Pháp môn Tịnh Độ từ đầu đến cuối nương vào sức của Phật A Di Đà, Phật dùng tâm đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực, bảo chứng mỗi chúng sanh niệm Phật đang sanh thì có thể sanh, vãng sanh tất nhiên thành Phật.
Giáo nghĩa cơ bản của Phật giáo lấy sự giải thoát luân hồi làm điểm xuất phát, lấy việc thành Phật làm mục tiêu cuối cùng, có hai giáo pháp lớn là đạo giải thoát và đạo Bồ-tát.
Đạo giải thoát là pháp môn Tiểu thừa, y cứ vào tứ thánh đế, thập nhị duyên khởi để làm cốt tủy, tuân thủ các giới như ngũ giới…, tu thập thiện, tứ vô lượng tâm, đều lấy thiền quán ba cõi, đều là khổ, không, vô thường, không an ổn, đoạn trừ tất cả chấp trước đối với ba cõi, thoát ly luân hồi trong ba cõi, chứng ngộ tứ quả A-la-hán vô lậu.
Đạo Bồ-tát là pháp môn Đại thừa, lấy việc thành Phật độ chúng sanh làm mục đích, có thể đại khái phân ra làm hai loại: Một là pháp môn Tự lực nan hành của Thánh đạo, lấy lục độ và tứ nhiếp pháp làm chủ yếu, trải qua thời gian ba đại A-tăng-kỳ kiếp, tích lũy phước đức trí tuệ làm lợi ích chúng sanh, mà chứng đắc Vô thượng Phật quả. Hai là pháp môn Tha lực dị hành của Tịnh Độ, lấy việc chuyên nhất xưng danh hiệu Phật A DI ĐÀ, vãng sanh về Tịnh Độ DI ĐÀ, thì một đời này giải thoát luân hồi, sau khi thành Phật ở Tịnh Độ thì đảo giá từ hàng độ khắp chúng sanh.
Đạo giải thoát và đạo Bồ-tát đều lấy việc giải thoát làm mục đích, khác nhau ở chỗ, đạo giải thoát là cá nhân giải thoát, đạo Bồ-tát là hướng dẫn chúng sanh cùng nhau giải thoát.
Đạo giải thoát phải phát tâm xuất ly, đạo Bồ-tát phải phát tâm bồ-đề. Tâm xuất ly là nền tảng của tâm bồ-đề, tâm bồ-đề là nền tảng của hạnh Bồ-tát, tâm xuất ly, tâm bồ-đề và hạnh Bồ-tát là nền tảng thành Phật.
Mỗi phân đoạn đều tiến dần lên. Vì thế, bất luận chúng xuất gia hay chúng tại gia, nếu không phát tâm xuất ly không nghĩ đến giải thoát, thì không gọi là tu hành, không phải là người học Phật chân chánh.
Đạo Bồ-tát nằm ở chỗ thành Phật, phương pháp thành Phật như trước đã nói có hai loại: Một là pháp ba đại A-tăng-kỳ-kiếp thành Phật, tức là pháp môn Tự lực nan hành của Thánh đạo. Hai là pháp một đời thành Phật, tức là pháp môn Tha lực dị hành của Tịnh Độ.
1. Pháp tu ba đại A-tăng-kỳ kiếp thành Phật (Pháp môn Tự lực nan hành của Thánh Đạo)
Trong kinh nói: Chúng sanh từ mới phát tâm học Phật đến cuối cùng thành Phật, phải leo lên Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, tổng cộng là 52 giai vị Bồ-tát. Trong quá trình này, cần phải trải qua nhiều pháp tu, khó hành có thể hành, khó bỏ có thể bỏ, khó nhẫn có thể nhẫn, tổng thời gian tích lũy tính lâu đến ba đại A-tăng-kỳ kiếp.
Kiếp có ba loại: Tiểu kiếp, trung kiếp, đại kiếp. Một tiểu kiếp là 1679 vạn 8 nghìn năm; 20 tiểu kiếp là 1 trung kiếp, tức là 3 ức 3596 vạn năm; 4 trung kiếp là 1 đại kiếp, tức là 13 ức 4384 vạn năm (một tỉ ba trăm bốn ba triệu tám trăm bốn mươi nghìn). Một A-tăng-kỳ-kiếp là 1 nghìn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn vạn triệu năm.
- A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất, tu 40 giai vị (Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng).
- A-tăng-kỳ kiếp thứ 2, tu 7 giai vị (từ Sơ địa đến Thất địa).
- A-tăng-kỳ kiếp thứ 3, tu 5 giai vị ( từ Bát địa đến Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác).
Nên biết rằng, 52 giai vị Bồ-tát này, thì người tu hành chỉ có tiến tới chứ không thoái lui làm tiền đề, nếu trong thời gian dài đằng đẵng này nghiệp chướng sẽ hiện tiền, cũng sẽ chiêu cảm gặp cảnh giới ma, hoặc giữa đường thoái lui vào thành A-la-hán, hoặc rơi vào Thất địa chìm đắm trong lí không.
Vì thế, Bồ-tát LONG THỌ xót thương nói: “Người đạt đến giai vị A-duy-việt-trí thực hành các pháp khó hành, lâu xa mới có thể đắc, hoặc rơi vào giai vị Thanh văn, Bích-chi-phật, nếu như thế thì tai họa suy hao lớn. Người tu theo Đại thừa, Phật nói thế này: Phát nguyện cầu Phật đạo, chú trọng nêu ra tam thiên đại thiên thế giới”.
Nói theo đoạn kiến hoặc thì kinh Đại niết-bàn nói: “Tu-đà-hoàn (Sơ quả) thì đoạn được phiền não (kiến hoặc), chiều dài và chiều rộng cũng bằng 40 dặm nước (Tu-đà-hoàn đoạn kiến hoặc, như ngăn được dòng nước 40 dặm). Đoạn trừ kiến hoặc khó mà còn như thế thì huống gì đoạn tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh hoặc?
Kinh Tứ thập nhị chương nói: “Người hành đạo ví như một người chiếu đấu với muôn người”.
Đại sư HOẰNG NHẤT Tổ sư Luật tông là người trì giới tinh nghiêm, nhưng sau khi xem giới Tì-kheo vẫn tự nhận thức bản thân làm không được. Ngài nói: “Nói theo bản thân thì đối với giới Bồ-tát là hữu danh vô thực, giới Sa-di và giới Tì-kheo nhất định chưa làm được; nói đến năm giới cũng không dám nói làm được hoàn toàn, chỉ có thể gọi là xuất gia phần nhiều là ưu-bà-tắc mà thôi, đây là lời chân thật” (HOẰNG NHẤT đại sư giảng diễn lục).
Liên tông tổ thứ chín Đại sư NGẪU ÍCH ba lần đọc Luật tạng, cũng do giới Tì-kheo mà ngài rút lại chỉ giữ tam quy y.
Giới là nền tảng tu hành của Phật pháp Đại thừa và Tiểu thừa, nền tảng giới luật này mà bậc Tổ sư còn than thở không kham nổi thì huống gì người bình thường, lại huống gì là hàng độn căn. Giới đã không thể giữ được thì định và huệ càng khỏi bàn.
Nói theo Thiền tông thì lão Hoà thượng HƯ VÂN là vị đại biểu cho Thiền tông thời cận đại. Mùa xuân năm 1947, cư sĩ CHU KÍNH TRỤ (1889-1985) hỏi: “Kính thưa lão Hòa thượng, người tu hành có tâm xét cho cùng được bao nhiêu người? Ngài than thở nói: “Hiện tại ngay cả tìm người giữ cửa còn không có huống gì việc khác”.
Thiền tông tuy vẫn có tư tưởng ngôn luận ở trong giai tầng tri thức, nhưng phù hợp với tiêu chuẩn Thiền sư chân chánh khai ngộ, có thể hướng dẫn người khác khai ngộ, có thể nói rằng không có một ai.
Theo tính toán, không nhiều giảng đường ở đại lục TRUNG QUỐC, có số tăng ni tu hành thời gian dài không được 500 người, trong đó người chân chánh tham thiền rất ít. Có thể nói, tuy Thiền tông danh nghĩa vẫn còn nhưng trên thực tế đã không còn nữa, chỉ còn lại Thiền tự, nghi thức tu Thiền tu và văn hóa thiền tông.
Đại sư LIÊN TRÌ nói: Phàm đại triệt đại ngộ thì cần phải có phước tam triều thiên tử, bảy đời Trạng nguyên mới được. Nhiều kiếp sanh tử, ngày nay muốn xoay chuyển việc đâu dễ dàng như vậy? ‘Tam triều thất đại’ cũng gần như vậy.
Tự mình tỉnh giác:
- Nếu lấy lời nói việc làm của hai nghiệp thân và khẩu làm tiêu chuẩn thì thiên hạ vẫn có người hoàn hảo;
- Nếu lấy suy nghĩ trong ý nghiệp làm tiêu chuẩn thì thiên hạ không có người hoàn hảo.
- Nếu lấy cái thấy của người làm tiêu chuẩn thì trên thế gian vẫn có người hiền;
- Nếu lấy điều không thấy của người làm tiêu chuẩn thì trên thế gian đều là người tội lỗi.
- Trăm điều thiện hiếu đứng đầu, nói về tâm chứ không nói về sự, nói về sự thì thiên hạ không có người con hiếu;
- Vạn điều ác dâm đứng đầu, nói hành vi mà không nói tâm, nói tâm thì vạn đời không có người hoàn hảo.
Văn Công đức không chân thật trong Vãng sanh luận chú của Đại sư ĐÀM LOAN (Thánh giáo tập trang 239): Các điều thiện của hàng phàm phu người và trời, quả bảo của trời và người, hoặc nhân hoặc quả, đều là điên đảo, đều là hư giả, thế nên gọi là công đức không chân thật.
Long thơ Tịnh độ văn quyển một, văn ‘Duy tâm tự tánh, rộng lớn mà không trọng yếu’: Duy tâm Tịnh độ, tự tánh DI ĐÀ thật là rộng lớn mà không trọng yếu, cao siêu mà không cần thiết, những kẻ tu hành chưa chứng, người lầm lạc rất nhiều. Không bằng đứng trên mặt đất thật, trì tụng tu hành, thì ai ai cũng chắc chắn sanh Tịnh Độ, lối tắt thoát luân hồi. Như vậy, so với lời nói hư vọng không thật kia thì xa nhau như trời với đất.
Tuy Phật giáo là chân lý vũ trụ nhân sinh, nhưng trong sự truyền bá có tính hạn cuộc. Giáo lý ấy quá sâu xa kín đáo, tu chứng khó đạt đến Đại thừa, giáo dục Phật học thiếu tính phổ cập, cho nên tuy có thể nhiếp hóa hàng thượng trí, nhưng khó có thể phổ biến trong nhân gian.
Nếu căn cứ theo những pháp môn Tự lực nan hành của Thánh đạo, thì như người xưa đã nói ‘người tu đạo nhiều như lông trâu, người đắc đạo ít như sừng lân’.
Như thế, trong Phật giáo nhiều pháp môn như vậy, cuối cùng có pháp môn nào nhẹ nhàng thong thả, an an ổn ổn một đời có thể thành Phật? Trước khi đức Phật THÍCH CA nhập diệt, Ngài có mở ra con đường tắt riêng cho hàng phàm phu chúng ta không, để lại bí quyết thành Phật đơn giản gì? Đáp án là lời khẳng định!
Pháp tu một đời thành Phật (Pháp môn Tha lực dị hành của Tịnh Độ)
Bồ-tát LONG THỌ tổ của tám tông phái nói: Trong Phật pháp có vô lượng pháp môn dạy người thành Phật, nhưng nói chung chỉ có hai loại lớn: Nan hành đạo và Dị hành đạo.
Bồ-tát LONG THỌ cho ví dụ: “Ví như đi đường bộ, đi bộ thì khổ cực, đi đường thủy, nương thuyền thì an vui”. Thời xưa thường dùng bằng hình thức qua lại vận chuyển, một là đường bộ, hai là đường thủy. Đường bộ thì gian khổ, đi lâu, nguy hiểm. Giống như Lý Bạch nói: “Đường đi khó, đường đi khó, nay ở đâu? Đường bao ngã? Đi đường thủy nhẹ nhàng thong thả, mau chóng, an toàn. Như thơ LÝ BẠCH nói “Sớm từ Bạch đế trong làn mây rực rỡ, qua lại nghìn dặm đến Giang Lăng một ngày; hai bên bờ nghe tiếng vượn kêu không dứt, chiếc thuyền nhẹ đi qua vạn dặm núi non”.
Bồ-tát LONG THỌ nói: Pháp môn Tịnh Độ chính là Dị hành đạo như vậy, ngoài pháp môn Tịnh Độ ra, thì các pháp môn khác thuộc Nan hành đạo.
Gọi là Nan hành, khó ở chính mình phải gánh vác gánh nặng, dựa vào sức của mình mà ứng phó với các tình huống trên đường, cho nên rất gian khổ, đi lâu, nguy hiểm; Nan hành đạo từ đầu đến cuối dựa vào sức của chính mình. Con người là thể tập hợp những thứ tham, sân, si, đặc biệt chúng sanh thời đại mạt pháp tạo nghiệp dữ dội, tu hành thì không có sức.
Gọi là Dị hành, dễ ở chỗ bản thân chúng ta và trọng lượng gánh vác đều đem đặt ở trên thuyền, mượn vật lực, nương tha lực, cho nên nhẹ nhàng thong thả, hiệu quả cao, an ổn.
Pháp môn Tịnh Độ từ đầu đến cuối nương vào sức của Phật A DI ĐÀ, Phật dùng tâm đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực, bảo chứng mỗi chúng sanh niệm Phật đang sanh thì có thể sanh, vãng sanh tất nhiên thành Phật. Cho nên, thông qua việc niệm Phật vãng sanh Tây phương Tịnh Độ thành Phật, có ‘tam bất’.
Tam bất của tông Tịnh Độ
1. Nhất hướng chuyên xưng không tạp tu. Không cần phải tu các phương pháp hành trì đếm số không xuể, chỉ cần mở miệng niệm ‘Nam-mô A DI ĐÀ PHẬT, không có bất kỳ ngưỡng cửa giới hạn nào, không tốn tiền, không phí sức, chỉ cần niệm Phật thì cuối cùng đều được vãng sanh.
2. Một đời thành tựu không trải qua nhiều kiếp. Không cần phải trải qua kiếp số đếm số không xuể, chỉ cần một đời này thì lâm chung liền được đức Phật A DI ĐÀ đến đón tiếp, mở tâm rộng ra thoát sáu đường, thành Phật đạo.
3. Nhất sanh bổ xứ không trải qua giai vị. Vừa đến Cực Lạc thì liền đạt đến bậc Đẳng giác; không trải qua tăng-kỳ kiếp liền được Phật quả. Không cần phải lo lắng giữa đường gặp cảnh ma chướng, hoặc thoái lui trở lại.
Có ‘tam bất’ này thì hàng sĩ nông công thương, già hay trẻ, người trí hay kẻ ngu, người bận rộn hay kẻ nhàn nhã… bất luận người nào, dù cho không thay đổi tình huống trạng thái sinh hoạt vốn có đi chăng nữa, chỉ cần có thể tùy duyên tùy sức, mở miệng niệm Phật, đều có thể nhẹ nhàng thong thả thành Phật! Người muốn vui vẻ tu hành, muốn mau thành Phật thì phải mau niệm Phật!
Tam tín của tông Tịnh Độ
1. Tin Cực Lạc là của ta. Phật A DI ĐÀ kiến tạo thế giới Cực Lạc, ‘không có các thứ khổ, chỉ hưởng các điều vui’, lại không có sanh, già, bệnh, chết, lại không có điên đảo sợ hãi. Sự thật duy nhất này, bạn là người tin chân thật không nghi phải không?
2. Tin niệm Phật chắc chắn vãng sanh. Phật A DI ĐÀ lập nên thệ nguyện trang nghiêm để tiếp dẫn tất cả chúng sanh (ta) đến thế giới Cực Lạc, mau chóng thành Phật. Điều kiện là người được tiếp dẫn (ta) niệm danh hiệu Phật A DI ĐÀ. Sự thật duy nhất này, bạn có tin chân thật không nghi phải không?
3. Tin nguyện Phật không có hư dối. Do sự thật trên, nếu ta niệm danh hiệu Phật A DI ĐÀ , bất luận lúc nào, nơi nào cách niệm nào, thì Phật A DI ĐÀ nhất định thực hành đúng thệ nguyện, tiếp dẫn ta đến thế giới Cực Lạc. Sự thật duy nhất này, bạn có tin chân thật không nghi phải không?
Tông Tịnh Độ là pháp môn Tha lực hồi hướng: Nhân Phật quả mình, Phật làm ta hưởng
Nói theo Phật pháp, thông thường ‘nhân mình quả mình, tự làm tự hưởng’, tương đối dễ dàng làm người tiếp nhận; hoặc nói ‘nhân Phật quả mình, Phật làm ta hưởng’, vậy thì có điểm khó tin. Nói theo pháp thế gian:
1. Phụ thân cực khổ làm kiếm tiền để cấp dưỡng cho con cái theo thầy học tập, đây là tiền của phụ thân kiếm được cho mình (quả báo), ‘hồi hướng’ cho con được hưởng và sử dụng. Nói theo con cái chính là ‘nhân cha quả mình, cha làm mình hưởng’.
2. Con cái khổ cực kiếm tiền để cấp dưỡng chi phí sinh hoạt cho song thân tuổi già, đây là tiền của tự thân kiếm được cho cha mẹ mình (quả báo), ‘hồi hướng’ cho cha mẹ được hưởng và sử dụng. Nói theo cha mẹ cũng là ‘nhân cha quả mình, cha làm con hưởng’.
3. Người có thiện tâm sẽ kiếm tiền khổ cực cho mình để bố thí cho người nghèo khổ, cơ cấu từ thiện cứu người gấp rút, cứu người khốn khổ, đây cũng là một loại ‘hồi hướng’. Nói theo người tiếp dẫn thì chính là ‘nhân cha quả mình, cha làm con hưởng’.
4. Chư Phật Bồ-tát rộng phát Tứ hoằng thệ nguyện cứu độ chúng sanh, cũng là một loại ‘hồi hướng’. Nếu chúng sanh chỉ có thể ‘tự làm tự hưởng’, không thể Phật làm mình hưởng, thì Tứ hoằng thệ nguyện của chư Phật Bồ-tát có ý nghĩa gì?
5. Hành giả cho rằng bản thân tu tập các công đức hồi hướng cho người thân quyến thuộc, hoặc có duyên hay không có duyên, đồng với đạo lý này.
Tông Tịnh Độ là pháp môn Tha lực cứu độ
Thí dụ:
1. Dụ cho bác sĩ giải cứu người bệnh hoạn: Trách nhiệm của bác sĩ là việc trị bệnh cứu người, có người bệnh nặng được đưa đến bệnh viện thì bác sĩ chỉ phụ trách việc cứu người, sẽ trông coi, ông ta là người tốt hay là người xấu, lại quyết định muốn bác sĩ trị bệnh không? Ngay cả bác sĩ ở thế gian mà còn được như vậy thì huống gì Phật A DI ĐÀ có tâm đại từ đại bi.
2. Dụ cho nhân viên cứu hộ: Đợi mệnh lệnh của nhân viên cứu hộ ở hồ bơi bên bờ biển, có người lúc rơi xuống biển lập tức không chút do dự mà đến cứu vớt họ, không cần hỏi người bên cạnh, anh ta là người tốt hay là người xấu, bởi vì cứu vớt người chìm đắm là trách nhiệm của anh ta. Ngay cả nhân viên cứu hộ ở thế gian mà còn được như vậy thì huống gì Phật A DI ĐÀ có tâm đại từ đại bi.
3. Dụ cho tàu cao tốc: Từ Đài Bắc ngồi trên tàu cao tốc xuống CAO HÙNG , chỉ cần có vé thì lên tàu, bất kể người giàu sang hay kẻ bần cùng, nam hay nữ, già hay trẻ, bất kể là sĩ nông công thương, cao hay thấp, mập hay ốm, bất kể đẹp hay xấu, thiện hay ác, các loại vàng, trắng hay đen, sau khi lên tàu chính là nương vào sức vận tải của tàu cao tốc. Bất kể là chân cao chạy điền kinh hay chân có tật chống gậy, cũng đều đồng một lúc đến nơi.
Không cần nói, a, tôi cao lớn mập quá, phải giảm cân thì tàu cao tốc mới chở được. Chao ôi, ta cao lớn không đẹp lắm, muốn đẹp một chút thì mới có thể ngồi trên tàu cao tốc được.
4. Dụ cho đi phi cơ: Phàm phu thấp hèn, thân thể bệnh hoạn suy yếu, La-hán mạnh khỏe bước đi như bay, một giờ đi được 20 kilômét, Bồ-tát chạy xe một giờ đi được 200 kilômét.
Hiện tại Bồ-tát, La-hán, phàm phu, đều nương vào phi cơ của Phật A DI ĐÀ , tất cả mọi người có tốc độ như nhau, lấy tốc độ của Phật làm tốc độ của mình, vượt xa tốc độ trên mặt đất.
Phật pháp thịnh suy
Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Đời vị lai kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi thương xót chúng sanh đặc biệt lưu lại kinh này, chỉ trụ thêm 100 năm”. Kinh Pháp diệt tận nói: “Trước hết diệt mất kinh Thủ lăng-nghiêm, kinh Bát-chu tam-muội. Mười hai bộ kinh rồi về sau cũng diệt.
Vô Lượng Thọ quán kinh sớ của Đại sư HUỆ VIỄN , chùa Tịnh Ảnh, triều đại nhà Tùy, nói: “Thời chánh pháp của đức Như Lai có 500 năm, tượng pháp 1000 năm, mạt pháp 10.000 năm, tất cả đều qua, gọi là diệt tận”.
Đại sư CẢNH HƯNG triều đại nhà Đường, nói: “Kinh Đại niết-bàn nói rộng về Phật tánh, sâu xa trong giáo pháp của Phật, truy cầu thánh nhân thì trước hết mất đi”.
Kinh Đại tập nói năm cái 500 năm, năm cái năm trăm năm sau khi Phật diệt độ, trong mỗi cái năm trăm năm đều có một cái kiên cố, để nói việc thịnh suy của Phật pháp:
1. Giải thoát kiên cố nghĩa là trong 500 năm thứ nhất sau khi Phật diệt độ, bởi vì chánh pháp hưng thạnh, người được giải thoát rất nhiều.
2. Thiền định kiên cố nghĩa là trong 500 thứ 2 sau khi Phật diệt độ, tuy không có người được giải thoát, nhưng người tu hành thiền định thì rất nhiều.
3. Đa văn kiên cố nghĩa là trong 500 năm thứ 3 sau khi Phật diệt độ, người chân chánh tu hành Phật pháp tuy hiếm có, nhưng người thích nghe Phật pháp thì rất nhiều.
4. Chùa tháp kiên cố nghĩa là trong 500 năm thứ 4 sau khi Phật diệt độ, người thế gian rất thích kiến lập chùa tháp và tự viện.
Năm. Đấu tranh kiên cố nghĩa là trong 500 năm thứ 5 sau khi Phật diệt độ, tam học giới, định, huệ đã bị người thế gian quên mất, chỉ lấy đấu tranh làm việc sở trường là thời kỳ tăng trưởng tà kiến.
Pháp hoa huyền nghĩa quyển năm, Khuy Cơ, nói:
- Thời chánh pháp đều đầy đủ ba việc giáo, hành, chứng;
- Thời tượng pháp chỉ có giáo và hành mà không có người chứng quả;
- Thời mạt pháp chỉ có giáo tồn tại, hành và chứng đều không có.
Giáo lý hạnh quả là cương yếu trong Phật pháp; một đời giáo hóa và tiếng tăm của đức Thế Tôn, Đại thừa và Tiểu thừa tuy khác nhau, nhưng không ra ngoài giáo lý hạnh quả, vì giáo hiển lý, y lý khởi hạnh, do hạnh thành quả, bốn pháp đều thâu cả, do đó không pháp nào không tận. Khi xưa tùy theo tu một pháp mà đều đầy đủ bốn pháp; đời nay nếu bỏ Tịnh độ thì quả chứng hoàn toàn không được.
Kinh Đại tập nói: “Thời mạt pháp ức ức người tu hành, hiếm có một người đắc đạo, chỉ nương vào niệm Phật thì thoát khỏi sanh tử”.
Pháp môn Tịnh Độ đều thâu nhiếp ba căn thượng căn, trung căn và hạ căn, Luật tông, Giáo tông và Thiền tông đều cao siêu.
Pháp sư Huệ Tịnh
Nam-mô A DI ĐÀ PHẬT!
Tâm Hướng Phật/St!