Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người học Phật phải kết thiện duyên rộng rãi với tất cả chúng sanh

Người học Phật phải kết thiện duyên rộng rãi với tất cả chúng sanh. Trong Phật giáo gọi là kết pháp duyên, rộng kết pháp duyên.

Bây giờ chúng ta ở trong luân hồi lục đạo vẫn chưa tỉnh, khi nào tỉnh thì lục đạo không còn, vậy khi nào mới tỉnh? A la hán là tỉnh, luân hồi lục đạo không còn.

Thật ra lục đạo là mộng trong mộng, sau khi tỉnh mộng trong mộng, họ vẫn còn một giấc mộng chưa tỉnh, mộng đó chính là Tứ thánh pháp giới.

Khi tỉnh mộng của Tứ thánh pháp giới, thập pháp giới không còn, họ liền trở về nhất chân pháp giới. Đó mới thật sự gọi là tỉnh mộng, trú trong cõi thật báo trang nghiêm. Khi tỉnh lại, liền thấy cõi thật báo trang nghiêm, đây mới là quê nhà của mình. Cõi thật báo trang nghiêm nghĩa là thành Phật, nhưng chưa đoạn tận tập khí.

Họ khởi tác dụng không khác gì Chư Phật Như Lai trong cõi thường tịch quang. Chúng sanh có cảm, họ liền có ứng. Trong kinh điển thường nói: Phật không độ người không có nhân duyên, vì sao vậy? Vì không có duyên, họ sẽ không tin, quý vị cũng hết cách đối với họ, không sanh khởi được tín tâm. Bởi thế cần phải có duyên, duyên có thiện duyên có ác duyên, đều không sao. Bất luận là thiện duyên hay ác duyên, tất cả đều có duyên với ta, chỉ cần có duyên họ sẽ đón nhận, thích giao tiếp với ta.

Bởi vậy người học Phật phải kết thiện duyên rộng rãi với tất cả chúng sanh. Trong Phật giáo gọi là kết pháp duyên, rộng kết pháp duyên. Cũng có thể có người nghe như vậy liền sinh nghi ngờ, rộng kết pháp duyên, pháp duyên nhiều quá tương lai thành Phật không phải rất phiền ư? Biết bao nhiêu người đến tìm không mệt sao? Đó không phải là tự chuốc phiền sao? Nên biết rằng, khi đến cảnh giới thành Phật, không giống nhau. Phổ độ tất cả chúng sanh, không cảm thấy có ý niệm mệt mỏi, vì sao vậy? Vì làm mà không làm, không làm mà làm.

Phàm phu chúng ta làm nhiều việc cảm thấy mệt là sao? Vì chúng ta khởi tâm động niệm. Quý vị cảm thấy hôm nay mình làm quá nhiều việc rất mệt, như vậy sẽ mệt thật, là từ tâm tưởng sanh. Nếu như quên ý niệm này sẽ không cảm thấy mệt. Một ngày làm rất nhiều công việc, nhưng giống như không làm vậy, ta không để nó trong tâm, để trong lòng mới phiền phức.

Trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, tôi thường khuyên chư vị, trình độ và căn tánh của chúng ta, muốn thành tựu trong đời này, chỉ có một phương pháp là niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, tuyệt đối không có phương pháp thứ hai. Thật sự muốn vãng sanh Tịnh độ, phải tu như thế nào? Đầu tiên là phải để Phật A Di Đà trong tâm. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, trong tâm mình chỉ có Phật A Di Đà, ngoài Phật A Di Đà ra thì không còn gì cả, như vậy là đúng. Tâm chúng ta là tâm Phật, tâm của Phật A Di Đà, lời nói của mình là lời nói của Phật A Di Đà, hành vi của mình là hành vi của Phật A Di Đà. Chúng ta tâm đồng tâm, nguyện đồng nguyện, hạnh đồng hạnh làm gì có chuyện không vãng sanh! Chắc chắn được vãng sanh.

Căn tánh thấp kém cũng không sao, đến thế giới Cực Lạc liền được thông minh. Đến thế giới Cực Lạc, ai giảng kinh thuyết pháp cho quý vị? Là Phật A Di Đà. Chúng ta đến thế giới Cực Lạc để làm gì? Để cầu học. Một phương hướng, một mục đích là thân cận Phật A Di Đà. Một phương hướng là thế giới Cực Lạc. Phải buông bỏ tất cả những thứ tạp nham thuộc thế giới này, đừng để trong tâm, để trong tâm chính là chướng ngại. Làm được như vậy, đời này nhất định được vãng sanh, vạn người tu vạn người đi.

Nhưng đối với tất cả chúng sanh ở đây, phải giống như Phật A Di Đà vậy. Dùng tâm thanh tịnh đối đãi họ, dùng tâm bình đẳng đối đã họ, dùng từ bi chân thành đối với họ. Hiện nay chúng sanh tâm hành bất thiện, cần tha thứ cho họ, đừng trách họ.

Dương Tự Trừng nói trong Liễu Phàm Tứ Huấn, đó là nói xã hội đương thời. Người ở địa vị cao, không giáo hóa tốt chúng sanh, chúng sanh không hiểu về luân lý, đạo đức, nhân quả, tạo ra rất nhiều tội nghiệp, cần phải tha thứ cho họ. Phải biết bản tánh họ vốn thiện, trong Kinh Hoa Nghiêm nói họ vốn là Phật. Vì thế phải tôn trọng họ, phải giúp đỡ họ, tuyệt đối đừng trách cứ họ.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Tịnh Độ Đại Kinh Diễn Nghĩa – Tập 156 – HT. Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Người giác ngộ và người mê hoặc khác nhau ở điểm nào?

Định Tuệ

Tin sâu nguyện thiết, trì danh niệm Phật được lợi ích trong ba đời

Định Tuệ

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh mà không phải ai cũng hiểu

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Nhất Tự Chuyển Luân Vương Thần Chú

Định Tuệ

Hãy nỗ lực tu hành rồi hồi hướng công đức cho Oan gia trái chủ

Định Tuệ

Thiền là gì? Là khi tâm lặng, tinh thần tươi sáng, trí tuệ phát huy

Định Tuệ

Ý nghĩa của Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương

Định Tuệ

Đối đáp giữa Lục Tổ Huệ Năng và Huyền Giác Thiền Sư

Định Tuệ

Người tu pháp môn niệm Phật, khi lâm chung có được vãng sanh?

Định Tuệ

Viết Bình Luận