Địa Tạng Bồ Tát Bổn Tích Linh Cảm sưu tập những mẫu chuyện linh ứng và nhân quả qua sự thị hiện của ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Quả là điều hy hữu và tuyệt diệu.
Lòng Từ Bi của Địa Tạng Bồ Tát sâu rộng bao la, như toàn cõi mặt đất, an nhẫn bất động, cũng như chứa cất của báu, ở Đao Lợi thiên cung qua Phật giao phó, gánh vác trách nhiệm lớn là giáo hóa lục đạo, nên ở Diêm Phù Đề chúng sinh có mối nhân duyên rất lớn, Thế Tôn đối với Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Di Lặc đều khen ngợi Bồ Tát Địa Tạng là hơn hết không ai sánh Được. Trong Thập Luân Kinh nói rằng: “Vị Đại Bồ Tát này chứa đựng công đức rất kỳ diệu, đó là nơi sanh ra những châu báu giải thoát. Đó cũng là làm sáng tỏ của chư Bồ Tát, là chỉ đạo Niết Bàn cho các thương nhân, như ngọc như ý mưa móc tài báu.
Tùy theo sở cầu đều được đầy đủ, đó là điều không thể suy nghĩ và đo lường được công đức thù thắng của Bồ Tát, là hằng hà sa số A Tăng kỳ kiếp. Nói cũng không thể hết được.
Trên núi Minh Linh Ngẫu Ích Đại Sư trọn đời mình đem hết tâm huyết, tận lực tuyên dương công đức Địa Tạng Bồ Tát. Thời đó Vĩnh Ninh Hoằng Nhất Đại Sư, năm Nhâm Thân tức Dân Quốc thứ 21 khi vân du đến Mẫn Nam Vạn Thọ ngẫm sưu tầm tìm hiểu các sách vở về Địa Tạng, các cuốn tuyển lựa đều ghi: Địa Tạng Bồ Tát Thánh Đức Đại Quan gồm một quyển. Tất cả những điều có liên quan đến Địa Tạng Bồ Tát như kinh luận, chú giải, sám nghi, tán thuật, nhiều không kể xiết, chẳng biết đâu để tìm kiếm các điều quan trọng, mà nơi núi kia những kinh điển, kệ chú kính ngưỡng Bồ Tát rất nhiều.
Thời đó trong các cư sĩ tán thưởng Thánh Đức của Bồ Tát. Bấm đốt ngón tay, phải kể Lý Viên Tịnh và Nhiếp Vân Đài, hai ông hoằng dương Phật pháp biên chép thân thế các Ngài, những người bạn đạo đều khen ngợi.
Ông Lý Viên Tịnh năm Dân Quốc thứ 18 (1929) biên thuật cuốn Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Lục, ngoài các sự tích dùng ngữ thể tường thuật ra, còn ở cuốn Cảm Ứng Lục, Tàng Trữ ở Nhật Bản ghi lại 18 chương sự tích, gần đây mới nghe được và được Ấn Quang Đại Sư đề tựa. Hoằng Nhất Đại Sư coi sóc việc biên soạn và gửi thư luận bàn biên chép. Ông Nhiếp Vân Đài là cháu ông Tăng Văn Chính, là con thứ ba của bà Nhiếp Tăng Kỷ Phân tên La Kiệt, đã công bố nhiều Bản Linh Cảm Lục. Đến năm Dân Quốc 39 (1950) lại biên soạn một cuốn Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Cận Văn Lục, ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe, một lòng trung thực tường thuật khách quan và phụ thêm những sự việc về luân hồi, quỷ thần, nhân quả báo ứng và phương pháp tu thân của chồng Bà. Trong đó còn tán dương Thánh Đức của Bồ Tát, hữu ích cho chúng sinh chắc không ngoài ba cuốn sách kể trên.
Tiên Thất Châu Dương Tuệ Khanh cư sĩ lấy hiếu đức mà cảm động Bồ Tát, ở Kim Lăng hiển tích, soi sáng những kẻ u mê mờ. Cho nên đã lâu muốn tạc tượng Bồ Tát và in kinh sách để báo đáp Phật ân, quyên góp khi còn sống, đã từng in ấn tặng bản nguyện kinh rất nhiều. Nay nhân ngày giỗ ba năm, bèn đem tác phẩm của hai ông đến Hoằng Nhất Đại Sư của Lý Viên Tịnh và Nhiếp Vân Đài lần lượt in thành sách công bố để kỷ niệm được vĩnh viễn lưu tồn.
Cuốn sách “Thánh Đức Đại Quan” là in theo nguyên bản của pháp hội Hương Cảng, Ấn Quang Đại Sư có sửa sai lại và cư sĩ Lư Thế Hầu lấy máu ngón tay vẽ bức Thánh Tượng để tồn trữ chân tích. Hai cuốn Bản Tích Linh Cảm Lục và Linh Cảm Cận Văn Lục, kể lại những thánh tích để luận xưa nay, rất cảm động lòng người đem ích lợi cho đời chẳng ít. Nay đem xếp lại biên soạn làm một, xóa trừ những nơi trùng hợp, sắp xếp lại thứ tự, những dấu chấm phết cho rõ ràng, nhìn là hiểu liền, mà người phát tâm ấn hành trên thị trường đem tái bản được gọn gàng không đến nỗi sai lầm, được đằng nọ mất đằng kia, nên rất tiện lợi cho độc giả.
Các nhà in cũng tái bản rất nhiều loại Địa Tạng Linh Cảm Lục phát hành ra trên thị trường. Đại ý cũng đều dựa theo nội văn nhưng hơi cẩu thả sự thực trước mắt, là in ra đừng để mai một và thất truyền mà cũng là để người đời sau khởi lòng tin, hướng về Bồ Đề khi biên soạn cuốn sách này đều vội vã chưa kịp kiểm soát lại, hoặc chưa kịp viết thư hỏi và tìm hiểu những người biết chuyện, vội vả lựa ba bản để xếp về cuối. Một là đọc bài của Lý Văn Khải cư sĩ về: “Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Linh Cảm Ký”. Một khác là đọc cư sĩ Đỗ Tuệ bản “Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Ký” và một là đọc bài của Tiên Thất “Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát hóa thân”. Chờ mong các vị đại thiện tri thức nhân duyên phát nguyện rộng, sưu tầm những sự tích linh cảm của Bồ Tát, soạn lọc xếp đăng vào sách để tăng thêm trang, để cho kẻ nghe thấy càng mang lòng tin, chí tâm quy y, lễ bái cúng dường. Nương theo kinh tu hành, là báo đáp ân từ bi của Bồ Tát vậy. Há chẳng tốt sao? Đồng thời việc sắp xếp in ấn cũng như để lưu trữ lại vậy.
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 55,
năm Bính Ngọ, ngày 25 tháng 2 (nhằm ngày 25 tháng 2 năm 1966)
Đệ tử Ưu Bà Tắc Thụy Kim Châu Cẩn Thức ở Đài Kiên.
Mời quý bạn đọc Địa Tạng Bồ Tát Bổn Tích Linh Cảm Lục tại file PDF dưới đây.
Xem màn hình rộng