Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nghe Kinh Địa Tạng có thể thành tựu được Ngũ phần Pháp Thân

Quý vị nghe Kinh Địa Tạng lại cũng có thể thành tựu được ngũ phần Pháp Thân. Đó là giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến.

Trước kia, lúc còn phiền não chướng, quý vị coi phiền não như là báu vật vậy, không hề có ý muốn vứt bỏ thế mà bây giờ quý vị cảm thấy không bị mất mát, như vậy tức là quý vị đã bắt đầu không còn phiền não nữa rồi.

Ngoài ra, nghe được ba chữ trong Kinh Địa Tạng, quý vị có thể thành tựu được tam trí, đạo chủng trí, nhất thiết trí và nhất thiết chủng trí và cũng có thể chứng được tam đức, pháp thân đức, bát nhã đức và giải thoát đức.

Lại nữa, nếu quý vị được nghe chừng năm chữ của Kinh Địa Tạng thì có thể phá được năm chỗ trụ phiền não ngũ trụ phiền não của mình. Năm chỗ trụ phiền não là gì? Đó là:

1. Chỗ trụ phiền não do cái thấy sanh yêu thích kiến ái trụ phiền não. Do kiến cái thấy mà nảy sanh lòng yêu thích ái tâm, thấy cái gì thì sanh tâm yêu thích và chấp trước vào cái đó.

2. Chỗ trụ phiền não do dục vọng sanh yêu thích dục ái trụ phiền não. Hễ có dục vọng là có phiền não, do vậy có yêu thích là có phiền não. Nếu không có yêu thì cũng không có ghét, và như thế thì sẽ không có phiền não. Đó là vô ái, vô tằng, vô phiền não.

3. Chỗ trụ phiền não do sắc trần sanh yêu thích sắc ái trụ phiền não. Sắc ái trụ là đối với sắc trần còn sanh tâm chấp trước.

4. Chỗ trụ phiền não do vô sắc trần sanh yêu thích vô sắc ái trụ phiền não. Sanh đến Cõi Trời Vô Sắc Giới Thiên thì vẫn còn một thứ phiền não vô sắc ái trụ phiền não.

5. Chỗ trụ phiền não do vô minh vô minh trụ phiền não.

Nếu được nghe Kinh Địa Tạng thì có thể phá năm chỗ trụ phiền não ngũ trụ phiền não, ra khỏi năm ngả luân hồi. Luân hồi vốn có sáu ngả, nhưng vì loài A Tu La ở tản mác trong các ngả đường kia cho nên nói là năm ngả luân hồi Ngũ Đạo.

Lại có thể vun trồng ngũ căn, rồi từ ngũ căn mà sinh trưởng ngũ lực. Ngũ căn tức là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn, tín, tấn, niệm, định, huệ. Ngũ lực là gồm có tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực và huệ lực. Quý vị nghe Kinh Địa Tạng lại cũng có thể thành tựu được ngũ phần Pháp Thân.

Ngũ phần Pháp Thân là gì?

Đó là giới, định, huệ, giải thoát và giải thoát tri kiến. Một khi ngay cả tri kiến cũng giải thoát được rồi thì có thể đắc ngũ phần Pháp Thân này. Hoặc một bài kệ hay một câu. Nếu nghe và thâm nhập được các đạo lý của một bài kệ thì có thể nhất môn siêu xuất, bước vào con đường trang nghiêm, kỳ diệu.

Nếu lãnh hội được đạo lý của một câu Kinh, thì quý vị có thể nhất tánh viên minh, tánh hải tròn sáng viên dung. Những đạo lý này ý nghĩa rất dông dài, có rất nhiều điều cần phải giải thích, cho nên tôi chỉ nêu ra những danh từ để quý vị nghe cho biết thôi, khi nào có cơ hội thì tôi sẽ giảng cặn kẽ hơn.

Thì hiện tại được sự an vui thù thắng vi diệu, và trăm ngàn vạn đời về vị lai thường được đoan chánh, sanh vào nhà tôn quý. Ngay trong đời hiện tại, quý vị sẽ được hưởng sự yên vui, sung sướng lạ thường.

Chẳng những như thế mà ngay cả về sau, trong suốt cả trăm ngàn vạn đời, quý vị sẽ luôn luôn có được tướng mạo đoan chánh, trang nghiêm. Có rất nhiều người tướng mạo không được đoan chánh. Không đoan chánh tức là những trường hợp có đầu như đầu khỉ, mặt như mặt ngựa, mắt như mắt chuột.

Người Trung Hoa có câu nói:

Đầu thỏ, mắt rắn, tai chuột, má ưng
Thố đầu, xà nhãn, thử nhĩ, ưng tai.

Có nghĩa là người mà đầu có hình thù giống như đầu thỏ, mắt như mắt rắn, tai giống tai chuột, má giống má của chim ưng, những người như thế là có tướng mạo không đoan chánh. Con người mà có nhiều tướng Súc Sanh tập trung lại, biến thành một cái tướng mạo, thì đó là không tốt, không đoan chánh.

Như thế, nhờ được nghe tới Kinh Địa Tạng mà đời sau tướng mạo của quý vị sẽ được đoan chánh, và được sanh trưởng trong những gia đình nếu không là quan quyền chức tước thì cũng là phú hộ giàu có.

Ở đây nói tới quan quyền, phú hộ thì đó chẳng phải là một thứ chủ nghĩa phong kiến sao? Không hẳn như thế. Những người giàu sang phú quý đề cập ở đây là những người có đức hạnh, nhờ có đức hạnh mới được giàu sang.

Những người không có đức hạnh thì bị bần cùng hạ tiện, và đó là do họ đã từng chê bai, hủy báng Tam Bảo. Còn những người có đức hạnh thì được sanh vào nhà tôn quý.

Giảng giải: Hòa Thượng Tuyên Hóa!

Bài viết cùng chuyên mục

Ngũ giới là gì? Lợi ích giữ 5 giới với bản thân, gia đình và xã hội

Định Tuệ

Đối đáp giữa Lục Tổ Huệ Năng và Huyền Giác Thiền Sư

Định Tuệ

Đời người ở thế gian chỉ ngắn ngủi có mấy mươi năm, nháy mắt là không còn nữa

Định Tuệ

Ấn tống, lưu thông kinh điển là phước báo đệ nhất thế gian

Định Tuệ

Làm sao để khắc phục tâm dâm dục, tâm sợ hãi, và tâm hoài nghi?

Định Tuệ

Ý nghĩa ngày Đức Phật thành đạo

Định Tuệ

Chân chánh sám hối nghĩa là không làm lại việc ấy nữa

Định Tuệ

Người niệm Phật nhiều nhưng rất ít người được vãng sanh

Định Tuệ

Tại sao phải hồi hướng công đức sau khi tụng Kinh, niệm Phật?

Định Tuệ

Viết Bình Luận