Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cúng thí thực là gì? Những lợi ích của cúng thí thực

Cúng thí thực được hiểu là bố thí, là nghi lễ bố thí thông qua việc thờ cúng. Ngày nào cũng cúng như thế ta làm được cái hạnh bố thí thực phẩm cho người cõi âm, sau này ta sẽ được phước rất lớn.

1. Cúng thí thực là gì?

Cúng thí thực được hiểu là bố thí, là nghi lễ bố thí thông qua việc thờ cúng. Cúng thí thực được xuất phát từ quan niệm cho rằng những người bị chết đường, chết chợ do tai nạn bất ngờ, chết oan, chết trẻ…

2. Cúng thí thực có đúng lời Phật dạy không?

Trong kinh Tế Đàn, Đức Phật tán thán các đàn lễ không có sự sát sinh, không có trâu, bò bị giết; tức là có bố thí… Với những đàn lễ thanh tịnh như vậy, các bậc A-la-hán và những vị đang đi trên con đường hướng đến A-la-hán sẽ đến. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Việc cúng thí thực là đúng như Pháp, như kinh Phật dạy để cho chúng sinh trong cõi giới vô hình gọi là cõi cô hồn ngạ quỷ được thọ hưởng vật thực”.

Trong bài kinh Cúng Linh – Tăng Chi Bộ IV, chương 10, phẩm Jànussoni Đức Phật dạy: “…Này Bà la môn, người nào sau khi thân hoại mạng chung, sinh vào cõi ngạ quỷ. Vị ấy được nuôi sống và tồn tại với các món ăn tại đấy. Món ăn nào, các bạn bè, thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống muốn hướng cúng cho vị ấy; tại đấy, vị ấy sống với món ăn đó, tồn tại với món ăn đó…”. Như vậy việc cúng thí thực cho các vong linh trong cõi Ngạ Quỷ là đúng chính Pháp, đúng với lời Đức Phật đã dạy.

Ngoài ra, trong buổi lễ cúng thí thực, chư Tăng cũng tụng đọc những bài kinh Phật để giúp cho các vong linh được giác ngộ nhờ đó được thoát khỏi những cảnh giới khổ đau. Đúng như bài “Ngạ Quỷ Nghe Kinh” có dạy:

“Này Piyankara
Chớ có sinh tiếng động
Vị Tỳ-kheo đang tụng
Những lời về Pháp cú
Nếu chúng ta biết được
Học được Pháp cú này
Rồi như Pháp hành trì
Chúng ta được lợi ích
Không sát hại sinh vật
Không cố ý nói láo
Tự học tập giới luật
Chúng ta thoát ngạ quỷ.”

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 10, phần Priyankara)

3. Lợi ích của cúng thí thực

Chúng tôi thường nhắc các Phật tử rằng ngày nào cũng phải cúng thí thực, ăn món gì thì cúng món nấy, tuy nhiên nên cúng đồ ăn chay.

Ta để bàn cúng ngay giữa cổng để những vong linh ngoài đường hay trong nhà đều đến ăn được, rồi tụng bài Kinh dễ hiểu cho họ nghe để tâm họ được đón nhận đạo lý.

Ngày nào cũng cúng như thế ta làm được cái hạnh bố thí thực phẩm cho người cõi âm, sau này ta sẽ được phước rất lớn, đời đời không bao giờ bị đói kém.

Một lợi ích nữa của việc cúng thí thực là khi các vong linh được cúng cho ăn uống đầy đủ, họ sẽ bí mật ủng hộ chúng ta. Nhiều người bỗng buôn may bán đắt, hoặc tự nhiên phát giác được tên trộm lén vào nhà, … mà không ngờ rằng đó là do người cõi âm đã âm thầm trợ giúp.

Tuy nhiên, khi cúng thí thực ta chỉ cầu nguyện cho họ được ấm no đầy đủ, quy y Tam Bảo, tránh xa điều ác, làm các việc lành, để sớm được sanh về cõi giới an lạc chứ đừng nhờ họ “trông nhà giùm mình”, hay “dắt khách mua hàng giùm mình”, …

Hiểu điều này, chúng ta nên đối xử tử tế với người âm, đừng bao giờ mời thầy pháp đến trấn ếm dán bùa đuổi ma. Vì sao vậy, vì các thầy pháp hằng ngày đều cúng cho vong linh ăn, rồi đến khi nhà ai có việc cần nhờ vả trấn ếm thì họ sẽ đem một số vong linh đến để đuổi những vong linh ở nhà kia đi.

Như vậy ai lỗ? Nhà người đó lỗ chứ không phải ai khác. Vì người ta lỡ đuổi mấy vong linh này để rước hàng chục vong linh khác về, mà ngày nào không cho ăn thì quậy phá còn dữ dằn hơn trước, rồi lại còn phải tốn thêm tiền cho thầy pháp.

Nên mỗi người chúng ta hằng ngày cứ nhẹ nhàng cúng thí thực và tụng Kinh cho người âm. Nhờ vậy mà từ từ họ biết Đạo lý, trở nên dễ thương hơn, rồi họ tự nguyện âm thầm bảo vệ gia đình ta, và đời sống của mình sẽ ngày một an ổn hơn. “TT. Thích Chân Quang”

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Giúp đỡ người khác nên lấy điều gì làm chủ?

Định Tuệ

Phương pháp nuôi dạy con ở trong Kinh Địa Tạng

Định Tuệ

Hãy trân quý, quý trọng nhân duyên Tịnh Độ

Định Tuệ

Một câu A Di Đà Phật là chân ngôn, ngoài câu A Di Đà Phật thì toàn là vọng ngữ

Định Tuệ

Lạy Phật là vận động tốt nhất, hơn cả khí công và thái cực quyền

Định Tuệ

66 lời nguyện của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang

Định Tuệ

Niệm cuối lúc lâm chung là A Di Đà Phật, chắc chắn vãng sanh

Định Tuệ

Gặp khó khăn nên hồi hướng như thế nào cho hợp lý?

Định Tuệ

Lời khấn nguyện linh thiêng khi đến chùa, mọi người nên lưu lại

Định Tuệ

Viết Bình Luận