Chúng ta ngày nay rốt cuộc là muốn tin khoa học hay là tin vào giáo huấn của Phật Đà? Chúng ta phải tự quyết định.
Ỷ ngữ là nói lời ngon ngọt, khuyên dạy chúng sanh đi làm nghiệp bất thiện. Giống như hiện nay, truyền hình, điện ảnh, kịch tuồng, khiêu vũ, âm nhạc, thậm chí là mỹ thuật đều là thuộc về loại này, rất có thể làm cho đại chúng hân hoan nhưng nội dung là bất thiện.
Ngày nay, những danh từ đẹp đẽ là nghệ thuật này, nhiệm vụ đích thực của nó là giáo dục xã hội, dạy những điều gì vậy? Dạy người ta sát, đạo, dâm, vọng, dạy người ta tham sân si mạn, cho nên Phật đem nó liệt vào loại cấm. Loại nghệ thuật này mà phát triển thêm thì xã hội này có nguy không? Đến ngày nào trên thế giới, thánh hiền của mỗi một dân tộc quốc gia xa lìa thế giới này, nhân thế này sẽ rất khổ.
Giáo huấn của thánh hiền là con mắt của trời người, như ánh đèn trong đêm tối, giáo dục thánh hiền không còn nữa thì nhân gian này là một biển khổ. Tuổi thọ dài có nghĩa là gì vậy? Là thời gian thọ khổ kéo dài. Chúng ta thử nghĩ thật kỹ, đạo lý có phải vậy không?
Trong mười nghiệp ác thì miệng có bốn loại lỗi, thân có ba loại, tâm có ba loại. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói: “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, đem khẩu nghiệp đặt lên hàng đầu, đạo lý là ở chỗ này. Ngạn ngữ Trung Quốc thường nói: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Ý nghiệp có ba điều. Thứ nhất là “tham dục”, đây là ba đường ác. Trong Phật pháp, tham sân si (tà kiến là si) gọi là tam độc phiền não. Thế gian tất cả mọi ác nghiệp đều là từ đây sinh ra, cho nên đây là đại họa nghiêm trọng căn bản.
Ngày nay, người phương tây đề xướng tham dục, đây là nguồn động lực tiến hóa của xã hội, con người không có tâm tham thì xã hội sẽ không tiến bộ. Họ cổ vũ tham dục, khuyên dạy tham dục, khiến bạn tham dục niệm niệm tăng trưởng. Ở trong kinh Phật nói cho chúng ta biết, chúng ta tin nơi Phật hay tin vào những nhà khoa học này? Phật nói cho chúng ta biết: “Tâm tham biến thành ngạ quỷ, sân hận là địa ngục, ngu si là súc sanh”, đây là nghiệp nhân của ba đường ác.
Ngày nay lại đề xướng tham sân si, muốn tiêu diệt giới định huệ, đây là thế giới gì vậy? Chúng ta ngày nay rốt cuộc là muốn tin khoa học hay là tin vào giáo huấn của Phật Đà? Chúng ta phải tự quyết định. Đây là trí tuệ đích thực, phước đức chân thật, quyết định này chính là hai loại quả báo khác nhau trong tương lai của chúng ta. Nếu như tùy thuận tham sân si thì chắc chắn đọa ba đường. Tùy thuận theo lời giáo huấn của Phật Đà, nếu như thật sự tin vào pháp môn Tịnh Độ, như lý như pháp tu học, thì bạn chắc chắn sinh Tịnh Độ.
Vài năm nay, chúng ta ở Singapore nhìn thấy tướng lành của đồng tu niệm Phật vãng sanh. Gần đây, đồng tu từ Trung Quốc đến ngày càng nhiều. Họ đem đến cho chúng ta những câu chuyện niệm Phật vãng sanh ở Đại Lục, đều là chuyện hiện tại, tướng lành hy hữu. Trong tôn giáo thông thường nói là “kiến chứng”, trong nhà Phật gọi là “tác chứng chuyển”, những người này làm chứng minh cho chúng ta, việc này là sự thật, không phải giả.
Năm ngoái ở đây, bác sĩ Lâm, hội trưởng của “Quan Âm cứu khổ hội” trước khi ông vãng sanh một ngày, tôi đi thăm ông và tặng ông tượng Phật, xâu chuỗi. Ngày thứ hai đi, có một số đồng tu ở trước mặt ông giúp ông trợ niệm, ông nói với mọi người, trước mắt ông toàn là ánh sáng vàng, ánh sáng vàng ngày càng lớn, đến cuối cùng ông nói: “Tôi không nhìn thấy các bạn nữa”. Đều là chính mắt mọi người nhìn thấy tướng lành thù thắng hiếm có.
Ngày đó ông vãng sanh, có mặt cư sĩ Lý Mộc Nguyên. Phật đến tiếp dẫn là phóng quang trước, tiếp xúc Phật quang tội chướng liền tiêu diệt hết, vậy là đi với Phật rồi. Bác sĩ Lâm bị bệnh, nhưng có rất nhiều người không bị bệnh, tự tại vãng sanh, đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, chúng ta thấy rồi có tin hay không? Chúng ta có hy vọng mình cũng có năng lực vãng sanh Tịnh Độ này hay không?
Thế xuất thế gian, sự và lý đều là vô lượng vô biên không có cùng tận. Sự thì phức tạp, lý thì thâm mật. Ai có thể thấy tột nguồn của pháp? Người học Phật chúng ta biết, chỉ có Phật thấy được tột nguồn của pháp. Điều này hoàn toàn không phải đề cao Phật giáo, coi thường tôn giáo khác. Nếu bạn có ý nghĩ này là bạn sai rồi! Ai thấy được tột nguồn của pháp thì người này được xưng là “Phật”.
Nhà khoa học thấy được tột nguồn của pháp, vậy người này cũng là Phật. Giống như cây cổ thụ vậy, từ gốc rễ cho đến cành lá hoàn toàn thấu suốt không hề chướng ngại. Trí tuệ của bạn chỉ có thể biết một ngọn cây, một cành cây, một thân cây thì không được, trí tuệ của bạn không viên mãn, kiến giải của bạn không phổ biến, cách nghĩ cách làm của bạn vẫn cứ có sai lầm.
Cho nên, ở trong kinh Phật nói, Bồ-tát đẳng giác còn có một phẩm sanh tướng vô minh chưa phá, đức năng trí tuệ của các Ngài là chưa đến cứu cánh viên mãn. Phật pháp là pháp bình đẳng, bình đẳng với pháp giới, bình đẳng với tất cả chúng sanh, vậy mới là đích thực được phép tán thán, đáng được tôn kính. Chúng ta học Phật, ở những chỗ này cần phải nên biện biệt rõ ràng.
Trích trong:
PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: năm 2001
Tập 16
Tâm Hướng Phật/St!