Tâm Hướng Phật
Sách Hay

Vài Lá Bồ Đề PDF – Hòa Thượng Thích Thiện Châu

Tập Vài Lá Bồ đề này tuy chưa phải là hoàn hảo song tuyển tập Phật Lý này cũng giúp ích được ít nhiều cho những người mới bước vào cửa Đạo.

LỜI GIỚI THIỆU

Tập Vài Lá Bồ đề này là tuyển tập gồm một số bài giáo lý đã đăng trong nguyệt san TIN PHẬT, do Hội Phật Tử Việt Kiều Hải Ngoại xuất bản từ năm 1968. Tuy chưa phải là hoàn hảo song tuyển tập Phật Lý này cũng giúp ích được ít nhiều cho những người mới bước vào cửa Đạo. Chúng tôi kính mong quý độc giả đọc tập Vài Lá Bồ đề này với lòng “trống không” của mình.

THÍCH THIỆN CHÂU
Paris, Xuân Giáp Dần 1974
Phật Lịch 2518

CHO NHỮNG NGƯỜI ĐI TÌM…

Người là đối tượng chính của đạo Phật. Từ trong loài người, với tư cách con người mà Thái tử Sidhāttha đã giác ngộ – thành Phật. Sau khi giác ngộ, đức Phật đã sống với mọi người và giúp đỡ những người có khả năng giác ngộ. Đạo Phật phát sinh từ Ấn Độ, đã phát triển khắp nơi trên trái đất và lưu truyền suốt 25 thế kỷ qua. Điều này chứng tỏ kinh nghiệm giác ngộ, giải thoát của đức Phật có thể giúp loài người xây dựng cuộc sống an lành muôn nơi và muôn thuở. Nói chung thì con người đi ngựa 2.500 năm trước và con người thời đại lên cung trăng ngày nay không mấy khác nhau trong nhu cầu về đời sống trí tuệ. Tuy nhiên, người đời nay sống trong thời đại khoa học tiến bộ có những tiện nghi kỹ thuật cung cấp, và vì thế phải chịu những đau khổ đặc biệt của thời đại, cho nên cần có một lẽ sống diệt khổ thích hợp hơn. Nói cách khác, trong thế kỷ hai mươi này, một lý tưởng phù hợp với khoa học cũng như có khả năng giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội là rất cần thiết cho loài người.

Như chúng ta đều biết, hiện nay các thần giáo (théisme) ngày càng giảm sút uy thế, nhất là đối với thế hệ trẻ. Những phát kiến mới của khoa học làm suy yếu uy thế của các thần giáo, vốn xem nặng những vấn đề siêu hình, những lễ nghi phiền phức. Ảnh hưởng gián tiếp của khoa học kỹ thuật như đời sống máy móc, sự thác loạn tâm hồn, sự chạy theo những sản xuất mới… cũng làm cho con người xa dần các thần giáo.

Có thể nói rằng, một số thần giáo chưa ra khỏi tín điều đã phải lúng túng trước sự đòi hỏi của những người khó tính, khó tin. Người ta thường hỏi: “Liệu các thần giáo này, sau những cuộc ‘tái sinh’ có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu về đời sống tâm linh và hướng dẫn lý tưởng cho những người đang thao thức và đi tìm một lẽ sống cao đẹp trong hiện tại?”

Chúng tôi đồng ý rằng khoa học, kỹ thuật là rất kỳ diệu. Trong vài thế kỷ gần đây, khoa học kỹ thuật tân tiến đã thay đổi bộ mặt cuộc sống, đem lại cho loài người nhiều tiện nghi thiết thực và lợi ích. Khoa học kỹ thuật đang mở rộng không gian, thăm dò các hành tinh, hoặc giúp phương tiện để thay thế tim, gan, phổi… Nhưng khoa học kỹ thuật cũng đã bị những người xấu ác, những thế lực bóc lột lợi dụng trong mục đích gây đau khổ cho loài người. Không có gì quá đáng khi nói rằng khoa học kỹ thuật ngày nay phần lớn đang nằm trong tay những quân đội hoặc các nhà tài phiệt, và đã trở thành khí giới rất nguy hiểm vì có thể tiêu diệt sự sống và điều kiện sống của loài người một cách dễ dàng. Chưa nói đến bom đạn, thuốc độc… mà chỉ riêng sự thay đổi hoàn cảnh sống do kỹ nghệ và thói quen tiêu thụ gây ra cũng đã là một trong những tai họa lớn cho loài người.

Điều đáng nói ở đây không phải là chỉ trích, mà là để thấy được và điều chỉnh thích hợp với tính chất hai mặt và sự không hoàn mỹ của khoa học kỹ thuật. Trong chừng mực nào đó, khoa học là những phát hiện phù hợp với sự thật, kỹ thuật là những phương tiện tốt phục vụ loài người, do đó có ích lợi cho trí thức và đời sống. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật không thể là lẽ sống, lại càng không phải là lý tưởng có thể hướng dẫn cuộc sống con người đi dần đến chỗ cao đẹp và an lành.

Trong khi đó, con người không thể sống thiếu đạo lý hay lý tưởng. Vì thế, một lẽ sống cao đẹp, một lý tưởng thích hợp, mà Erich Fromm gọi là “frames of orientation and devotion” (hướng tiến và niềm tin), là rất cần thiết cho cuộc sống an lành của con người. Nói cách khác, chúng tôi muốn bổ túc cho thiếu sót của khoa học và đáp ứng nhu cầu đời sống trí tuệ của con người bằng cách giới thiệu con đường giác ngộ, giải thoát do đức Phật tìm ra cách đây hơn 2.500 năm.

Mời quý bạn đọc Vài Lá Bồ Đề – Hòa Thượng Thích Thiện Châu tại file PDF dưới đây.

[pvfw-embed viewer_id=”3526″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Ngữ Lục – Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF

Định Tuệ

Nhận Thức Phật Giáo PDF – Hòa Thượng Tịnh Không

Định Tuệ

Khai Thị Quyển 2 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Sách PDF

Định Tuệ

Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký PDF – HT Tịnh Không

Định Tuệ

Quán Thế Âm Bồ Tát bổn tích cảm ứng tụng – Chỉ Tịnh soạn PDF

Định Tuệ

Tịnh Độ Thánh Hiền Lục PDF – Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Định Tuệ

Tìm hiểu Pháp môn Tịnh độ – Phạm Đình Nhân

Định Tuệ

Kinh Pháp Bảo Đàn PDF – HT Thích Thanh Từ giảng giải

Định Tuệ

Hoạt ngục hiện hình ký Ngọc Chiếu PDF – Nhất Quán Đại Đạo

Định Tuệ

Viết Bình Luận