Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh

Đó là tự tánh, tự tánh khởi dụng mới được thành tựu, mới được khai ngộ, mới được chứng quả. Quý vị bảo nó quan trọng biết bao!

8- Thanh tịnh tâm là chân tâm, thanh tịnh tâm là chân như bổn tánh, Thiền tông gọi là “Minh tâm kiến tánh”, Tịnh độ tông gọi là “Nhất tâm bất loạn”, đều cùng ý này. Tông môn từ vô trụ, vô tướng, vô niệm mà hạ thủ công phu. Giáo hạ từ vô tri, vô đắc mà hạ thủ công phu. Tông phái rất nhiều nhưng đều là tu tâm thanh tịnh. “Hữu tướng, hữu đắc” (có tướng, có được) thì tâm không thanh tịnh. “Hữu niệm” (có niệm) tâm cũng không thanh tịnh. Cần phải bỏ hết những thứ này, như Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật” (vốn chẳng có một vật) thì tâm sẽ được thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh. Đó là tự tánh, tự tánh khởi dụng mới được thành tựu, mới được khai ngộ, mới được chứng quả. Quý vị bảo nó quan trọng biết bao!

Người thật sự tu hành là tự mình tu, không nhìn người khác; nhìn người khác thì trong lòng sẽ sanh phiền não, sẽ có ý kiến; có ý kiến thì tâm sẽ không bình lặng, không thanh tịnh. Khi nào thấy sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần, thấy như không thấy, nghe như không nghe, thì tâm thanh tịnh rồi. Đối với tất cả các pháp rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch, tuy hiểu rõ nhưng trong lòng không chấp trước. Nói một cách dễ hiểu, tuyệt đối không đem những sự việc này để trong lòng, trong lòng không có một thứ gì. Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật”, tâm là không; khi ấy thì được tâm thanh tịnh, mới nắm chắc được vãng sanh.

Phật pháp là thường thường quan sát, tự mình phản tỉnh. Như vậy mới được tâm thanh tịnh, mới thật sự được thiền định. Chỉ hỏi mình có kính người khác không? Còn người khác có kính mình hay không thì không để trong lòng. Như vậy tâm được định, tâm cũng được thanh tịnh.

Trong lòng không chấp trước thì không có phiền não, không có ưu tư, không có nghĩ ngợi. Trong lòng không có gì cả, nó sẽ như thế nào? Trong lòng tràn đầy ánh sáng trí tuệ, cùng với chư Phật, Bồ Tát không xa. Như vậy mới tương ưng.

9- Tâm thanh tịnh là giác tâm, tâm thanh tịnh là chánh tri chánh kiến. Công phu tu hành của chúng ta ra sao, tự mình phải thường xuyên phản tỉnh, kiểm điểm. Kiểm xem công phu có đắc lực không, tu hành có tiến bộ hay không. Tâm của chúng ta có phải càng ngày càng thanh tịnh, những phiền não, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước có phải là càng ngày càng giảm bớt không? Nếu ngày càng giảm bớt, tâm địa thanh tịnh thì đây là công phu đắc lực, đây là cảnh giới tốt. Tuyệt đối không phải là mỗi ngày tụng bao nhiêu bộ kinh, niệm bao nhiêu tiếng Phật hiệu, lạy Phật được bao nhiêu lạy. Những thứ đó không có nhiều công dụng, nếu trong tâm vẫn còn nhiều vọng niệm, vẫn còn tham, sân, si, mạn thì không có công dụng, lợi ích gì cả.

Người niệm Phật công phu sâu hay cạn, phải kiểm xem tâm của mình có thanh tịnh hay không. Nếu tâm của quý vị năm nay thanh tịnh hơn năm trước, vậy thì công phu niệm Phật đắc lực hơn rồi. Tháng này thanh tịnh hơn tháng rồi một tí, vậy công phu của quý vị càng đắc lực hơn. Nếu phát hiện ngày hôm nay thanh tịnh nhiều hơn ngày hôm qua, vậy thì quý vị thành Phật không còn xa rồi.

10- Dạy quý vị tụng kinh, không ngoài mục đích là xả bỏ vọng niệm, phiền não, đem tất cả phân biệt, chấp trước quên hết, khôi phục lại thanh tịnh của tự tánh. Trong tâm thanh tịnh thì tự nhiên sanh trí tuệ. Trí tuệ hiện tiền thì không phải nói kinh của người khác rồi; mà là kinh do trí tuệ tâm tánh của mình tuôn trào ra, là thứ kinh tương ưng, khế hợp với Phật Thích Ca Mâu Ni.

Tu học Phật pháp là khôi phục tâm thanh tịnh của tự tánh, chẳng qua là đem những thứ chướng ngại, ô nhiễm của tự tánh tâm thanh tịnh bỏ đi mà thôi. Sự khác nhau của Phật và chúng sanh, là tâm của chúng sanh hiện tại có ô nhiễm, tâm của Phật, Bồ Tát thanh tịnh.

Phật từng nói kinh điển nhiều vô lượng vô biên, toàn là từ trong tâm thanh tịnh tự nhiên lưu lộ ra. Tâm chúng ta thanh tịnh rồi cũng sẽ như tâm của Phật vậy. Tất cả Kinh đều như từ trong tự tánh của mình mà lưu lộ ra. Làm sao mà không hiểu, không minh bạch được chứ? Cho nên cổ nhân có nói “Một kinh thông, tất cả kinh thông.”

Trong tâm không thể nào còn chứa những thứ tạp nhạp. Đề kinh nói rất rõ ràng: “Thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Trong tâm nếu còn một vật thì không thanh tịnh, còn có cao thấp là không bình đẳng, không thanh tịnh. Không bình đẳng thì là mê hoặc, điên đảo, là không giác. Bí quyết tu hành đều được thể hiện trên đề kinh.

Trích: Niệm Phật Thành Phật – Tu Tâm!

Bài viết cùng chuyên mục

Con người phải vì xã hội, vì chúng sanh, không nên vì bản thân

Định Tuệ

Nếu không hạ thủ công phu thì đó chỉ là đùa giỡn với Phật pháp

Định Tuệ

Kẻ phạm Ngũ Nghịch 5 trọng tội đọa địa ngục Vô Gián

Định Tuệ

Chúng ta vốn dĩ đã là Phật

Định Tuệ

Oan gia nên giải không nên kết

Định Tuệ

12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

Định Tuệ

Muốn cứu độ thân bằng quyến thuộc thì nên chân thật niệm Phật

Định Tuệ

Những điều mà người trợ niệm cần phải biết

Định Tuệ

Phật dạy cho chúng ta điều gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận