Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

10 cách giúp làm chủ lời nói và khống chế cảm xúc của bản thân

Dưới đây là 10 cách để giúp chúng ta làm chủ lời nói và khống chế cảm xúc của bản thân.

Người tức giận và phẫn nộ trong nháy mắt chỉ số IQ trở về bằng 0, qua một phút sau mới khôi phục trở lại trạng thái bình thường.

Chìa khóa thanh nhã của một người nằm tại sự khống chế cảm xúc của bản thân, dùng miệng lưỡi làm tổn hại người khác là một loại hành vi ngu xuẩn nhất.

Thông thường chúng ta không tự do tự tại là bởi những cảm xúc không lành mạnh trong nội tâm mình. Một người có khả năng khống chế được những cảm xúc không tốt của bản thân còn mạnh mẽ hơn so với một người có khả năng nắm giữ một tòa thành.

“Thủy thâm tắc lưu hoãn – ngữ trì tắc nhân quý” (nước dưới sâu thì dòng chảy chậm – người tôn quý ăn nói từ tốn).

Con người sinh ra, cần hai năm để học nói nhưng cần mười năm để học im lặng. Có thể thấy: “Nói là một loại năng lực – im lặng là một loại trí huệ”.

Và điều quan trọng nhất, đó chính là “LỜI NÓI” có thể dẫn đến những “NHÂN QUẢ” vô cùng đáng tiếc, khiến chúng sanh cứ mãi trôi lăn trong “LUÂN HỒI ĐAU KHỔ” này. Dưới đây là 10 cách để giúp chúng ta làm chủ lời nói và khống chế cảm xúc của bản thân:

1. Việc gấp, nói từ từ

Gặp phải việc gấp, nếu như có thể trầm lắng bình tâm mà suy xét, sau đó từ từ nói rõ sự tình không hấp tấp vội vàng, lưu lại cho người nghe một chút ổn định, chín chắn, khiến họ không có ấn tượng bị xung động, và người khác càng thêm tin tưởng vào chúng ta.

2. Việc nhỏ, nói ẩn ý

Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở thiện ý, dùng câu nói đùa hài hước để nói, người nghe sẽ không còn cảm giác cứng nhắc, họ không những sẽ vui vẻ tiếp nhận lời nhắc nhở mà còn tăng thêm thiện cảm với chúng ta.

3. Việc chưa nắm bắt, nói một cách cẩn thận

Đối với những việc bản thân chưa có nắm rõ hiểu thấu sự tình, nếu như vì bạn không nói có thể người khác cảm giác bạn giả dối, ngụy tạo, nếu vậy bạn có thể lựa lời diễn đạt một cách cẩn thận, thế thì sẽ khiến người ta cảm nhận được bạn là một người thực sự có thể tín nhiệm tin tưởng được.

4. Việc chưa xảy ra không nên nói bừa

Người ta ghét nhất là “nhân vô sự sinh phi” (người biến việc không có gì trở thành thị phi), nếu như từ trước tới giờ bạn không tùy tiện suy luận, phỏng đoán hay ăn nói hàm hồ những việc không xảy ra, sẽ khiến người ta cảm nhận được bạn là một người thành thực, có tu dưỡng, là người làm việc cẩn thận không tùy tiện, có ý thức trách nhiệm.

5. Việc không làm được, đừng nói ẩu

Tục ngữ nói: “Một hữu kim cương toản, biệt lãm từ khí hoạt”. Có nghĩa là: “Không có cái khoan kim cương thì đừng ôm đồm nghề đồ gốm”.

Việc mà mình làm không tới thì không dễ dãi nhận lời, sẽ khiến người nghe cảm nhận được bạn là một người “ngôn tất tín, hành tất quả” nghĩa là lời nói của bạn đáng tin, hễ bạn hàng động thì ắt hẳn sẽ có kết quả.

6. Việc tổn hại người khác, không thể nói

Không xem thường những lời nói làm phương hại người khác, và không nói những lời nói làm tổn hại người, đặc biệt với những người thân cận ở trên thế gian. Điều này sẽ khiến họ cảm nhận được bạn là một người thiện lương, giúp cho việc thêm gắn bó và gia tăng tình cảm.

7. Việc đau lòng, thương tâm, không cần gặp ai cũng nói

Người khi đau buồn đều có mong muốn thổ lộ hết mọi điều với người khác, nhưng nếu cứ nhìn thấy người liền nói, sẽ dễ chuyển áp lực tâm lý quá lớn sang người nghe khiến họ tạo thành hoài nghi và xa lánh đối với bạn. Đồng thời, bạn sẽ còn để lại trong họ ấn tượng rằng không biết nghĩ cho người khác, muốn trút bỏ đau khổ của bạn lên người khác.

8. Việc của người khác, nói cẩn trọng

Người với người trên thế gian đều cần phải có một cự ly (khoảng cách) an toàn, việc của người khác không tùy tiện truyền bá và bình luận, sẽ để lại cho những người giao lưu cảm giác an toàn.

9. Việc của bản thân

Việc của bản thân, nghe người khác nói ra sao? Sự tình của mình cần lắng nghe cách nhìn của người ngoài cuộc:

– Một là có thể để lại cho người ấn tượng khiêm tốn.

– Hai là để người cảm nhận được bạn là một người thấu tình thấu lý.

10. Việc của con trẻ, nói như người dẫn đường

Đặc biệt là con trẻ trong tuổi thanh thiếu niên, vô cùng trái nghịch khó bảo, hãy chọn dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định mà mở đường, khi có thể khiến con trẻ vừa có cảm tình đối với bạn, nguyện ý cùng bạn trở thành người bạn, lại vừa có khả năng khởi tác dụng thuyết phục.

NAM MÔ A- DI- ĐÀ PHẬT_()_

Hi vọng ngày càng nhiều người thông đạt được những đạo lí này, tin hiểu và thực hành, tránh xa những điều tội lỗi tăng thêm nhiều việc thiện lành!

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Định Tuệ

Tu tập hay buôn bán?

Định Tuệ

Làm người phải biết tiếc phước, đừng nên hoang phí

Định Tuệ

Kẻ hại mình chính là lòng tham vô đáy

Định Tuệ

Đừng vì cái sai của người mà đánh mất đi cái thiện của mình

Định Tuệ

Chấp niệm là gì? Hãy buông bỏ chấp niệm để được thanh thản tự do

Định Tuệ

Làm thế nào để tâm được thanh tịnh?

Định Tuệ

Nghĩ mình còn trẻ, thọ mạng còn lâu dài, nghĩ vậy là sai rồi

Định Tuệ

Thế Giới Cực Lạc không có các sự khổ, chỉ hưởng niềm vui

Định Tuệ

Viết Bình Luận