Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Những dấu hiệu bạn đang tạo phước đức mà không hay biết

9 dấu hiệu bạn đang tự tạo phước mà không hề hay biết này vì những gì bạn làm là đều vì sự vô tư, thoải mái, không bận tâm thiệt hơn, chỉ mong giúp ích cho đời nhiều hơn nữa.

I. 9 dấu hiệu bạn đang tạo phước đức

1. Cho đi không cần đền đáp

Có thể chia ra 3 hạng người trong cõi đời này đó là:

Người vừa đủ phước, người không đủ phước một đời, người dư phước có thể mang phước sang thế giới bên kia.

Không phải ai cũng may mắn có thừa cả phước đức đến nỗi dùng đời này không hết và có thể để sang cả đời sau như hạng người thứ 3 kể trên. Đó là một quá trình tu thân và không ngừng làm việc thiện từ tâm, đó là thái độ cho đi không cần đền đáp.

Người có được điều đấy thì họ sẽ không hối tiếc vì đã làm điều tốt, họ chẳng cần quy chuẩn nào, đơn giản giúp người là giúp người chứ không hề toan tính rằng sẽ có ngày được đền đáp lại.

Thế nhưng người đời nay chỉ quan tâm tới vật chất, nhất là người trẻ tuổi cho rằng mình còn nhiều thời gian hơn người khác.

Tuy nhiên, dù bạn là ai trong 3 hạng người đó thì vẫn nên học cách tin rằng ta không đủ phước để đem theo, như vậy mới tìm cách duy trì việc làm điều tốt, lành, tránh bị tổn phước mà còn có thể nhận rộng phước báu.

Nói như thế không có nghĩa người lớn tuổi không có khả năng tạo phước, đúng là họ có giới hạn về sức khỏe nhưng nếu biết dạy con, cháu làm việc thiện thì họ cũng đang làm việc thiện đấy thôi.

Nhiệm vụ cuối cùng của đời người không là gì ngoài đóng góp cống hiến nhiều cho đời chứ không phải tích trữ nhiều tiền bạc để mang theo khi sang thế giới bên kia.

2. Hưởng thụ ít

Sống trong cuộc đời này ai cho rằng mình không thích hưởng thụ là nói dối, thế nhưng vì muốn rèn giũa bản thân, vì không muốn nuông chiều cái thân quá đà rồi mang họa về sau nên chúng ta đành chấp nhận việc hưởng thụ ít lại. Có như vậy mới có thời gian để tập trung lao động hăng say hơn.

Tất nhiên, không thể nói ít hưởng thụ thôi là ta ngay lập tức có thể làm được, đó là một quá trình tinh tấn tu tâm, học hỏi, gia tăng sự hiểu biết thì ta mới có thể làm được.

3. Biết tiết chế điều gì nói, điều gì không

Khi bạn hiểu ra để biết rằng không nói ra những lời cạn tình, biết khi nào cần nói và khi nào cần im lặng chính là dấu hiệu ta đang tự tạo phước đức cho chính mình.

4. Hiểu những thói quen bất thiện của bản thân

Mỗi chúng ta đều có những tật xấu, thiếu sót rất con người đang hiện hữu vì thế không việc gì phải trốn tránh, sợ hãi mà phải nhận diện ra để tìm cách sửa đổi.

Việc hiểu những thói quen bất thiện của bản thân có thể giúp ta nâng lên tầm cao mới thông qua sự thấu hiểu người khác, từ đó bao dung với những lỗi lầm của họ, cho phép họ có cơ hội sửa đổi.

5. Tha thứ những ai không biết xin lỗi

Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình còn là biết tha thứ cho những ai ngang ngược, không biết xin lỗi. Nếu không ta nuôi ý định trả thù, rồi đôi bên trả thù qua lại thì chẳng khi nào cuộc sống mới yên ổn?

Mục tiêu tâm thanh thản, cuộc sống an yên từ từng việc nhỏ mới là điều mà người hiểu biết, có tu dưỡng nên làm. Phước đức đó không phải ai trong cõi người này cũng may mắn có được.

6. Biết ơn từ những điều nhỏ bé

Con người ta thường bị lòng tham điều khiển nên có thứ này rồi ta lại mong có nhiều hơn nữa mà họ quên đi việc đang may mắn sở hữu điều gì. Lời Phật dạy về lòng biết ơn đã chỉ ra rằng, trân trọng thứ mình đang có bạn sẽ có nhiều hơn.

Vì thế, dấu hiệu ta đang tự tạo phước đó là khi ta bắt đầu quý trọng, biết ơn từ những điều nhỏ bé đang hiện hữu quanh mình. Đó là khi ta biết ơn đồ ăn ta có hôm nay, bộ quần áo ta mặc, cho tới việc trân quý và giữ lại những người bạn tốt,…

7. Từ bỏ những ý nghĩ tiêu cực

Những suy nghĩ tiêu cực đang ăn mòn ta mỗi ngày thông qua suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta. Khi ta hiểu rằng việc loại bỏ chúng là điều cần làm thì chẳng còn gì phải sợ hãi nữa.

Nó như là con quỷ trong ta luôn tìm sẵn cơ hội để xuất hiện, việc của ta là đuổi chúng đi và thay thế bằng những suy nghĩ tích cực. Vì cuộc sống này luôn có hai mặt, trong một sự việc không chỉ có mặt xấu xí, nếu ta tìm được lý do để chúng trở nên tươi đẹp hơn thì cuộc sống sẽ rạng rỡ hơn. Khi đó, không phải ai ngoài chính chúng ta đang tạo ra phước lành cho chính mình.

8. Không bận tâm may rủi, chỉ dựa vào năng lực

Nếu cuộc sống chỉ chờ một vận may để đổi đời nghĩa là ta đã trao quyền quyết định cuộc sống của mình cho những tác nhân bên ngoài.

Trong khi đó, những người dựa vào năng lực cho dù không giàu thì cuộc sống của họ hiếm khi lâm vào khó khăn. Vì chẳng chờ vào may mắn nên họ chăm chỉ tích lũy như kiến tha lâu thì đầy tổ. Mọi thứ của họ có được mới bền vững và an toàn hơn rất nhiều sơ với người khác….

9. Sẵn sàng chịu thiệt vì lợi ích chung

Dấu hiệu ta đang tự tạo phước cho mình đó là khi ta chẳng so đo hơn thua với đời mà sẵn sàng hi sinh bản thân một chút vì lợi ích chung….

Những dấu hiệu bạn đang tạo phước đức mà không hay biết

II. Phước đức là yếu tố bí mật luôn âm thầm chi phối chúng ta

Phước đức chính là chiếc thuyền đưa ta đến những bến bờ tốt đẹp: có trí tuệ sáng suốt, suy nghĩ đúng đắn, nhiều cơ may gặp được những điều chân chính, lánh xa được những điều tà kiến…

Theo đạo Phật, sự lựa chọn đúng đắn và sáng suốt không lệ thuộc vào việc chúng ta giàu có, thông minh, giỏi giang, cũng không phải do sự khôn ngoan và tính toán. Chính yếu tố nhân duyên, phước đức mới là yếu tố bí mật luôn âm thầm chi phối vào mỗi quyết định, chọn lựa của con người.

Vì thế, trên cuộc hành trình tìm đến hạnh phúc đích thực, chúng ta hãy thường xuyên cầu nguyện sẽ gặp được một tôn giáo đúng đắn nhất. Hãy biết hoài nghi, suy xét, đánh giá tất cả.

Nhưng điều kiện cần quan trọng hơn nhất là từng giây, từng phút, từng giờ hãy xây dựng cho mình một đời sống đạo đức, tích cực: biết tôn trọng những người đáng kính; thương yêu, vị tha với tất cả chúng sinh; biết khiêm tốn trong từng việc làm lời nói, làm được bất cứ điều gì cũng không kiêu ngạo, khoe khoang, tự hào; biết siêng năng ngồi thiền theo đúng lời Phật dạy…

Khi làm tốt được những điều trên, chúng ta sẽ tích thêm được nhiều phước đức cho bản thân mình. Phước đức chính là chiếc thuyền đưa ta đến những bến bờ tốt đẹp: có trí tuệ sáng suốt, suy nghĩ đúng đắn, nhiều cơ may gặp được những điều chân chính, lánh xa được những điều tà kiến…

Nếu phước đức đã đủ sâu dày, khi chúng ta gặp được một đạo lý đúng, ta sẽ phát hiện được ngay với niềm tin mãnh liệt… Và điều kiện đủ để khẳng định sự đúng đắn của niềm tin mà mình lựa chọn là khi áp dụng đạo lý đó vào cuộc sống, chúng ta càng ngày càng an lạc, càng ngày càng có được hạnh phúc.

III. Muốn bình an phải có phước

Muốn bình an trong cuộc đời này bắt buộc chúng ta phải có phước, có phước thì ta mới có cơ hội gặp được những nhân duyên lành trong cuộc đời, càng khổ thì càng phải làm phước, mà làm phước có khó không?

Không khó chút nào đâu các bạn, đức Phật đã dạy chúng ta có thể bố thí trong 7 cách kia mà, ngoài tài thí ra (bố thí bằng tài sản) thì chúng ta còn có thể bố thí bằng ánh mắt, lời nói, thái độ, hành động … nữa mà.

Ví dụ mỗi sáng đi làm mặt đều cau có vì bị dậy sớm, thì ta nguyện lòng biết ơn hôm nay được dậy sớm đi làm trong khi có bao nhiêu người thất nghiệp hoặc phá sản. Chỉ với cái lòng trân trọng khởi lên thôi mà ngày hôm đó ta đi làm với tâm thái khác liền, kết quả công việc cũng dần thay đổi như vậy là mình có phước chưa?

Thêm nữa nếu lâu nay mình lạnh nhạt ít nói cười, thì hôm nay nguyện với Phật cho con nhìn ai cũng hoan hỷ đi, sáng sớm đến công ty thường vội phóng xe qua không chào bác bảo vệ, thì nay ta đi chậm lại mỉm cười chào bác bảo vệ, chào cô lao công đi.

Hoặc mỗi khi buồn thường dành tiền đi nhậu, đi bar, dùng những chất kích thích, đốt hết phước báo của chính mình thì nay ta dừng lại, học Phật rồi không khờ dại thế nữa. Dành dụm tiền gửi về quê cho bố mẹ, lo cho các em quần áo đi học, phụ gia đình việc này việc kia, có như vậy thì cuộc đời mình mới thay đổi.

Những việc làm này đều mang lại phước báo rất lớn cho chúng ta, bố thí niềm vui, thái độ thân thiện đều là những phương pháp bố thí tối thắng và làm được mỗi ngày dù không tốn một đồng.

IV. Xả tài làm phước, tích phước để tiêu trừ nghiệp quả

Người thế gian không có ai không ưa thích giàu có. Đối với sự giàu có, luôn luôn cảm thấy càng nhiều càng tốt, chưa có lúc nào thỏa mãn. Tiền của tích chứa ở đó, nếu không biết dùng thì đó là tạo nghiệp, đó chính là tội lỗi.

Ngày nay thế giới này còn có biết bao nhiêu chỗ khổ nạn, một số người dân vùng biên giới xa xôi đang đói khát, không có thức ăn, đồ mặc. Chúng ta ở đây thì cứ tích chứa, để người khác đang chịu đói. Bạn nói xem, cái bạn tu là phước hay là ác?

Cổ thánh tiên hiền dạy chúng ta: “Tài vật phải lưu thông mới có thể lợi ích tất cả chúng sanh”, cho nên tiền của tuyệt đối không nên tích chứa, dùng hết rồi thì tốt, không còn nữa là tốt nhất.

Không có thì sao? Thanh tịnh rồi, hết việc rồi, bạn nói xem, điều đó tự tại biết bao! Dùng tiền của là nhân quả, càng xả càng nhiều, càng nhiều càng phải xả.

“Xả – Được”, ý nghĩa của hai chữ này chúng ta nhất định phải hiểu rõ. Hai chữ này có hai tầng ý nghĩa ở trong đó. Thứ nhất là nói Nhân – Quả:

“Xả tiền của” là nhân; “Được tiền của” là quả báo.

Càng xả tiền bố thí lại càng có nhiều. Càng có nhiều lại càng phải xả hướng thiện. Nhưng sau khi được tiền của rồi vẫn phải xả, phải đem cái mà bạn có được cũng xả sạch thì trí tuệ của bạn liền mở ngay.

Cho nên, xả thiện pháp của bạn thì bạn liền được thông minh trí tuệ, xả cái gì được cái nấy. Nhân quả báo ứng không mảy may sai chạy. Chư Phật Bồ Tát vì chúng ta làm đủ dạng thị hiện, thị hiện nhiều nhất, rõ ràng nhất chính là bố thí hướng thiện, chính là xả.

Trong chương hồi hướng thứ sáu của kinh Hoa Nghiêm, “Phẩm Thập Hồi Hướng”, chúng ta xem, không có cái gì là không xả, mọi thứ đều có thể thí xả, xả rất sạch sẽ, đó gọi là Phật, đó gọi là Bồ Tát, đó gọi là người chân thật giác ngộ.

Người mê thì lo được – lo mất, sống rất đáng thương. Cả đời sống trong cái vòng lẩn quẩn “Được – Mất” này, thật đáng thương biết bao!

Phật Bồ Tát, ý nghĩ của “được – mất” không còn nữa, niệm niệm chỉ vì tất cả chúng sanh. Tôi thường nói, bạn giúp đỡ tất cả chúng sanh, vì tất cả chúng sanh phục vụ, nhưng mà tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, bạn vẫn chưa có buông xả, bạn vẫn chưa từ bỏ thì cái mà bạn tu được là phước báo thế gian, không ra khỏi lục đạo luân hồi.

Nếu như bạn đem bốn tướng xả hết, như trong kinh Kim Cang nói, không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng sanh, không tướng thọ giả, phát tâm vì tất cả chúng sanh phục vụ, giúp đỡ tất cả chúng sanh khổ nạn một cách vô điều kiện, thì đây là đại thánh xuất thế gian, người này chính là Phật Bồ Tát.

Bất kể thân phận mà họ thị hiện là nam nữ, xấu đẹp, già trẻ, là thuộc loại ngành nghề nào đều là Bồ Tát hóa thân. Phải biết xả pháp cứu độ chúng sanh hay xả tiền của làm phước, tiền của không nên tích chứa, đừng sợ“ tiền của của tôi xả hết rồi, ngày mai tôi sống thế nào đây?”.

Đời sống ngày mai chắc chắn tốt hơn hôm nay. Bạn không tin thì biết làm sao? Bạn phải biết đạo lý này, phải biết cách làm như thế nào. Có nghĩa có gì tốt bạn cứ xả. Có tiền xả tiền. Không tiền bạn xả pháp khuyên người, xả nụ cười, xã hành động, cái gì có phước ta cứ xả.

HT. Tịnh Không!

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Người tu hành cần có Giới đức

Định Tuệ

Không dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cho vườn rau

Định Tuệ

Cha mẹ và con cái qua cái nhìn nhân duyên

Định Tuệ

Không ăn thịt chúng sanh chính là tiếc phước

Định Tuệ

Ăn chay chẳng những miệng ăn mà tâm cũng phải chay tịnh

Định Tuệ

Hãy tiết kiệm phước, không nên lãng phí phước báo của mình

Định Tuệ

Bát Phong là gì? Làm sao đạt được Bát Phong xuy bất động?

Định Tuệ

5 cái Đừng của cuộc đời, hãy ghi nhớ để sống an vui

Định Tuệ

Tu khẩu đức bằng cách thực hành 8 điều không nói

Định Tuệ

Viết Bình Luận