Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Nhìn được thấu, buông bỏ được thì anh có thể khế nhập

Ngài nói sau chữ nhìn được thấu, buông bỏ được thì anh có thể khế nhập. Nhìn thấu ở đây là quán, buông bỏ chỗ này nói là chỉ, tức là chỉ quán.

Khi tôi mới học Phật, năm hai mươi sáu tuổi. Lần đầu tiên tiếp chuyện với người Xuất Gia, chưa bao giờ qua lại với người Xuất Gia, bạn bè giới thiệu, đi gặp Đại Sư Chương Gia, ngày đầu tiên gặp Ngài, tôi xin hỏi Ngài một vấn đề.

Tôi nói: Con học triết học với thầy Phương Đông Mỹ, thầy Phương giới thiệu triết học Kinh Phật cho con, con mới biết Phật Pháp là tri thức lớn, là trí huệ lớn, con cũng vô cùng ngưỡng mộ.

Xin hỏi Đại Sư, có phương pháp nào thật đơn giản, thật ngắn gọn để cho con có thể nhanh chóng khế nhập?

Chúng tôi hy vọng có thể vào được cảnh giới Đại Thừa. Tôi nêu ra vấn đề này, Đại Sư Chương Gia nhìn tôi, tôi cũng nhìn Đại Sư, đợi Ngài trả lời.

Không ngờ hơn nửa tiếng đồng hồ trôi qua, toàn thân tâm của chúng tôi đều lắng xuống, ở trong hoàn cảnh tĩnh lặng, tạp niệm buông bỏ, Ngài mới nói một chữ, nói có, chữ có này, tôi vừa nghe có, lập tức tinh thần phấn chấn, chú tâm lắng nghe.

Đây là gì?

Là chúng ta không ổn định, Ngài không nói nữa, tôi lại đợi, đợi lần thứ hai thời gian ngắn hơn một tý, khoảng năm, sáu phút, bảo tôi phải nhìn thấu, buông bỏ, Ngài nói sau chữ nhìn được thấu, buông bỏ được thì anh có thể khế nhập.

Nhìn thấu ở đây là quán, buông bỏ chỗ này nói là chỉ, tức là chỉ quán. Nếu như Ngài dùng danh từ Phật Học chỉ quán nói với tôi, thì tôi không hiểu được, tôi không hiểu cái gì gọi là chỉ, cái gì gọi là quán.

Quý Vị xem, Đại Sư khéo dùng phương tiện thiện xảo, dùng danh từ nhìn được thấu, buông bỏ được, tôi nghe dường như hiểu, lại dường như không hiểu.

Khi tôi ra về, Đại Sư Chương Gia tiễn tôi đến cửa, vỗ vai tôi bảo tôi rằng, hôm nay tôi dạy anh sáu chữ, anh phải cố gắng thực hành trong sáu năm, câu nói này ấn tượng và sâu sắc, tôi thật sự làm theo.

Trước đây chấp trước tất cả pháp, may mà tôi không chấp trước cái khác, tôi rất chấp trước vào sách vở này, bởi vì rất ít gặp được.

Ngoài sinh hoạt hàng ngày cần phải dùng, đúng là tiết kiệm đến chỗ tự nhiên, giữ lại một ít tiền mua sách, đối với sách vở tôi rất quí trọng, rất trân quý.

Sách của tôi chưa bao giờ cho người khác mượn đọc, vì sao vậy? Bởi khi người khác đọc làm dơ sách của tôi, chấp trước như vậy đó.

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Cuộc đời là vô thường nên chúng ta phải tùy duyên

Định Tuệ

100 người vãng sanh, có đến 90 người thuộc thành phần Hiền

Định Tuệ

Muốn có vận mệnh tốt, hãy sửa lại cách nói chuyện của mình

Định Tuệ

Hãy tiết kiệm phước, không nên lãng phí phước báo của mình

Định Tuệ

Phát tâm ăn chay vì cảm thông với loài vật

Định Tuệ

Đời người suy cho cùng có 7 cái phải học

Định Tuệ

Những dấu hiệu bạn đang tạo phước đức mà không hay biết

Định Tuệ

Hạnh nhẫn nhịn: Loại nội lực thâm sâu từ sự tu hành

Định Tuệ

Làm người phải biết tiếc phước, đừng nên hoang phí

Định Tuệ

Viết Bình Luận