Tâm Hướng Phật
Giảng Giải Kinh

Kinh Lăng Nghiêm giảng giải trọn bộ – Hòa Thượng Tuyên Hóa pdf

Dưới đây là nội dung Kinh Lăng Nghiêm giảng giải trọn bộ 10 quyển bởi Hòa Thượng Tuyên Hóa, TT Thích Nhuận Châu việt dịch.

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM TRỌN BỘ 10 QUYỂN (KINH LĂNG NGHIÊM)

Sa-môn Bát-thích Mật-đế người Trung Thiên Trúc dịch vào đời Đường.
Sa-môn Di-già Thích-ca, người nước Ô Trành dịch ngữ.
Sa-môn Hoài Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.
Đệ tử Phòng Dung, thọ Bồ-tát giới, hiệu Thanh Hà, chức Tiền Chánh Nghị
Đại Phu đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự bút thọ (nhuận bút)

Tuyên Hóa Thượng Nhân,
Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.
Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm Đại Tòng Lâm dịch

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

TÁM QUY LUẬT CỦA VIỆN PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN
  1. Dịch giả phải thoát mình ra khỏi động cơ tự truy cầu danh lợi.
  2. Dịch giả phải tu thân dưỡng tánh, dứt bỏ thói cao ngạo.
  3. Dịch giả phải tự chế, không được tự khen ngợi nhưng lại chê bai kẻ khác.
  4. Dịch giả không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp kẻ khác bằng cách tìm lỗi lầm nơi tác phẩm của họ.
  5. Dịch giả phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
  6. Dịch giả phải dùng trạch pháp nhãn để phán xét đâu là chân lý.
  7. Dịch giả phải cung kính cầu thỉnh Cao tăng, Đại đức ở mười phương chứng minh cho bản dịch.
  8. Dịch giả phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa nhà Phật bằng cách in Kinh, Luật, Luận một khi phần phiên dịch của mình được chứng minh là đúng.
Hai chữ Lăng Nghiêm có ý nghĩa gì?

Hai chữ Lăng nghiêm, tiếng Phạn là Suramgama, nói đủ là “Thủ Lăng Nghiêm”, Trung Hoa dịch là “Đại Định Kiên cố”. Nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sanh và chư Phật. Vì thể của nó rộng lớn không có giới hạn ngằn mé, bao la trùm khắp cả pháp giới, nên gọi là “Đại”.

Tâm thể này xưa nay vốn là thanh tịnh, không có tán loạn, thường hằng vắng lặng, không lay động dời đổi, nên gọi là “Định”. Vì tính chất của nó không dời đổi, thấu xưa suốt nay, thường hằng bất động, ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, hằng hữu bất hoại, nên gọi là “Kiên cố”. Đại khái, đó là nghĩa của ba chữ “Thủ Lăng Nghiêm”, tức là “Đại Định Kiên Cố”.

Đức Phật Thích Ca trong suốt bốn mươi chín năm hoằng pháp tế độ chúng sinh. Ngài thuyết trên ba trăm hội và nói trên mười hai bộ đại tạng kinh, nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm được Phật thuyết giảng vào thời kỳ Phương Đẳng (phương là phương tiện rộng khắp và đẳng là bình đẳng) và lúc đó Đức Phật vừa được 62 tuổi.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa và là tâm ẩn bí mật đại tổng trì môn của chư Phật Như Lai, bao gồm toàn bộ hệ thống giáo lý nhân quả, mê ngộ, chơn vọng, thánh phàm của tất cả đại tạng. Kinh soi chiếu rõ ràng giúp chúng sinh thấy sự sai khác của chánh tà trong quá trình tu chứng và tình trạng điên đảo của luân hồi cũng như thấu triệt cả nguồn nhất tâm, bao gồm cả vạn pháp một cách rộng lớn và đầy đủ.

Mục lục
  1. Kinh Lăng Nghiêm quyển 1 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
  2. Kinh Lăng Nghiêm quyển 2 – Hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng
  3. Kinh Lăng Nghiêm quyển 3 – Hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng
  4. Kinh Lăng Nghiêm quyển 4 – Hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng
  5. Kinh Lăng Nghiêm quyển 5 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
  6. Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
  7. Kinh Lăng Nghiêm quyển 7 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
  8. Kinh Lăng Nghiêm quyển 8 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
  9. Kinh Lăng Nghiêm quyển 9 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
  10. Kinh Lăng Nghiêm quyển 10 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Mời quý bạn đọc trọn bộ Kinh Lăng Nghiêm giảng giải trọn bộ 10 quyển – Hòa Thượng Tuyên Hóa tại file PDF dưới đây.

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Lăng Nghiêm quyển 8 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Bát Nhã Tâm Kinh giảng giải PDF – Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Định Tuệ

Chú Lăng Nghiêm giảng giải PDF – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Định Tuệ

Lược giảng giáo nghĩa Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện PDF

Định Tuệ

Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh giảng ký – HT Tịnh Không PDF

Định Tuệ

Kinh A Di Đà Sớ Sao PDF – Liên Trì Đại Sư soạn

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 9 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Kinh Kim Cang Giảng Giải – HT Thích Thanh Từ PDF

Định Tuệ

Chú Lăng Nghiêm giảng giải tập 1 – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Định Tuệ

Viết Bình Luận