Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

10 bài Kinh người tại gia nên biết

Dưới đây 10 bài Kinh cơ bản trong số hàng trăm ngàn bài Kinh, đoạn Kinh mà đức Phật đã thuyết giảng trong suốt 45 năm hoằng Pháp độ sinh.

Dưới đây 10 bài Kinh giúp cho người tại gia nắm bắt được cương lĩnh những lời đức Phật dạy dành cho người tại gia.

1. Kinh Chuyển Pháp Luân

Kinh Chuyển Pháp Luân là bộ kinh đầu tiên Đức Phật nói ngay sau khi Chứng quả Vô thượng Bồ đề. Nội dung bài kinh chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo (cả Nam truyền lẫn Bắc truyền).

Phật giáo ra đời đã hơn 25 thế kỷ, nhưng những lời dạy của Phật vẫn chứa đựng hơi thở thời đại và dường như không bị lệ thuộc vào sự thay đổi của không gian và thời gian.

Một trong những giáo lý cơ bản và quan trọng của Phật giáo là Bát Chánh đạo (con đường tám nhánh – Trung đạo), chứa đựng trong bài kinh Chuyển pháp luân – bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Bài pháp trở thành tâm điểm chú ý, trong đó, ý nghĩa về thái độ bao dung, khoan hòa, tránh xa những cực đoan hay thái quá, được Lão Tử và Khổng Tử chia sẻ trong khái niệm “trung dung” hay “trung hòa”, và tận Hy Lạp xa xôi, ý tưởng này cũng được chia sẻ bởi Aristote qua khái niệm “hài hòa”. Điều này dường như vẫn là một vấn đề thời sự, giúp cho chúng ta tỉnh thức trước những cám dỗ của cuộc sống đương thời, nhằm tìm kiếm một cuộc sống thanh thản và yên bình.

Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lực và niềm tin của nhân loại, trước mọi thăng trầm của cuộc sống vẫn tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của nhân loại nói chung và con người nói riêng.

Trung đạo và Tứ diệu đế càng có ý nghĩa hơn khi đó chính là bài pháp đầu tiên được Đức Phật nói ngay sau khi giác ngộ Vô thượng Bồ đề, minh chứng cho một trí tuệ vô song vừa được thức tỉnh sau một thời gian dài mộng mị trôi lăn trong cõi tử sinh.

Do vậy, tìm hiểu giáo lý Trung đạo và Tứ diệu đế, cùng sự ra đời của bài kinh Chuyển Pháp luân có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn cả trong thực tiễn thực tập của mỗi người con Phật, từ đó xác định lối đi và mục đích cho thật rõ ràng trước khi lần tìm về nguyên lai bản tính của chính mình.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh Chuyển Pháp Luân PDF – Bài Pháp đầu tiên của đức Phật

2. Kinh người áo trắng

Kinh người áo trắng được viết nên để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức.

Đây là bản kinh được xem như gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.

Kinh người áo trắng là một trong những Kinh căn bản và tương đối dễ hiểu và dễ làm, mang chủ đề niềm tin và nếp sống hạnh phúc của con người, con người bình thường sống trong xã hội, đó là con người của tất cả chúng ta. Kinh này không phải đã được nói ra cho các bậc siêu nhân mà là đã được nói ra cho tất cả chúng ta. Ai làm theo được lời dạy của Kinh thì có thể tạo dựng được hạnh phúc cho mình, cho những người mình thương yêu vàn cho nhiều kẻ khác trong đó có các loài cầm thú, cỏ cây và đất đá nữa. Và hạnh phúc ấy có ngay trong giờ phút hiện tại.

Trong Đại Tạng chữ Hán, Kinh này có tên là “Kinh ưu bà tắc”. Đó là Kinh số 128 trong bộ Trung A Hàm. Trung A Hàm là Kinh mang ký hiệu Đ.C.26 của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Kinh này do thầy Gotama Sanghadeva (Cù Đàm Tăng Già Đề Bà) đời Đông Tấn dịch vào cuối thế kỷ thứ tư (397-398.)

Trong văn hệ Pali, Kinh tương đương với Kinh này là Kinh gia chủ, thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), ký hiệu Aiii, 211. Nội dung của Kinh này và Kinh ưu bà tắc (Kinh người áo trắng) được xem như đồng nhất. Tuy lời văn của hai Kinh có nhiều chỗ sai khác, nhưng những ý chính đều có trong cả hai Kinh.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh người áo trắng – Sa môn Thích Nhật Từ dịch PDF

3. Kinh phước đức

Kinh Phúc Đức được dịch từ Mahamangala sutta (Sutta Nipata II) thuộc Tiểu Bộ Kinh I trong tạng Pali. Kinh tương đương trong tạng Hán là phẩm Cát Tường (phẩm thứ 42) của kinh Pháp Cú Thí Dụ (211, tạng kinh Đại Chính Tân Tu).

Kinh Phước Đức là một trong những đoạn kinh quan trọng thuộc Tam Tạng kinh điển mà Đức Phật Thích Ca đã thuyết pháp độ sanh. Kinh Phước Đức được diễn tả trong mười bài kệ.

“Maha” nghĩa là “Lớn ; Đại ; To”.

“Mangala” nghĩa là “Phước Đức, điều thiện, sự may mắn, phước lành, gia tài tốt”.

“Sutta” nghĩa là “Kinh”. Mahamangala Mahamangala Sutta có thể dịch là Kinh Đại Phước Đức hay Kinh Phước Đức Lớn.

Trong truyền thống các nước Phật giáo, nhất là các nước theo Nam Tông thì Kinh Phước Đức được truyền tụng trong các buổi lễ như một kinh chú màu nhiệm.

Tu sĩ hoặc Phật tử tin tưởng rằng, khi tụng hoặc khi nghe và thực hành bản Kinh Phước Đức thì sẽ gặp được nhiều may mắn và tránh được tai nạn trong cuộc đời. Người chí thành trì tụng và thực hành Kinh Phước Đức sẽ được thành công và an lạc dù ở bất cứ nơi nào.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh Đại Phước Đức PDF – Thích Huyền Diệu dịch

4. Kinh Thiện Sinh

Kinh Thiện Sanh, là bản kinh căn bản dạy cho ta biết cách giữ gìn các mối quan hệ đó một cách tốt đẹp, ở đó ta thấy được các quan hệ được Phật dạy đều theo hai chiều rất tinh tế.

Bấy giờ, đã đến lúc đức Thế Tôn khoác y – bát lên đường vào thành khất thực, trên đường đi, đức Thế Tôn thấy một chàng thanh niên đang lễ bái, là người con có hiếu nên nghe theo lời dạy của cha trước khi mất, cứ mỗi sáng, sau khi tắm gội xong anh ta ra đường thực hành việc lễ bái sáu phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới. Cuộc gặp gỡ là duyên khởi cho bản kinh Thiện Sanh ra đời.

Đây là một bản kinh nguyên thủy, ngắn gọn, ghi lại lời Phật dạy cách đối nhân xử thế, cách thực thi các bổn phận và trách nhiệm của người Phật tử đối với bản thân, gia đình và xã hội, rộng hơn là Phật dạy cách kiến tạo một xã hội hài hòa, một cuộc sống đầy an lành và hạnh phúc.

Trong tạng A-hàm, theo bản dịch Việt từ Hán mới nhất của Thượng tọa Tuệ Sỹ thì Kinh Thiện Sanh thuộc No.16, Phần II, Trường A-hàm. Trong tạng Nikaya, theo bản dịch Việt từ Pali của Hòa Thượng Thích Minh Châu, tương đương kinh Thiện Sanh là Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (Sigàlovàda sutta) thuộc No.31, Trường Bộ Kinh.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh Thiện Sinh – Sa môn Thích Nhật Từ dịch PDF

5. Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong

Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society. Kinh nầy do một thiên nhân hỏi nguyên nhân dẫn đến bại vong. Nội dung gồm 12 cửa bại vong. Từ điều thứ nhất đến điều thứ mười hai, không có gì khó hiểu.

Ví dụ điều thứ nhất: “Thích chánh pháp thành công, ghét chánh pháp bại vong” có nghĩa là ưa thích đạo lý gồm qui luật thiên nhiên và lối sống cao đẹp thì có thể thành tựu sự nghiệp; trái lại chê ghét đạo lý thì thất bại thua thiệt; hoặc điều mười hai: nếu sanh trong gia đình vua chúa hay gia đình có quyền thế mà tham vọng quá lớn, không biết tài sản địa vị của mình đang có, luôn luôn vơ vét, bốc lột tiền của, của người khác và tranh dành quyền thế để thống trị kẻ dưới thì nhất định sẽ đi đến chỗ tiêu diệt.

Ðọc qua mười hai cửa bại vong, chúng ta thấy rõ đạo Phật với những lời dạy do chính Phật Tổ thuyết giảng không phải là một “triết lý phù phiếm” mà là một đạo lý cao siêu song thực tiễn giúp con người sống đẹp, sống cao và sống rộng. Có thể nói đạo Phật là những liều thuốc cứu người khỏi bịnh hoạn và có được sức khỏe để sống vui.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong – TT Thích Nhật Từ PDF

6. Kinh nhân quả đạo đức

Kinh nhân quả đạo đức là bài kinh nằm trong bộ sách “Kinh Phật Cho Người Tại Gia” do thầy Thích Nhật Từ biên soạn. Người Phật tử ngoài việc thực hiện đúng theo tam quy, ngũ giới thì chăm chỉ niệm Phật, trì tụng kinh bộ, nghe thuyết pháp, tọa thiền là việc làm vô cùng cần thiết.

Quý Phật tử hãy đọc bài “Kinh nhân quả đạo đức” do thầy Thích Nhật Từ biên soạn để hiểu rõ hơn về quy luật nhân – quả, về nghiệp, về vấn đề đạo đức theo quan điểm của Phật giáo. Bài kinh còn hướng mỗi con người chúng ta tu tập, giác ngộ để có một cuộc sống an lạc và thanh tịnh.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh nhân quả đạo đức – Sa môn Thích Nhật Từ biên soạn PDF

7. Kinh bốn ân lớn

Bốn ơn lớn mà Đức Phật đã dạy, mỗi chúng ta phải ghi nhớ và luôn báo ân. Đó mới đúng là người con Phật, đó mới xứng đáng đạo làm người.

Bấy giờ, đức Phật từ trong chính định dạy ngài Di lặc: “Này các đệ tử, hãy nghe cho kỹ, ta sẽ diễn nói ơn nghĩa thế gian và xuất thế gian. Một ơn cha mẹ. Hai ơn chúng sinh. Ba ơn tổ quốc. Bốn ơn Tam bảo. Bốn ơn lớn này, tất cả mọi người đều phải ghi nhận và nên đền đáp.

Đọc tụng Kinh tại: Kinh bốn ân lớn – Sa môn Thích Nhật Từ biên soạn PDF

8. Kinh thực tập vô ngã

Đọc tụng Kinh tại: Kinh thực tập vô ngã – Sa môn Thích Nhật Từ biên soạn PDF

9. Kinh bốn pháp quán niệm

Đọc tụng Kinh tại: Kinh bốn pháp quán niệm – Sa môn Thích Nhật Từ biên soạn PDF

10. Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau

Đọc tụng Kinh tại: Kinh bảy cách dứt trừ khổ đau – Sa môn Thích Nhật Từ PDF

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Người chân thật tu hành nhất định không thể xa rời Giới Định Tuệ

Định Tuệ

Phát huy tâm Từ trong đời sống

Định Tuệ

Phương pháp đối trị tâm tán loạn và buồn ngủ khi niệm Phật

Định Tuệ

Lục căn viên thông: Không có mắt vẫn thấy, không có tai vẫn nghe

Định Tuệ

Lược đàm về Tham phiền não – Đối trị dục nhiễm, tham vi tế

Định Tuệ

Niệm Phật có thể mang đến sự an lành cho thế giới

Định Tuệ

Vì sao chúng ta mỗi ngày đều phải gắng sức niệm Phật?

Định Tuệ

Chép Kinh phước lớn lắm, người chép Kinh chớ quên hồi hướng

Định Tuệ

Định niệm hơi thở: 19 đề mục Định niệm hơi thở

Định Tuệ

Viết Bình Luận