Làm thế nào chúng ta nhận ra Bồ Tát Quán Thế Âm? Chúng ta phải biết rõ tông chỉ của Ngài; đó là tông chỉ từ bi, hỷ xả. Chúng ta phải học theo lòng từ bi của Ngài đến với những chúng sanh chưa có duyên lành.
“Từ quán, bi quán, hỷ xả quán (dùng lòng từ bi, hỷ xả mà quán xem chúng sanh)”. “Làm thế nào chúng ta nhận ra Bồ Tát Quán Thế Âm? Chúng ta phải biết rõ tông chỉ của Ngài; đó là tông chỉ từ bi, hỷ xả. Chúng ta phải học theo lòng từ bi của Ngài đến với những chúng sanh chưa có duyên lành.
Từ nghĩa là ban vui, tức là chia sẻ niềm vui của mình với chúng sanh, chứ không ích kỷ. Bi nghĩa là cứu khổ. Chúng ta phải cứu những ai đang gặp khó khăn khổ nạn. Hỷ nghĩa là vui vẻ và không cảm giác nóng giận dẫu người khác tức giận mình. Xả nghĩa là đem đồ vật quý giá nhất của mình để ban cho chúng sanh.
Nếu sự tu hành dựa vào bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả đó thì chúng ta mới là người Phật tử chân thật, bằng ngược lại thì chưa đủ tư cách để làm người Phật tử.
Chớ nên ích kỷ, mong cầu tự lợi, nói láo, hay tham lam những gì không phải của mình. Nếu vì muốn trúng số ở sòng bạc mà làm việc lành hay tạo công đức, thì chúng ta đã chạy ra ngoài tìm cầu, và Bồ Tát Quán Thế Âm không thể gia hộ cho mình được.
Chúng ta phải y theo sáu tông chỉ chính luôn được đề xướng ở Vạn Phật Thành: Không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói láo. Nếu chân thật dùng sáu tông chỉ chính làm dụng và lấy bốn tâm vô lượng làm thể để dụng và thể hỗ trợ lẫn nhau, thì chúng ta sẽ nhận ra đạo Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm như thế nào.
Chúng ta niệm “Nam mô Bồ Tát Quán Thế Âm”, nhưng không biết rõ nghĩa lý ra sao. Đối với những ai biết tiếng Tàu thì hiểu chút ít, còn đối với người Tây phương không biết tiếng Tàu thì cũng giống như tụng thần chú.
Ví dụ, mọi người tụng câu: “Án ma ni bát di hồng”, nhưng không biết nghĩa lý ra sao. Quán có nghĩa là quán sát; Âm nghĩa là âm thanh; Thế nghĩa là thế gian. Đó là những gì mà Ngài thường làm vì không còn điều gì để làm hơn nữa. Ngài không quán sát bên ngoài mà lại quán sát trong tâm niệm của chúng sanh để xem chúng sanh nào không còn những vọng tưởng. Một khi tâm vắng lặng thì có thể khai ngộ.
Có câu: “Mười phương đồng tụ hội để cùng học đạo vô vi”. Tất cả thiện nam tín nữ đồng đến tu học pháp vô vi. Pháp môn niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm chính là pháp môn vô vi dừng vọng tưởng. Đây là pháp vô vi, nhưng cũng là pháp “vô bất vi”.”
Nguồn: Từ Hư Không Đến Trở Về Hư Không, phần Những Bài Pháp Tiêu Biểu, Thầy Thích Hằng Đạt biên soạn, trang 752-754
Hòa Thượng Tuyên Hóa khai thị!
Tâm Hướng Phật/St!