Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Vô Niệm là gì? Chính là tâm không nhiễm trước vạn pháp

Vô Niệm là gì? Chính là tâm không nhiễm trước vạn pháp, tức là pháp không. Pháp đã không rồi, sao quý vị vẫn chấp trước những tập khí tật xấu?

Suy nghĩ vẩn vơ

Nếu bạn biết chắc chắn chuyện đó chẳng thể làm được thì sao cứ cố ý nghĩ đến nó hoài? Nếu biết đó là vọng tưởng, suy nghĩ vẩn vơ thì sao bạn không dẹp nó qua một bên?

Đây là thói quen xấu của nhiều người: Biết là sai mà cứ cố ý làm. Nói trắng ra thì đó là bạn không nhìn thủng, chẳng buông bỏ (chấp trước). Bạn không chấp trước bên này thì cũng chấp bên nọ; không trước món này lại trước món khác; không chấp đàn ông thì cũng trước đàn bà. Thế là bạn lãng phí hết thời gian quý báu.

Vô Niệm là gì?

Chính là tâm không nhiễm trước vạn pháp, tức là pháp không. Pháp đã không rồi, sao quý vị vẫn chấp trước những tập khí tật xấu? Tập khí không trừ bỏ, chỉ nói không nhiễm trước vạn pháp, vậy thì quý vị nói ra một cái không nhiễm trước xem? Pháp còn không có, huống chi những tập khí tật xấu?

Kinh Kim Cang nói: “Pháp còn phải bỏ huống hồ là phi pháp”. Những tập khí tật xấu không buông bỏ vậy thì trong Phật pháp quý vị học được những gì? Đây là dối mình lừa người.

Người học Phật pháp, chính là cần phải trừ bỏ những tật xấu, nếu chỉ biết nói vài câu pháp mà một chút sở dụng cũng không có, chính là hành vi của kẻ ngu si.

Vô Niệm là không nhiễm trước, là Chánh Niệm, cũng chính là Bát Nhã Tam Muội. Bát nhã tam muội này hay “Định”, có thể vận dụng để biến chiếu khắp nơi, giống như Hư Không, nhưng không chấp trước một chỗ nào.

Trong tâm không có chỗ chấp trước, khiến cho Lục Thức “nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức” đi ra khỏi cửa Lục Căn “nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, ý môn” trong lục trần “sắc, thân, hương, vị, xúc, pháp”, không nhiễm trước cũng không tạp niệm. Khiến cho lục thức không tùy theo cảnh giới lục trần xoay chuyển, cho nên nói: “Mắt thấy hình sắc tâm không động, tai nghe việc đời tâm không vọng”.

Nếu quý vị không rõ, cần phải siêng năng tu học Phật Pháp. Đến đi tự do, thông dung vô trệ, lúc này thiên biến vạn hóa, vạn hóa thiên biến, ứng dụng vô cùng mà không có chỗ trì trệ chướng ngại, đó là Định của Bát Nhã, cũng gọi là tự tại giải thoát, cũng là Vô Niệm Hạnh.

Lòng Từ Bi bắt nguồn nơi Tự Tánh. Nó chẳng cần bất kỳ sự tạo tác gì mới có. Mình không cần phải nịnh hót (mới có lòng Từ Bi); nịnh hót là việc giả dối.

Người ta từ từ trưởng thành, thế là họ cũng sẽ hiểu đạo lý này. Khi ấy tâm họ sẽ tự nhiên phát sinh lòng từ bi, mà không cần phải cố ý làm bất kỳ việc gì.

Cố ý làm ra vẻ từ bi thì bạn sẽ rơi vào chỗ yếu mềm, nịnh bợ. Cố ý làm vẻ không từ bi, thì bạn sẽ trở nên rất lạnh lùng, xa cách. Làm quá mức thì cũng chẳng khác làm chưa đủ. Chuyện gì cũng phải giữ trung đạo, tức là Vô Tâm, Vô Niệm.

Là đệ tử của Phật, mình phải cẩn thận chuyện Nhân Quả. Chớ tùy tiện hủy báng, chửi rủa người khác.

Hoà Thượng Tuyên Hoá!

Bài viết cùng chuyên mục

Kham nhẫn là gì? Những lợi ích của hạnh kham nhẫn

Định Tuệ

Tín Nguyện Hạnh là gì? Nền tảng trọng yếu của Pháp môn Tịnh Độ

Định Tuệ

Tâm là gì? Tâm ở đâu?

Định Tuệ

Phước báo là từ đâu mà có, tai họa là từ chỗ nào mà ra?

Định Tuệ

10 Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Bồ Tát – Nguyện thứ nhất: Lễ kính chư Phật

Định Tuệ

Thần Chú là gì? Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

Định Tuệ

Thân tứ đại là gì? Thân thể cũng chỉ là đất, nước, gió, lửa

Định Tuệ

Lợi dụng Internet để cúng dường Pháp Bảo

Định Tuệ

Phàm những gì có tướng đều là hư vọng

Định Tuệ

Viết Bình Luận