Tâm Hướng Phật
Sống An Vui

Làm thế nào để Thân Khẩu Ý đều được yên, được lặng?

Chỉ ở yên thôi là chúng ta đã đang sống trong 10 nghiệp lành! Nói thì nghe dễ vậy, nhưng làm thế nào để cho Thân, khẩu, Ý đều được yên, được lặng?

1. Tam nghiệp là gì?

Nghiệp là hành động tạo tác của thân, miệng, ý của chúng sanh; là con đường đi từ Nhân tới Quả. Nếu kiếp trước mình làm điều lành thì tạo được nghiệp lành (thiện nghiệp), còn gọi là tạo phước nghiệp.

Nghiệp lành này nó hình thành nên đời sống nhiều may mắn, được an vui, hạnh phúc cho kiếp hiện tại và ngược lại nếu kiếp trước mình làm điều xấu ác thì tạo nghiệp dữ, gọi là ác nghiệp hay bất thiện nghiệp. Nghiệp dữ này nó hình thành nên đời sống nhiều thất bại, hoạn nạn, bất hạnh cho kiếp hiện tại.

Tam nghiệp là hành động tạo tác của thân, miệng, ý của chúng sanh. Chúng ta cùng nhau luận bàn về Tam nghiệp để tích lũy thêm kiến thức Phật học, kinh nghiệm tu tập các bạn nhé.

Thân nghiệp: Là hành động tạo tác của Thân như: đánh đập người, dắt dìu người già qua đường, phá hủy môi trường sống…

Khẩu nghiệp: Là hành động tạo tác của Miệng như: khuyên dạy mọi người làm điều tốt, mắng nhiếc người, vu oan người khác…

Ý nghiệp: Là hành động tạo tác của Ý tưởng như: suy nghĩ làm điều thiện, toan tín làm điều ác…

Từ nghiệp nhân, tức hành động tạo tác của ba nghiệp, đến nghiệp báo, tức quả báo phải trả khi gây tạo nghiệp nhân đều gọi chúng là nghiệp. Trong tam nghiệp trên, ý nghiệp là hệ trọng hơn hết, bởi vì việc làm của thân hay lời nói phát khởi từ miệng đều do ý tưởng suy tính, quyết định cả.

Do vậy, việc ác hoặc thiện chưa bộc phát ra nơi thân và miệng, nhưng nó đã móng khởi ở ý tưởng rồi. Thế nên, người nào có ý ác là đã phạm tội rồi mặc dù nó chưa bộc phát ra hành động.

Đọc thêm: Tam nghiệp thân khẩu ý là gì? Làm thế nào để tịnh hóa nghiệp?

2. Làm thế nào để thân khẩu ý đều yên, đều lặng?

Thân yên: vì thân không sát sanh, trộm cắp, tà hạnh.

Khẩu yên: là vì khẩu không nói dối, không nói lời hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, rỗng không, vô ích.

Ý yên: là ý không tham, không sân, không tà kiến.

Hoá ra chỉ ở yên thôi là chúng ta đã đang sống trong 10 nghiệp lành!

Nói thì nghe dễ vậy, nhưng làm thế nào để cho Thân , khẩu , Ý đều được yên, được lặng?

Ngày này sang ngày khác, cái Thân chúng ta luôn luôn cử động; cái tay cái chân luôn nhúc nhích, di động, chuyển động, đi đứng nằm ngồi, lại còn trăm công nghìn việc. Vậy thì khi bắt nó ngồi yên thì nó phản ứng, nó “làm nũng” đủ kiểu!

Cái Khẩu cũng tương tợ vậy. Nó quen nói lung tung, lang tang. Nó quen bàn những chuyện vô ích. Nó quen nói xấu người này, chê người kia. Nó quen say sưa nói chuyện trên trời dưới đất. Nó quen kể chuyện “tào lao”. Nó quen cười ha ha, cười hi hi, cười tếu táo để nhạo người này, chọc người nọ. Nó quen tranh cãi, hiếu thắng. Nó quen thốt ra lời cộc cằn, thô lỗ. Nó quen mách lẻo, đấu láo, “buôn dưa lê”, “đâm bị thóc, thọc bị gạo”… Có nghĩa là rất nhiều người trong chúng ta, cái khẩu nó thiếu sự yên lặng cần thiết.

Cái thân, cái khẩu đã vậy nhưng cái ý thì lại còn trầm trọng hơn, nhiều chuyện hơn, đa sự hơn. Nó lầm thầm đêm, lầm thầm ngày. Nó nghĩ tưởng lung tung. Nó là con vượn chuyền cành, nhảy nhót chí choé bắt hoa bẻ trái triền cao, lũng thấp. Nó là con ngựa bất kham phóng vọt dặm bụi mịt mù, không kể dặm đường xa ngái, đầu non cuối biển!

Nó nghĩ đến những niềm vui, những thích khoái qua mắt tai mũi lưỡi thân. Nó vọng tưởng non này, núi kia.. Nó như Tôn Hành Giả, “cân đẩu vân” một cái…. thì ở đâu cũng tới; địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh hay a-tu-la chỉ trong nháy mắt!

Nguồn: Thích Tánh Tuệ!

Bài viết cùng chuyên mục

Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và lo toan là vô minh tham ái cố chấp

Định Tuệ

Sinh không mang đến, chết không mang theo, sao mãi nặng lòng?

Định Tuệ

Cuộc đời là vô thường nên chúng ta phải tùy duyên

Định Tuệ

Tâm lượng rộng bao nhiêu thì hạnh phúc bấy nhiêu

Định Tuệ

Người Phật tử phải biết tu ba nghiệp thân khẩu ý cho thiện

Định Tuệ

Trong họa có phước trong phước có họa là như thế nào?

Định Tuệ

Cuối cùng vẫn chỉ một mình và đi một mình mà thôi

Định Tuệ

Muốn thành công trước hết phải biết ơn cha mẹ

Định Tuệ

Dạy con làm phước từ thời niên thiếu

Định Tuệ

Viết Bình Luận