Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phàm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc đều là trong khi còn sống

Phàm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đều là vãng sanh trong khi còn sống, chẳng phải là chết rồi mới vãng sanh, chư vị phải ghi nhớ điều này.

Cập kỳ minh mục cáo chung, thượng trân đài nhi cao dũng. Văn thành ấn hoại, tọa kim liên nhi hóa sanh” (Tới khi nhắm mắt qua đời, ngự đài báu bay vọt lên cao; nét khắc đã in thành, ấn liền tan nát, ngồi sen vàng để hóa sanh).

Đây là nói tới ba bậc chín phẩm vãng sanh. Trong phần giải thích, tôn giả Tứ Minh đã giảng rất rõ ràng. Chư vị đồng tu cần phải biết: Phàm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đều là vãng sanh trong khi còn sống, chẳng phải là chết rồi mới vãng sanh, chư vị phải ghi nhớ điều này. Pháp môn này thật sự là pháp môn bất tử.

Phẩm vị vãng sanh cao, biết trước lúc mất, thấy Phật đến tiếp dẫn, từ biệt mọi người: “Nay tôi theo A Di Đà Phật ra đi”, người ấy mới vãng sanh, vãng sanh trong khi còn sống!

Hạ phẩm vãng sanh, nghiệp chướng sâu nặng, đức Phật vẫn đến tiếp dẫn, chẳng phải là không đến tiếp dẫn. Do người ấy nghiệp chướng nặng nề, cũng thấy Phật đến tiếp dẫn, muốn kể với mọi người, môi mấp máy, nhưng chẳng phát ra tiếng, chẳng có khí lực. Hạ hạ phẩm vãng sanh vẫn là vãng sanh trong khi còn sống, tuyệt đối chẳng phải là chết rồi mới vãng sanh, chẳng có đạo lý ấy!

Rất nhiều vị tổ sư đại đức nói: Con người sau khi đã chết, trong vòng tám tiếng sau khi người ấy đã tắt hơi, đừng nên động đến, hãy trợ niệm cho người ấy. Nói thật ra, trợ niệm tám tiếng đồng hồ, người ấy chẳng vãng sanh. Người ấy vãng sanh thì đã ra đi khi chưa tắt hơi, đi rồi mới tắt hơi, đó là vãng sanh thật sự. Nhưng đã tắt hơi, thì trợ niệm trong tám giờ là vì sợ gì? Sợ rằng người ấy chẳng vãng sanh.

Chưa vãng sanh, nhưng khi ấy, thần thức của người đó chưa rời đi, chúng ta niệm Phật để nhắc nhở người ấy. Nếu lúc đó, người ấy bỗng nhớ tới Phật hiệu, tự cầu vãng sanh, thì vẫn có thể vãng sanh. Đấy là thời khắc then chốt. Chuyện này được gọi là “độ Trung Ấm”, độ Trung Ấm là trong thời khắc then chốt ấy. Qua khỏi thời khắc ấy, hết sức khó khăn, chẳng dễ dàng!

Tuy chẳng vãng sanh, nhưng trợ niệm cho người ấy trong lúc đó, nói thật ra là tăng phước, giảm thiểu sự đau khổ cho người ấy, giúp người ấy vãng sanh trong thiện đạo, chẳng đến nỗi đọa trong ác đạo, mục đích ở chỗ này. Vì thế, cầu nguyện vãng sanh tốt nhất là dựa vào chính mình, đừng ỷ vào người khác trợ niệm. Lỡ vạn nhất khi đó chẳng có duyên phận ấy, chẳng có ai trợ niệm thì làm sao đây? Cho nên nhất định phải dựa vào chính mình.

Quý vị thấy trong Niệm Phật Luận, lão pháp sư Đàm Hư đã kể chuyện nữ cư sĩ họ Trương thuộc Niệm Phật Hội chùa Trạm Sơn tại Thanh Đảo. Người ta vãng sanh chẳng cần kẻ khác trợ niệm, biết trước lúc mất. Người ấy sống rất kham khổ, chồng kéo xe tại bến tàu, một nhà bốn người, ngày nào chẳng làm việc, ngày ấy chẳng có tiền tiêu.

Chính bà ta cũng không biết chữ, tham dự Niệm Phật Hội để niệm Phật với người khác, làm việc lặt vặt trong nhà bếp, giúp người khác rửa chén đũa. Bà ta nghiễm nhiên niệm Phật hiệu giỏi như vậy; lúc ra đi tỉnh táo, sáng suốt. Lúc bà ta mất là vào buổi sáng, chẳng cần ai trợ niệm, biết sẽ đi lúc nào. Do đó, đấy là thật sự hiện thân thuyết pháp, nêu gương tốt nhất cho chúng ta.

Người bị bệnh đau khổ, thật thà niệm Phật, niệm kinh Vô Lượng Thọ, chẳng thể nghĩ bàn. Lần đầu tiên tôi đến Bắc Kinh gặp lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, lão cư sĩ bảo tôi: Cụ có mười mấy học trò theo học với cụ. Học trò cụ cho biết họ ngã bệnh chẳng đi bác sĩ, không uống thuốc, cả nhà niệm kinh Vô Lượng Thọ, niệm A Di Đà Phật, một mực niệm đến lành bệnh. Các học trò cũng bảo tôi: “Chúng tôi thật sự làm như vậy”. Kinh này công đức chẳng thể nghĩ bàn! Do đó, nếu chúng ta mắc bệnh, có chướng ngại, có nghiệp chướng, quý vị niệm kinh này nhất định có thể tiêu trừ.

Tiếp theo đó, sách viết: “Tùy tam bối nhi hoành tiệt, việt ngũ khổ nhi trường vụ” (Nương theo ba bậc để cắt ngang dòng sanh tử, vượt năm khổ để mãi xa lìa chốn Sa Bà). Hai câu này nói đến ba bậc vãng sanh, từ thượng thượng phẩm cho đến hạ hạ phẩm, trong một đời này vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi.

“Hoành tiệt” là hoành siêu, đây là chỗ thù thắng của pháp môn này. Tu những pháp môn khác chẳng có hoành siêu; chẳng có hoành siêu sẽ rất khó, vì sao? Người ấy phải tu Tứ Thiền, Bát Định. Đắc Tứ Thiền sanh trong Sắc Giới Thiên; thành tựu Bát Định, sanh trong Vô Sắc Giới Thiên, lại phải tu Đệ Cửu Định mới vượt thoát luân hồi, người bình phàm chẳng thể làm được!

Trong kinh Tiểu Thừa, đức Phật dạy: Hàng Tiểu Thừa đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc, chứng đắc quả Tu Đà Hoàn, tính từ ngày hôm ấy, qua lại trong cõi trời và cõi người bảy lần mới có thể đoạn sạch tám mươi mốt phẩm Tư Hoặc, tu thành tựu Đệ Cửu Định vượt thoát luân hồi. Qua lại bảy lần trong cõi trời và cõi người phải mất thời gian bao lâu? Tuổi thọ trong nhân gian ngắn ngủi, thọ mạng cõi trời lâu dài, có thể thấy cách này khó khăn lắm! Những pháp môn Đại Thừa khác cũng chẳng ra ngoài lệ ấy, cũng phải là đoạn Kiến Tư phiền não thì mới có thể thành tựu.

Chỉ riêng Tịnh Tông chẳng cần đoạn; tuy chẳng cần đoạn, nhưng phải khuất phục. Khuất phục, chứ chưa đoạn, cổ nhân sánh ví “khuất phục” giống như đá đè cỏ, chẳng trừ tận gốc. Đè như thế nào? Đè nén chẳng cho nó dấy lên hiện hành. Đá là gì? Cỏ ví như phiền não, vọng tưởng, chấp trước, sánh ví những điều ấy; đá là một câu Phật hiệu A Di Đà Phật. Dùng câu Phật hiệu ấy để đè nén vọng tưởng, chấp trước, phân biệt, chẳng cho chúng dấy lên hiện hành.

Những thứ ấy quả thật chưa đoạn, chỉ cần chúng chẳng dấy lên hiện hành là được rồi, hữu dụng, có thể vãng sanh. Nhưng phải đè nén; nếu chẳng đè nén được, sẽ chẳng thể vãng sanh. Hễ đè nén được, bèn gọi là “công phu đắc lực”. Do đó, chúng ta niệm câu Phật hiệu này, chẳng dấy phiền não, chẳng có vọng niệm; đó là công phu đắc lực. Niệm câu Phật hiệu này mà vẫn dấy lên vọng niệm, vẫn sanh phiền não, công phu chẳng đắc lực! Phải đặc biệt chú ý điều này.

Pháp Sư Tịnh Không!
Xin hãy thường niệm A Di Đà Phật!
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Lục Dục Thiên: 6 tầng trời cõi dục là những gì?

Định Tuệ

Tụng tâm chú Lăng Nghiêm mỗi ngày có lợi ích vô cùng

Định Tuệ

Pháp ngữ của Sư Bà Hải Triều Âm

Định Tuệ

Không chấp trước là giải thoát, giải thoát là tự tại

Định Tuệ

Quán Thế Âm Bồ Tát cứu giúp chúng sanh gặp nạn có trái với nhân quả không?

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 5 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Ý nghĩa của bố thí là gì?

Định Tuệ

Quán về sự khổ luân hồi sanh tử

Định Tuệ

Chân chánh sám hối nghĩa là không làm lại việc ấy nữa

Định Tuệ

Viết Bình Luận