinh. Cũng vậy có nhiều hướng dẫn thực tiễn cho việc hành thiền Minh Sát.
E. THIÊN ĐẠI PHẨM (Mahā Vagga Samyutta Pāḷi)
Thiên cuối của Tương Ưng Bộ Kinh được gộp lại từ mười hai bài tương ưng, danh sách chỉ rõ chủ đề liên quan trong thiên này: Tương Ưng Đạo, Tương Ưng Giác Chi, Tương Ưng Niệm Xứ, Tương Ưng Căn, Tương Ưng Chánh Cần, Tương Ưng Lực, Tương Ưng Như Ý Túc, Tương Ưng Anuruddha, Tương Ưng Thiền, Tương Ưng Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra, Tương Ưng Nhập Lưu, Tương Ưng Sự Thật. Những học thuyết chính hình thành nền tảng cơ bản của giáo lý đức Phật được ôn lại trong những tương ưng này, bao gồm hai phương diện lý thuyết và thực hành. Trong những bài kinh kết thúc thiên này, mục đích tối hậu của đời sống phạm hạnh, quả vị A-la-hán, Niết bàn, chấm dứt khổ hoàn toàn, thường xuyên có quan niệm đầy đủ cùng với sự mô tả chi tiết về cách thực hiện nó, đó là, Tứ Diệu Đế và Bát Thánh Đạo.
Mời quý bạn đọc Kinh Tương Ưng Bộ trọn bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu tại file PDF dưới đây.
[pvfw-embed viewer_id=”3124″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]