Mật tông chính là kim cang thừa, duyên sanh ở Ấn Độ, là thời kỳ cuối cùng của đại thừa Phật giáo thuộc hệ mật thừa, hay còn gọi là chân ngôn tông.
Lời tựa
Mật tông chính là kim cang thừa, duyên sanh ở Ấn Độ, là thời kỳ cuối cùng của đại thừa Phật giáo thuộc hệ mật thừa, hay còn gọi là chân ngôn tông. Theo lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo có bốn gai đoạn phát triển từ nguyên thủy Phật giáo, bộ phái Phật giáo, đại thừa Phật giáo và hậu kỳ kim cang thừa. Đến công nguyên thế thứ 13, mật tông dần dần thất truyền, chỉ lưu lại ở các bản kinh Vi Đà cổ, bộ kinh ảnh hưởng rất lớn trong tông phái triết học xã hội Ấn Độ.
Mật tông phân ra thành bốn bộ phận: tác mật, hành mật, du già mật, vô thượng du già. Vô thượng du già hiện nay bị thất truyền, cũng là bộ pháp tu trì tối cao vô thượng, người tu phải chứng đạt tứ thiền mới có khả năng hành trì. Tu trì mật thừa với tông chỉ: thân, khẩu, ý tam mật thanh tịnh, diệt trừ tam chướng, chứng ngộ vô thượng bồ đề. Hành giả tu trì mật tông bước đầu nên học thông giáo lý, mới hạ công phu tu trì chân ngôn, giáo lý tức là thông (hiểu) đạo, hành trì tu niệm gọi là hành đạo, lý hành tương ứng mới đạt mục đích tối thượng “tức thân thành Phật’’.
Dựa vào kinh sử phật giáo Việt Nam, mật tông rất sớm được truyền vào nước ta, bằng chứng khảo cổ đã tìm thấy nhiều trụ đá có khắc các chú ngữ ở Hoa Lư, có từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, nhưng chính thống vẫn là Phật giáo Trung Quốc bắc truyền, nên đa số kinh chú lưu truyền chú ngữ thuộc Hán Việt. Vì vậy, các chân ngôn khi được dịch từ tiếng Hoa sang tiếng Hán Việt thì khó phân biệt nghĩa trong câu chú, nên đã trở thành một dạng âm ngữ thần bí. Thành thật mà nói: “thần chú là những lời thề nguyện của chư Phật Bồ Tát và Thánh Thần, có nghĩa lý rõ ràng, trừ những câu từ ngữ đặc biệt thuộc tâm chân ngôn hoặc chủng tử ngữ không thể dịch giải’’.
Theo truyền thống Phật giáo mật tông, rất chú trọng cách phát âm Phạn ngữ với mục đích “đồng thanh tương ứng’’, nên tất cả chú ngữ dựa vào cách phát âm để phiên dịch. Trải qua thời gian dài học tập, dưới sự chỉ dẫn của chư tôn đức, thiện tri thức, và sự cổ vũ thiện nam tín nữ Phật tử trong và ngoài nước đã yêu cầu dịch phát âm tiếng Việt theo bản tiếng Phạn, để tu trì mật chú nhanh chóng thành tựu và chú thích từ ngữ ý nghĩa trong câu chú. Nhằm mục đích tăng trưởng tín thành tựu, tuệ học thành tựu, thẳng tiến bến bờ giác ngộ khi tu học mật chú. Trong khi chú thích không tránh sự sai sót, cầu xin chư tôn đức và thiện tri thức góp phần chỉ dạy, để đệ tử có thêm cơ hội học tập, tự hoàn thành sở học trên lộ đường giác ngộ.
Kính lời
Tỳ kheo Thích Linh Quang
Đức Phật dạy:
Pháp thí, thắng mọi thí.
Pháp vị, thắng mọi vị.
Pháp hỷ, thắng mọi hỷ.
Ái diệt, thắng mọi khổ.
Kinh Pháp Cú!
Tất cả Như Lai quyền đảnh (chú) là trái tim của Ta(Phật), được thập phương Chư Phật, chư đại Bồ Tát, thánh chúng, thiên long bát bộ, thiện thần vương(vua các vị thần linh) đồng nghiêm mật thủ hộ. Nếu có tỳ kheo, tỳ kheo ni, quốc vương, đại thần, thiện nam tín nữ nào, phát tâm trì niệm và sao chép lưu truyền không cho dứt mất, thì những người đó không khác hộ pháp thần đang làm nhiệm vụ bảo vệ trái tim của ta(Phật), tự nhiên người ấy sẽ được thiện thần ngày đêm bảo vệ gia hộ, đem lại nhiều sự cát tường may mắn cho họ, sau khi lâm chung sẽ siêu sanh về mười phương Phật.
Trích mật bộ sớ sao!
Mục lục quyển 1
- Dược Sư quán đảnh chân ngôn
- Thập Nhị Thần Tướng nhiêu ích hửu tình kết nguyện thần chú
- Như ý bảo luân vương đà la ni
- Văn Thù ngũ tự chú
- Lục tự minh chân ngôn
- Nhất tự chuyển luân vương đà la ni
- Tịnh pháp giới chân ngôn
- Văn Thù hộ thân chân ngôn
- Văn Thù bát tự chân ngôn
- Nhất tự Phật đảnh luân vương chú
- Chuẩn Đề thần chú
- Vãng sanh tịnh độ thần chú
- Đại bi chú
- Thất Phật diệt tội chân ngôn
- Công đức bảo sơn thần chú
- Thánh Vô Lượng Thọ quyết định quang minh đà la ni
- Thiện Thiên Nữ chú
- Đại luân kim cang đà la ni
- Đại bảo quảng bác lâu các thiện trụ bí mật đà la ni
- Phật đảnh tôn thắng đà la ni
- Tiêu tai cát tường thần chú
- Nghi thức trì niệm chú Đại Bi
- Nghi thức trì niệm chú Dược Sư
- Nghi Thức Mông Sơn Thí Thực ấn pháp
- Nghi thức trì niệm chú Chuẩn Đề
- Chủng Tử Ngữ
Mục lục quyển 2
- Đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm Đà La Ni
- Bảo Tạng Thiên Nữ Đà La Ni
- Phật thuyết Đại Như Ý Bảo Châu Luân Ngưu Vương Thủ Hộ Thần Chú Kinh
- Kim Cang Giải Ách Kinh (Bác Đại Kim Cang Thần Kinh)
- Thích Ca Mâu Ni Phật Đại Chỉ Tịch Chú
- Thập Nhất Diện Quán Âm Đà La Ni
- Đại Lạc Kim Cang Toát Đỏa Bồ Tát
- Đại Tùy Cầu Đà La Ni Tâm Chú
- Cứu Độ Phật Mẫu
- Tác Minh Kim Cang Phật Mẫu
- Bất Động Kim Cang
- Thời Luân Kim Cang
- Không Hành Mẫu Dakini
- Hoàng Tài Thần
- Tổng Trì Chú
- Ngũ Phật Trí Tuệ Chú
- Chú Giải Tiểu Chú
Mời quý bạn đọc Mật Tông Kim Cang Thừa chú giải trọn bộ – Thích Linh Quang tại các file PDF dưới đây.
Mật Tông Kim Cang Thừa chú giải tập 1Mật Tông Kim Cang Thừa chú giải tập 2