Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

10 phước báu dành cho người hay chia sẻ Phật pháp

Mỗi ngày chúng ta hãy tập chia sẻ Phật Pháp. Hãy tập chia sẻ đúng chánh Pháp bởi bố thí Pháp là thù thắng nhất, công đức của người truyền trao thật chẳng thể nào nghĩ bàn.

Mỗi ngày chúng ta hãy tập chia sẻ Phật Pháp. Hãy tập chia sẻ đúng chánh Pháp. Vì bố thí Pháp là thù thắng nhất, là cho người chiếc phao, là vạch con đường để hướng chung sinh đến với sự giải thoát, ngộ đạo. Nên công đức của người truyền trao thật chẳng thể nào nghĩ bàn.

1. Phước báu là gì?

Phước báu hay Phúc báo của một người chính là quả báo tốt đẹp đến với người đó có nguyên nhân xuất phát từ một hành vi lương thiện trong quá khứ. Nói cách khác ngày hôm nay một người làm một việc làm tốt, trong tương lai một điều tốt đẹp cũng sẽ tự nhiên đến với người đó.

Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực.

Phúc báo có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báo đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.

Phật pháp dạy rằng, nhân quả, phúc báo chính là cái giữ cho tâm linh trong sáng. Nhân quả được nhắc đến ở đây chỉ kết quả của tất cả những gì kiếp này chúng ta làm có liên hệ mật thiết đến kiếp sau.

Có thể kiếp này hoặc kiếp sau hoặc con cháu chúng ta sẽ gặp phải quả báo. Cho nên chúng ta cần chuẩn bị kỹ cho kiếp lai sinh, trân trọng những gì mình đang có, đồng thời cần phải tạ ra nhiều phúc báo hơn nữa cho kiếp sau.

2. 10 phước báu dành cho người chia sẻ Phật pháp

1. Khả năng về Phật Pháp của người ấy sẽ ngày càng giỏi, xuất sắc và uyên thâm hơn, trí tuệ, tâm linh sẽ ngày càng khai mở, tăng trưởng.

2. Đạo đức, lòng Thánh thiện, tâm từ bi của người ấy càng ngày càng rộng lớn.

3. Nếu tu chưa đắc giải thoát thì sinh ra kiếp nào cũng đều có duyên gặp được Phật Pháp khi còn rất trẻ để tiếp tục tu hành.

4. Đi đâu, làm gì, ở đâu, lúc nào cũng có các Vị Thiện Thần, Chư Thiên theo bảo vệ, giúp đỡ.

5. Đi nơi đâu, sống trong môi trường nào cũng đều gặp người tốt giúp đỡ, thương yêu quý mến, thường gặp được Thiện Tri Thức hướng dẫn.

6. Nếu giáo Pháp Phật chia sẻ mà đúng chính pháp, đúng nhân quả, đúng đạo lý thì người này được cái phúc là khó gặp tà đạo, tà Sư mà luôn gặp chính pháp Phật để tu tập, tiến đạo.

7. Trong vị lai, người ấy sẽ có đủ phúc duyên để trở thành một Vị giảng Sư giỏi, thuyết pháp hay và được nhiều người mến mộ, kính trọng.

8. Tài sản, vật chất, cái ăn, đồ mặc luôn được đầy đủ mà không bị thiếu thốn.

9. Tâm hồn luôn được an lạc, bình yên, hạnh phúc nhẹ nhàng, khuôn mặt từ ái, phúc hậu, điềm nhiên.

10. Vào một kiếp nào đó, chắc chắn sẽ tu đắc đạo, an trụ niết bàn.

Phật pháp tại thế gian – bất ly thế gian giác. Quả vậy, bất cứ ở thời đại nào, Phật pháp cũng đều thích hợp với những hiểu biết, với trí tuệ của thế gian.

3. Phước vô hình nhưng có thể che chở chúng ta qua mọi hoạn nạn

“Phước ” là nhờ làm những việc thiện lành, lợi ích mà bạn mang đến cho mọi người, mọi loài. Phước cũng giống như tiền tiết kiệm, để dành hàng ngày vậy. Khi gặp tai nạn hoặc lâm nguy, bạn luôn có sẵn để dùng.

Phật dạy phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có. Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước.

Nếu bình thường bạn không biết tạo phước (cho người nghèo khổ, giúp người hoạn nạn, phóng sanh cứu vật, cúng dường Tam Bảo, hiếu thảo với cha mẹ…), không biết tiếc phước (tiêu dùng, mua sắm lãng phí, ăn uống vô độ, lãng phí thực phẩm…) thì khi gặp nạn tai, cầu cứu khắp nơi. Chính vì vậy, đừng coi thường việc gieo phước hàng ngày.

Gieo phước như gởi tiết kiệm vào ngân hàng, nếu không dùng lãi sẽ tăng trưởng dần. Còn cứ rút về tiêu xài hoang phí thì sẽ rất mau hết. Vì vậy, bên cạnh việc hưởng phước nên làm phước hằng ngày, hằng giờ để phước tăng trưởng thêm thì cuộc sống của bạn sẽ luôn được an vui, sung túc. Chưa kể lúc nguy khốn, thì nhờ có phước lớn che chở và cũng có để dùng. Vì thế, tạo Phước cũng là cách khôn ngoan để phòng thân vậy!

Lời Phật dạy về ruộng phước

Hiểu một cách đơn giản nhất theo Nhân Quả là bình thường nếu mình sẵn lòng ra tay cứu giúp người gặp nạn, thì khi mình gặp nạn cũng sẽ có người đưa tay ra cứu giúp mình!

Người ta làm việc thiện
Là để giúp chúng sinh
Nhưng một phần trong đó
Cũng là giúp chính mình!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Sự linh ứng nhiệm mầu của Kinh Phổ Môn Phẩm

Định Tuệ

Những lợi ích khi trì tụng chú Đại Bi không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Tin sâu nguyện thiết, trì danh niệm Phật được lợi ích trong ba đời

Định Tuệ

Phải biết rằng cái thế gian này rất khổ

Định Tuệ

Tập khí là gì? Tu hành quá nhiều tập khí làm sao dứt trừ?

Định Tuệ

Biết khổ phải ý thức đến sự giải thoát

Định Tuệ

Vì sao người sau khi chết phải trải qua giai đoạn Thân trung ấm?

Định Tuệ

Bốn loại ma Đức Phật nói trong Kinh Bát Đại Nhân Giác

Định Tuệ

Ăn ngũ vị tân chiêu cảm loài ngạ quỷ

Định Tuệ

Viết Bình Luận