Tâm Hướng Phật
Luận Tạng

Phật Học Phổ Thông quyển 2 – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Dưới đây là nội dung sách Phật Học Phổ Thông quyển 2, tác giả Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, khóa thứ hai Thiên Thừa Phật giáo.

Trích đoạn:

Khóa II: THIÊN THỪA PHẬT GIÁO
Bài thứ 1: BỔN PHẬN CỦA PHẬT TỬ TẠI GIA
A. MỞ ÐỀ

1. Người đời ai cũng có bổn phận:

Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.

Danh càng lớn, thì phận càng nhiều; phận càng nhiều thì bổn phận càng nặng. Hễ có thêm một cái danh là có thêm bổn phận. Càng nhiều danh lại càng nhiều bổn phận… Người có bổn phận của người; nhưng khi người + làm quan, tất nhiên ngoài bổn phận người, có thêm bổn phận làm quan, (bổn phận người + bổn phận quan). Và nếu người làm quan ấy lại làm quan đầu tỉnh, (người + quan + đầu tỉnh) thì tất nhiên ngoài hai bổn phận trên, còn thêm bổn phận cai trị cả tỉnh nữa (bổn phận người + bổn phận quan + bổn phận cai trị cả tỉnh). Nếu muốn có nhiều danh, mà lại muốn trút bớt bổn phận, thì là gian lận, lừa bịp. Và khi ấy, cái danh ấy chỉ là hư danh. Và khi danh đã hư, thì mọi việc đều hư cả. Cho nên người xưa đức Khổng Tử nêu lên thuyết “Chính danh” để chỉnh đốn xã hội là vì thế.

2. Người Phật tử tại gia lại có nhiều bổn phận hơn ai cả:

Dựa vào lý luận trên mà suy diễn, chúng ta thấy bổn phận của người Phật tử tại gia thật là nặng nề. Cái danh của chúng ta gồm có đến năm chữ: Người + Phật tử + tại gia. Như thế, tất nhiên chúng ta có những bổn phận của người + bổn phận của Phật tử + bổn phận tại gia. Ðó là chưa kể người Phật tử tại gia ấy còn có những cái danh khác như: Công chức, giáo sư, tỉnh trưởng v.v…

Nhưng để cho vấn đề này khỏi đi vào chi tiết quá; dưới đây chúng ta chỉ nói đến bổn phận người Phật tử tại gia mà thôi. Nhưng nếu muốn vấn đề được đặt một cách sáng sủa, giản dị, và sát đề hơn nữa, chúng tôi đề nghị nên bỏ bớt chữ người nữa.

Nghĩa là chúng ta sẽ không nói đến bổn phận của người ở đây; bổn phận ấy mọi người, vì đã là người đều biết cả rồi (trong mọi sách luân lý, công dân đều có nói đến).

Như thế dưới đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến “bổn phận của Phật tử tại gia” mà thôi.

Mời quý bạn đọc sách Phật Học Phổ Thông quyển 2 – HT Thích Thiện Hoa tại file PDF dưới đây. Đọc và tải trọn bộ sách Phật Học Phổ Thông tại: Phật Học Phổ Thông trọn bộ – HT Thích Thiện Hoa

Bài viết cùng chuyên mục

Phật Học Phổ Thông quyển 7 – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

Phật Học Phổ Thông quyển 4 – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

Hợp tuyển lời Phật dạy từ Kinh Tạng Pali PDF – Bhikkhu Bodhi

Định Tuệ

Học Phật Vấn Đáp – Hòa Thượng Tịnh Không PDF

Định Tuệ

Ma chướng trên đường tu: Ma tâm và ma sự của người tu PDF

Định Tuệ

Địa Ngục Biến Tướng Đồ – Bức tranh nhân quả – Sách PDF

Định Tuệ

Tín nguyện chuyên trì danh hiệu Phật – Hòa Thượng Tịnh Không

Định Tuệ

Ngã – Vô Ngã Vấn Đáp – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách PDF

Định Tuệ

Mười Điều Biện Ma – Thích Nhật Quang dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Viết Bình Luận