Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nam Mô A Di Đà Phật là pháp cao nhất

Pháp cao nhất là gì? Bây giờ chúng ta biết, Kinh Vô Lượng Thọ là pháp cao nhất, Nam Mô A Di Đà Phật là pháp cao nhất.

Trong Tam Thời Hệ Niệm thiền sư Trung Phong khai thị rất hay: tâm ta tức Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm ta. Phật A Di Đà là tâm hiện thức biến, thế giới Cực Lạc cũng là tâm hiện thức biến, nhưng họ là giác mà không mê. Có A lại da nhưng họ có trí tuệ bát nhã trong tự tánh, tuy có A lại da nhưng nó không khởi tác dụng phụ, điều này rất khó được! Trong mười pháp giới A lại da khởi tác dụng phụ, cho nên chúng ta biết duy tâm Tịnh độ, lục đạo cũng là duy tâm, thân và cõi trong mười pháp giới vẫn là duy tâm. Nhất niệm bất nhiễm mới có thể quay về chánh đạo, người tu hành chơn tánh, người tu hành Tịnh độ chơn chánh. Phải thường nhớ trên đề kinh: “Thanh tịnh bình đẳng giác”.

Những gì bây giờ chúng ta yêu cầu là công phu bậc nhất, mỗi ngày phải siêng năng kiểm điểm mình, mình đã thanh tịnh chưa? Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh, trong cuộc sống hằng ngày đã thanh tịnh chăng? Trong công việc đã thanh tịnh chăng? Trong xử sự đối nhân tiếp vật, khởi tâm động niệm đã thanh tịnh chăng? Tâm thanh tịnh là gì? Người sơ học trong tâm chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra không còn điều gì nữa, gọi là thanh tịnh. Thanh tịnh của Tịnh độ, chúng ta không thể không biết. Hiểu rõ đạo lý này, sẽ hiểu lời của đại sư Thiện Đạo nói ở đây: “Người có thể niệm, Phật niệm lại, chuyên tâm nhớ Phật Phật biết người”. Tôi nói những điều này mọi người nghe hiểu, sẽ hiểu được hai câu nói này. Chúng ta khởi tâm niệm Phật ngài biết, chúng ta niệm Phật ngài cảm ứng với chúng ta. Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật. Phật A Di Đà quả thật đang nhớ đến chúng ta, chúng ta không niệm ngài thì ngài không nghĩ đến chúng ta, chúng ta niệm ngài ngài nghĩ đến chúng ta. Ta niệm Phật, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, hành động Phật đều biết. Phải luôn ghi nhớ hai câu nói này, đừng tưởng rằng chúng ta khởi tâm động niệm Phật không biết, như vậy là sai, Phật biết hết.

Ở nơi Phật, năng lực của Phật, thế gian chúng ta vi tính là thứ tiên tiến nhất cũng không thể sánh được với ngài. Tư liệu ngài cất giữ là biến pháp giới hư không giới, không thiếu thứ nào. Bất luận ta biến hóa như thế nào, cũng không vượt ra khỏi phạm vi của ngài, đây là gì? Là phạm vi của tự tánh.

Chúng ta xem tiếp bên dưới: “Lại nói, duy có niệm Phật nhờ hào quang tiếp độ, nên biết nguyện này lớn mạnh nhất”. Đây là đại sư dạy chúng ta, ta niệm Phật hào quang của ngài chiếu đến, Phật quang chiếu đến là Phật quang gia trì. Ta đọc bộ kinh này, Phật A Di Đà quán đảnh cho ta, đây là thật không phải giả, Phật quang quán đảnh cho ta. Mỗi ngày đọc một biến, Phật quang quán đảnh cho ta một lần, nếu mỗi ngày đọc mười biến, Phật quang mỗi ngày quán đảnh cho ta mười lần. Đây là nói với quý vị về Mật tông, bộ kinh này Hiển Mật viên dung. Chúng ta tìm vị thượng sư nào quán đảnh, cũng không bằng Phật A Di Đà làm quán đảnh.

Ý nghĩa của từ quán đảnh này, chư vị cũng phải hiểu rõ. Trong chú giải của kinh này, Hoàng Niệm Lão nói rất rõ ràng minh bạch, không phải mê tín. Quán nghĩa là gì? Quán nghĩa là truyền, nghĩa là truyền pháp, truyền cho quý vị. Đảnh nghĩa là gì? Đảnh là pháp cao nhất trong Phật pháp, pháp thù thắng nhất gọi là đảnh, gọi là quán đảnh. Pháp cao nhất là gì? Bây giờ chúng ta biết, Kinh Vô Lượng Thọ là pháp cao nhất, Nam Mô A Di Đà Phật là pháp cao nhất. Truyền pháp này cho người khác gọi là quán đảnh, không phải giọt trên đầu vài giọt nước gọi là quán đảnh. Quán đảnh như thế, quý vị xem mỗi tối đi tắm, khi mở vòi sen ra, như vậy không gọi là đại quán đảnh ư? Phật pháp không được mê tín, phải hiểu rõ ràng, không hiểu rõ làm những nghi thức này không có ý nghĩa gì. Vì sao vậy? Vì sau khi làm xong vẫn hồ đồ. Thượng sư quán đảnh liền khai trí tuệ, là thật ư? Ngày nào cũng sờ đầu quán đảnh cho quý vị, xem quý vị có khai trí tuệ chăng? Càng sờ càng hồ đồ. Đều hiểu sai, ngộ nhận ý nghĩa trong kinh Phật nói. Nói cho quý vị biết, trong Phật pháp không tìm thấy sự mê tín! Nhưng không ít người ngộ nhận, người thật sự hiểu Phật pháp rất hy hữu. Nhất định phải làm một người sáng suốt, đừng làm người hồ đồ.

“Đại sư Thiện Đạo nói 48 nguyện có năm nguyện chân thật”. Ở trước chúng ta đã học: “Nếu nói chính xác chỉ có nguyện thứ 18”. Chính là quy nạp, bây giờ gọi là quy nạp, quy nạp 48 nguyện thành năm nguyện, năm nguyện tiếp tục quy nạp thành một nguyện, nguyện này tức là 18 nguyện, thập niệm tất sanh. “Trong Sự Tán nói, mỗi mỗi nguyện nói đều dẫn nguyện thứ 18. Chân Giải nói, 48 nguyện tuy rộng, nhưng đều quy về nguyện 18”. Điều này chúng tôi thường nói trong các buổi giảng, hy vọng quý vị đều nhớ.

Thời Tùy Đường, chư vị tổ sư đại đức đem tất cả pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói trong suốt 49 năm quy nạp, quy nạp tất cả pháp thành một bộ Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Tất cả pháp Đức Thế Tôn nói trong suốt 49 năm đều quy về Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm sau cùng quy về Tịnh độ, nghĩa là quy về Vô Lượng Thọ. Cho nên triển khai Kinh Vô Lượng Thọ chính là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, triển khai Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm chính là tất cả kinh điển Đức Phật nói trong suốt 49 năm, quy về Vô Lượng Thọ. Kinh Vô Lượng Thọ quy nạp lại chính là 48 nguyện. Quy nạp 48 nguyện chính là nguyện thứ 18 này, danh hiệu công đức không thể nghĩ bàn. Chúng ta mới biết triển khai câu danh hiệu này chính là 48 nguyện, 48 nguyện tức câu hồng danh sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật”này. Tiếp tục triển khai là tất cả kinh điển, triển khai rộng hơn nữa là tất cả Chư Phật Như Lai trong ba đời mười phương, nói vô lượng vô biến kinh giáo pháp môn, tất cả đều quy về câu Nam Mô A Di Đà Phật.

Các bậc cổ đức thường nói: “Công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn”. Chúng ta nghe rất quen thuộc, nhưng không biết như thế nào gọi là không thể nghĩ bàn, không nghĩ đến. Không biết sáu chữ này thống nhiếp tất cả pháp, nắm bắt sáu chữ này là nắm bắt tất cả pháp. Chúng ta thấy từ xưa đến nay, chuyên niệm sáu chữ này, khoảng năm ba năm đều biết trước giờ chết tự tại vãng sanh, đoan tướng không thể nghĩ bàn. Đó là gì? Đó là biểu diễn cho chúng ta thấy, chứng minh nó là thật không phải giả. Vãng sanh thế giới tây phương Cực Lạc, nghĩa là một đời viên mãn thành Phật. Hãy ghi nhớ câu này, vãng sanh tức là thành Phật, quả thật không thể nghĩ bàn.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 215
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 06.12.2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội – Hongkong
Tâm Hướng Phật/st!

Bài viết cùng chuyên mục

Phương pháp niệm Phật của Đại Sư Ngộ Khai

Định Tuệ

Phong thủy tốt hay xấu là do chính bạn

Định Tuệ

Tu hành là làm những việc mà không ai chịu làm

Định Tuệ

Đại thiên thế giới là gì? Tiểu thiên thế giới là gì?

Định Tuệ

Hãy sống trong thế giới cảm ơn

Định Tuệ

Tan nhà nát cửa đều là vì tự tư tự lợi

Định Tuệ

Sự cầu nguyện là chánh tín hay mê tín?

Định Tuệ

Tuyệt đối không phải là nói một khi đã chết là hết

Định Tuệ

Từ bi nhất định phải có trí huệ

Định Tuệ

Viết Bình Luận