Tâm Hướng Phật
Sách Hay

Khai Thị Quyển 2 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Sách PDF

Bộ sách Khai Thị là những lời dạy vô cùng quý giá của Ngài Tuyên Hóa nhằm khai thị, giác ngộ cho chúng đệ tử. Dưới đây là nội dung Khai Thị quyển 2.

Khai Thị là bộ sách vô cùng quý giá, là những lời dạy mà Ngài Tuyên Hóa đã dùng hơn 70 năm theo Phật khai thị, giác ngộ cho chúng đệ tử.

Bộ sách Khai Thị có thể Phật tử mở mang trí tuệ, khai quang nhãn lực, tinh thông trí lực biết được đâu là đúng – đâu là sai để tránh, vượt qua cám dỗ trên con đường tu để sớm thành chánh quả. Bộ sách Khai Thị vô cùng dễ đọc, dễ hiểu ngay cả đệ tử mới tu tập cũng dễ dàng áp dụng thực hành.

Trích chuyện: GIEO NHÂN GẶT QUẢ

“Liễu tri chúng sanh chủng chủng dị,
Tất thị Tưởng, Hành sở phân biệt.
Ư thử quán sát tất minh liễu,
Nhi bất hoại ư chư pháp tánh.”

Dịch là:

“Rõ biết chúng sanh nhiều chủng loại,
Do Tưởng, Hành, phân biệt mà có.
Nhân vì quán sát nên hiểu rõ
Song không hủy hoại tánh các pháp.”

Chúng sanh do khởi hoặc nên tạo nghiệp, thọ báo, trồng nhân nào thì gặt quả ấy, đó là đạo lý rất tự nhiên. Nếu trồng nhân Phật thì đặng quả Phật, trồng nhân Bồ Tát thì gặt quả Bồ Tát, trồng nhân Duyên Giác thì gặt quả Duyên Giác, trồng nhân Thanh Văn thì gặt quả Thanh Văn. Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác là bốn Thánh Ðạo.

Trong sáu đường phàm thì có ba đường thiện là Thiên, Nhân, A-tu-la; còn ba đường ác là Súc sinh, Ngạ quỷ, Ðịa ngục. Nói tóm lại, nếu trồng nhân của ba đường thiện sẽ gặt quả của ba đường thiện, trồng nhân của ba đường ác sẽ gặt quả của ba đường ác. Ðạo lý đó đúng, không sai sót một mảy may và cũng không bao giờ thay đổi; và tuyệt nhiên chẳng có sắc thái mê tín nào cả.

Người si mê thì không biết sự lợi hại của đạo lý nhân quả nên cứ tùy tiện hành động, chẳng tin nhân quả, thậm chí họ còn bác bỏ. Người có trí huệ thì biết nhân quả báo ứng hết sức lợi hại nên sợ làm những điều sai lầm với nhân quả. Bất luận làm chuyện gì đều phải ba lần suy nghĩ rồi mới thực hành.

Bậc thánh nhân xuất thế tu hành là để chấm dứt vòng nhân quả. Kẻ phàm phu thì tạo thêm tội lỗi trong chuỗi nhân quả. Không có tội thì tạo thêm tội; tạo ra tội rồi thì chẳng chịu nhận đó là tội, còn cho là chuyện đương nhiên, chẳng có mảy may hổ thẹn. Thật là chồng chất thêm tội lỗi, chẳng thể tha thứ đặng!

Chúng sanh có nhiều loại dị biệt; bao quát thì chỉ có hai loại là thiện với ác, nhưng mỗi thứ đều khác nhau. Mỗi loại, mỗi thứ tạo những nghiệp riêng, rồi thọ những quả báo riêng; nhưng nói chung thì tất cả chúng sanh đều ở trong pháp Ngũ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà hình thành nghiệp quả sai biệt của mình. Nếu ta quan sát và thông đạt được nghiệp quả báo ứng sai biệt này thì sẽ thấu suốt tất cả pháp tánh mà chẳng hủy hoại đạo lý của pháp tánh đó:

“Trí giả liễu tri chư Phật Pháp,
Dĩ như thị hạnh nhi hồi hướng,
Ai mẫn nhất thiết chư chúng sanh,
Linh ư thực Pháp chánh tư duy.”

Dịch là:

“Người trí thấu rõ mọi Phật Pháp,
Vậy nên tu hành để hồi hướng,
Với lòng thương xót mọi chúng sanh,
Khiến họ nghĩ đúng nơi chân lý.”

Kẻ có trí huệ thì liễu giải Pháp của Phật nói ra, cho nên họ tu hạnh Bồ Tát, hồi hướng tất cả thiện căn mà họ tích tập được. Vì sao mà hồi hướng thiện căn cho chúng sanh? Vì họ ai mẫn tất cả chúng sanh! Bồ Tát thấy chúng sanh quá mê muội; những điều chúng sanh làm đều điên đảo. Bất luận là giáo hóa chúng sanh như thế nào thì chúng sanh cũng không lãnh hội được. Nếu dạy họ phải quên mình vì người, bỏ ngọn theo gốc, ủng hộ Chánh Pháp, làm cho Chánh Pháp trụ thế, thì họ chẳng bao giờ tin tưởng. Chúng sanh thật đáng thương hại. Cho nên các ngài khuyên chúng sanh đừng làm chuyện ác, mà làm chuyện thiện; đối với Pháp chân thật thì phải làm theo cho đúng.

Thế nào là điều chẳng đúng? Các vị hãy tự phản tỉnh và suy nghĩ một cách chi ly, không những một lần mà phải thường thường suy nghĩ, coi thử các vị có phạm lỗi lầm nhân quả không? Coi thử đối với Phật Giáo các vị đã tận tâm tận lực làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ chưa, hay lại tạo ra đủ thứ tội nghiệp lỗi lầm?

Vì thế, mọi nơi, mọi lúc, các vị phải hồi quang phản chiếu, phản tỉnh lại phản tỉnh, kiểm thảo rồi kiểm thảo, như vậy thì mới đúng là tín đồ chân chánh của đạo Phật!

Mời quý bạn đọc trọn bộ Khai Thị Quyển 2 – Hòa Thượng Tuyên Hóa tại file PDF dưới đây.

[pvfw-embed viewer_id=”4447″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Pháp Hoa Kinh Thâm Nghĩa Đề Cương – HT Từ Thông dịch PDF

Định Tuệ

Tịnh Độ Vựng Ngữ file PDF – Tác giả Liên Trì Đại Sư

Định Tuệ

Niệm Phật Pháp Yếu PDF – Dịch Viên Mao Lăng Vân kết tập

Định Tuệ

Khai Thị Quyển 5 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Sách PDF

Định Tuệ

Ngọc Lịch Bửu Phiêu – Một cuốn sách về nhân quả luân hồi – PDF

Định Tuệ

Nguồn An Lạc PDF – Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Định Tuệ

Địa Tạng Bồ Tát Thánh Đức hỏi đáp – Thích Giác Nguyên dịch PDF

Định Tuệ

Đề Cương Kinh Pháp Hoa – Thiền sư Minh Chánh soạn PDF

Định Tuệ

Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ PDF

Định Tuệ

Viết Bình Luận