Tâm Hướng Phật
Luận Tạng

Nguồn thiền như huyễn – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Sách Nguồn thiền như huyễn của cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng, sách được gõ lại theo đúng bản gốc của cụ và không thay đổi bất kỳ chi tiết nào dù nhỏ nhất.

Vài nét về Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng (1920 -2000)

Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng sinh năm 1920 tạI Hà Đông, Bắc Việt.
Năm 1953, hành nghề Luật Sư.
Năm 1954, đất nước chia đôi, di cư vào Nam.
Nguyên Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon, Cựu Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng năm 1965, thời Nguyễn Khánh.
Sáng lập viên nhóm Quan Điểm, Saigon.
Năm 1975, miền Nam Việt Nam mất, di cư sang Hoa Kỳ.
Trước năm 1975, viết sách về Chính Trị, Triết Học và Văn Chương.
Sau năm 1975, chuyên đọc Kinh Đại Thừa, tịnh tu, viết sách Phật và giảng dạy Phật Pháp tại chùa Trúc Lâm Yên Tử, Santa Ana và chùa Liên Hoa, Garden Grove, bang California.

Những Tác Phẩm của ông viết về Phật Học sau năm 1975 tại Hoa Kỳ, đã phản ảnh đầy đủ một ngã rẽ đổi thay quan trọng trong tư tưởng của ông.

Đời người là Vô Thường, ông đã bình thản ra đi ngày 07 tháng 05 năm 2000, nhằm ngày 04 tháng 04 năm Canh Thìn tại Orange County, California, Hoa Kỳ.

Tinh thành trong Lịch Sử chuyển mình của Quốc Gia, cư sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng, ngoài “Một nhà văn luôn luôn thiết tha với đất nước. Một nhà tư tưởng luôn luôn thiết tha với đại thể. Một hồn thơ luôn luôn thiết tha với cái “MỸ” và cái “HẢO”, ông còn là “Một Thiền gia luôn luôn thiết tha với thế nhân.” Cư sĩ quả là bậc tiền bối hữu công sang chói, ông đã “khước từ những quyền uy, những hạnh phúc, những danh vọng, những phú quý, những sang giầu” để tựu thành đạo nghiệp cao quý cho hàng hậu tấn ngưỡng vọng.

Trích đoạn Lời Tựa

Ta có thể hình dung Đạo Phật như một con chim Phượng Hoàng mà đôi cánh của nó là Đại Trí và Đại Bi. Đại Trí như thanh kiếm báu chặt đứt mọi chướng ngại ngăn che của bức màn mê vọng, phá vỡ mọi giới hạn phân ly của thế giới sai biệt đối đãi để mở ra con đường đi vào chỗ Tuyệt Cùng của Tâm thức. Chỗ Tuyệt Cùng ấy như ta có thể thấy ra được đôi phần từ kinh điển và từ trong kinh nghiệm Giác Ngộ của các bậc tu chứng, chẳng phải là chốn cùng đường mà là cả một chân trời Ánh Sáng vô tận của Tâm.

Mặc cho bao nhiêu thành hoại không cùng của kiếp sống, những đảo điên liên hồi của tâm niệm, chân trời Ánh Sáng Vô Hạn ấy vẫn như chưa từng một giây phút chết đi sống lại – nghĩa là hằng có đó NHƯ tự bao giờ.

Nhưng chính vì thế mà ta lại không thể lấy cái óc suy lường vọng động mà nghĩ tưởng, không thể lấy cái ngôn ngữ giới hạn để tát cạn ý nghĩa, không thể lấy những khái niệm của không gian vật lý và thời gian lịch sử để mong kiến giải được nó. Phật học gọi đó là cảnh giới Bất Khả Tư Nghì. Kinh điển gọi tên nó ra như là Chân Tâm, Diệu Tâm, Minh Tâm, Bồ Đề Tâm, Giác Tánh, Phật Tánh, Pháp Giới Tánh, Không Tánh, Như Lai Tạng Tánh, Chân Như, Bát Nhã… thì cũng chỉ là phương tiện giả lập tối yếu để mở mắt nhìn cho ta thấy.

Các bậc Tổ Sư sử dụng cách này, cách khác, dựng lập nên pháp môn nọ, pháp môn kia thì cũng chỉ là phương tiện giả lập tối cần để nhằm lay động và chuyển đổi cái tâm trí mê ngủ mộng mị của chúng ta trong huyễn cảnh trùng trùng này.

Cho nên, đường đi thì có Giáo có Tông, có Hiển có Mật, có Đốn có Tiệm trải ra trên những bình diện và kích thước tâm trí khác nhau, nhằm tương ứng với những sai biệt của thế giới sai biệt mà chỗ tới thì vẫn là không khác, vẫn là cái chân trời Ánh Sáng Vô Hạn của Tâm, cái cảnh giới sở chứng Bất Khả Tư Nghì Vô Sai biệt của Chư Phật và các bậc Giác Ngộ.

Cho nên, con đường thành tựu Đại Trí là con đường đi từ sai biệt đến Vô Sai Biệt, từ cái Nhiều đến cái Một, từ cái phức tạp đa thù đến cái Đơn Nhứt Tuyệt Đối. Nhưng vì, cái Một Vô Sai Biệt, cái Đơn Nhất Tuyệt Đói là cái Nguồn Sanh Không Tịch Vô Hạn tự có đầy đủ ở Tâm cho nên nếu lấy ặp mắt mê vọng để tìm kiếm thì dù có vạn dặm rong ruổi chẳng bao giờ bắt gặp, ngược lại, nếu con mắt Trí Huệ mà mở ra được thì chẳng cần rong ruổi vạn dặm cũng thấy ra như nó sờ sờ ở trước mặt.

Cũng cho nên, gọi Đường Đi thật ra là không nhầm, phải gọi đó là Đường Về mới hợp nghĩa. Khi một Thiền sư đánh lên một dấu hỏi: “Vạn Pháp quy nhứt, Nhứt quy hà xứ?” thì chính đó cũng là lời kêu gọi chúng ta quay trở về quán chiếu vào cái Tâm tự có đầy đủ nguồn Ánh Sáng Không Tịch Vô Hạn này chứ chẳng phải để chúng ta lên đường tìm kiếm ở một nơi chốn mịt mùng xa xôi nào khác.

Mời quý bạn đọc sách Nguồn thiền như huyễn – Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng tại file PDF dưới đây. (File với dung lượng khá lớn nên các bạn hãy tải về để đọc, nguồn sách: Pháp Âm Sư Khang)/Tâm Hướng Phật/St!

Nguồn thiền như huyễn – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Bài viết cùng chuyên mục

Phật Học Phổ Thông quyển 9 – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 1 PDF – Thích Phước Thái

Định Tuệ

Mật tông và kinh đại thừa – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Định Tuệ

100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 2 PDF – Thích Phước Thái

Định Tuệ

Kinh Phật cho người mới bắt đầu – Thích Nhật Từ soạn dịch PDF

Định Tuệ

Con Đường Giải Thoát Khổ – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách PDF

Định Tuệ

Lăng Nghiêm Ảnh Hiện – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Định Tuệ

Patimokkhuddesa – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách PDF

Định Tuệ

Cẩm Nang Cư Sĩ – Tác giả Tâm Diệu – Sách PDF

Định Tuệ

Viết Bình Luận