Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phương pháp giúp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất

Thỉnh chuyển pháp luân là phương pháp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất. Giác ngộ thì tai nạn mới chân thật có thể tiêu trừ, bất giác thì liền có tai nạn.

Có rất nhiều đồng tu đều sâu sắc cảm nhận thấy nghiệp chướng của chính mình sâu nặng, tai nạn rất nhiều, không có ai mà không nghĩ đến làm thế nào để tiêu nghiệp chướng, làm thế nào có thể tránh khỏi những tai nạn này. Thế là họ đến cửa Phật, đến miếu thần thắp hương lễ bái, mong cầu Phật, thần minh bảo hộ họ. Họ có chân thật cầu được hay không? Chúng ta phải bình lặng mà quan sát, có mấy người cầu được? Tuy là cầu không được, người đến cầu vẫn là tấp nập không ngớt, thậm chí chính mình rõ ràng biết được cầu không được nhưng vẫn đi mong cầu còn tốt hơn không cầu, ôm tâm lý cầu may. Phật nói cho chúng ta: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Đó là thật, không phải là giả, lời của Phật nói không có vọng ngữ. Có cầu ắt có ứng. Bạn xem, cầu làm Phật là việc khó nhất của thế xuất thế gian mà chúng ta đều có thể cầu đến được, huống chi cầu những thứ khác thì chỉ là chuyện không đáng kể, có đáng gì chứ, có thứ nào mà cầu không được? Chân thật có thể cầu được. Thế nhưng Phật dạy chúng ta phải cầu như lý như pháp thì chúng ta mới có thể có được. Cái mong cầu của bạn phải hợp lý hợp pháp. Nếu như bạn cầu không hợp lý, không hợp pháp thì nhất định bạn không cầu được. Pháp gì vậy? Pháp tắc của nhân quả. Đó là Phật dạy cho chúng ta, bạn phải tu nhân thì sau đó quả báo liền hiện tiền.

“Thỉnh chuyển pháp luân” là phương pháp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất. Làm bất cứ công đức nào để tiêu tai khỏi nạn đều không bằng mời pháp sư giảng kinh, diễn nói Phật pháp, kiết tường bậc nhất, người nghe sanh tâm hoan hỉ, sanh tâm giác ngộ. Giác ngộ thì tai nạn mới chân thật có thể tiêu trừ, bất giác thì liền có tai nạn. Nghiệp chướng tai nạn từ do đâu mà ra? Từ mê hoặc điên đảo mà ra, từ tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm, hành vi sai lầm của chúng ta mà phát sanh ra. Cho nên, bạn phải đem ý niệm chuyển đổi lại. Chánh tri chánh kiến thì nghiệp chướng tai nạn của chúng ta từ vô thỉ kiếp đều có thể hóa giải được. Cho nên, công đức “thỉnh chuyển pháp luân” rất lớn, ý nghĩa rất sâu.

Nếu như một người chúng ta không có đủ sức để thỉnh pháp sư giảng Kinh, thì chúng ta có thể liên kết một số đồng tu, chúng ta tập hợp lực lượng, mọi người cùng nhau thỉnh, công đức đều như nhau, đều thù thắng không gì bằng. Giảng Kinh thuyết pháp ảnh hưởng càng lớn, công đức cũng sẽ càng lớn; ảnh hưởng được càng sâu, công đức cũng càng sâu. Việc này chúng ta không thể không biết.

Ngày nay, ở trong xã hội này của chúng ta, mỗi một khu vực, đô thị, hương trấn trên toàn thế giới có rất nhiều người xem Phật giáo là tôn giáo, đó là một hiểu lầm to lớn. Chúng ta ngày nay cùng đại chúng, đặc biệt là mọi người vừa mới tiếp xúc Phật pháp, trước tiên phải đem quan niệm sai lầm này chỉnh sửa lại, sau đó mới có thể đem Phật pháp giới thiệu cho họ. Họ biết được làm thế nào tiếp nhận, làm thế nào để nghiên cứu, làm thế nào để học tập. Thứ nhất là phải đem ý niệm sai lầm này chỉnh sửa lại. Nếu không chỉnh sửa quan niệm này thì khi bạn vừa mở đầu đã sai rồi. Mở đầu mà sai thì sai đến cùng, việc này chúng ta không thể không biết. Có thể chuyển đổi sai lầm của mọi người, đó là công đức vô biên. Chúng ta nhất định phải suy nghĩ đến sức ảnh hưởng sâu rộng của nó. Ở nơi nào có thể có được sự ảnh hưởng lớn? Đó là đạo tràng trong nhà Phật. Thính chúng càng nhiều thì sức ảnh hưởng càng lớn.

Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
Trích trong: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Ký tập 21

Bài viết cùng chuyên mục

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho điều gì?

Định Tuệ

Niết bàn là gì, ở đâu? Ý nghĩa của Niết bàn trong đạo Phật

Định Tuệ

Người sống ở đời khởi tâm động niệm đều có quỷ thần nhìn thấy

Định Tuệ

Tài, sắc, danh, thực, thùy là gốc năm đường đọa địa ngục

Định Tuệ

66 lời nguyện của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang

Định Tuệ

Tụng tâm chú Lăng Nghiêm mỗi ngày có lợi ích vô cùng

Định Tuệ

Người tu Tịnh nghiệp tụng các kinh Đại thừa được không?

Định Tuệ

Tái sanh, Chứng ngộ, Vãng sanh giống và khác nhau như thế nào?

Định Tuệ

Thời Mạt Pháp này thường đọc tụng Kinh Địa Tạng là tốt nhất

Định Tuệ