Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cốt cách người tu hành: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật… có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không?

Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không?

Cũng có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng… Những cái đó có phải là tu không?

Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không?

1. Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không?

2. Còn dễ nổi sân hay không? Khi gặp chuyện trái ý thì có giận dữ, bực tức hay không?

3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không? Còn thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác không? Còn thích được khen ngợi, được tâng bốc hay không?

4. Còn chấp vào Đạo của tôi, thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết? Còn có cái tâm hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái, chỉ trích vu khống, chụp mũ người khác không?

Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật!

Ngoài ra, một người tu còn cần phải có ít nhất những đức tính sau đây:

1. Biết làm phước, bố thí:

Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.

2. Nói lời ái ngữ:

Có người theo học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

3. Từ, Bi, Hỷ, Xả:

Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành!

4. Khiêm cung và lễ độ:

Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng. Hãy nhìn vào các phiên họp Đạo, các giao tế cộng đồng thì thấy rõ nhất.

Nếu chưa có những đức tính này thì cũng gọi là chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh.

Hãy tự xét lại, nhìn lại mình xem, mình đạt đến đâu để dừng lại sửa ngay sơ sót, kẻo uổng phí một kiếp người may mắn có Đạo.

LÀM GÌ CŨNG PHẢI NHỚ MÌNH LÀ NGƯỜI CON PHẬT !

HT Thích Trí Tịnh!

Bài viết cùng chuyên mục

Đức Phật đản sinh vào ngày nào? Ý nghĩa của ngày lễ Phật đản

Định Tuệ

Họa phước từ đâu mà đến?

Định Tuệ

Cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà có những gì?

Định Tuệ

Phật tử tại gia nên tụng kinh gì để có được hiệu quả tốt nhất?

Định Tuệ

Người chân chính tu Đạo thì phải biết từ tâm hả khí

Định Tuệ

Vận mệnh con người đều do nghiệp lực chiêu cảm mà sinh ra

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Nhất Tự Chuyển Luân Vương Thần Chú

Định Tuệ

Đừng chỉ lo làm phước mà quên tu Đức

Định Tuệ

Thế nào gọi là tu hành? Tu hành thế nào gọi là công phu?

Định Tuệ

Viết Bình Luận