Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người nào là người có phước báo nhất thế gian?

Tâm địa thanh tịnh, không có lo lắng, không có gánh nặng, thân tâm an ổn, trà thô cơm đạm, du sơn ngoạn thủy, là người có phước đệ nhất trong thế gian này.

Đồng học Tứ chúng đồng tu chúng ta chỉ biết tụng kinh mà không hiểu nghĩa của kinh điển, tu hành hoàn toàn xem trọng hình thức, vẫn không có nội dung, cho nên không nhập được vào cảnh giới.

Phiền não tập khí, tham sân si mạn không khác gì người thông thường, thậm chí còn mỗi ngày một tăng trưởng. Bình lặng mà tư duy, xấu hổ vô cùng, trên thì có lỗi với cha mẹ, có lỗi với Thầy giáo, dưới thì có lỗi với thế hệ sau.

Do đó, tứ chúng đệ tử Phật môn chúng ta chưa tận hết trách nhiệm, khiến cho người thế gian sinh ra hiểu lầm nghiêm trọng đối với Phật pháp, đối với kinh điển, chúng ta có lỗi đối với Thích Ca Mâu Ni Phật.

Hiện nay người trẻ phát tâm xuất gia, động cơ của họ là vì điều gì? Họ không biết! Nói chung, chính là mơ mơ hồ hồ mà xuất gia, ngay cả Phật pháp là gì, hoàn toàn chẳng có khái niệm. Tuy nhiên bất luận động cơ xuất gia là gì, quan trọng là đã xuất gia rồi thì phải nghiêm túc học tập.

Tôi với mọi người có chút khác nhau, tôi là hiểu rõ rồi mới phát tâm xuất gia. Vì sao phát tâm xuất gia? Phát giác Phật pháp tốt như vậy mà không có ai học tập. Ví dụ như cùng là một khóa trình học Đại học, khóa trình này rất tốt mà chẳng có người tu học, cho nên tôi mới đi tu. Nếu người tu học rất nhiều, chưa chắc tôi đã xuất gia. Ở thế gian, không nhất định phải cạnh tranh với người, có thể làm được việc người khác không sẵn lòng làm, đây là việc tốt!

Trong xã hội có rất nhiều việc, mọi người tranh nhau làm, nếu tôi cũng đi tranh, có ý nghĩa gì chứ? Việc tốt mà người khác không chịu làm, không sẵn lòng làm thì tôi sẽ làm. Có người tranh giành muốn làm, tôi hai tay dâng nhường cho họ làm, thậm chí tôi ở sau lưng giúp họ một tay, rất vui sớm ngày thấy họ thành công!

Người nào là người có phước báo nhất thế gian? Không tranh với người, không cầu với đời, người thanh nhàn là người có phước. Tâm địa thanh tịnh, không có lo lắng, không có gánh nặng, thân tâm an ổn, trà thô cơm đạm, du sơn ngoạn thủy, là người có phước đệ nhất trong thế gian này. Chân thật biết hưởng phước, chính là như người thế gian gọi là đời sống thần tiên. Thật ra, có phước báo nhất cũng không phải là có địa vị, có tài phú, nhưng người thế gian thông thường không cho là như vậy, đây là không biết gì về lạc thú chân thật của cuộc sống.

Năm xưa, trước khi tôi chưa học Phật, tôi thích đọc Lịch sử. Trong “Nhị Thập Ngũ Sử” có “Ẩn Dật Truyện“, khi mới đầu xem qua, vẫn rất mê hoặc. Nhân vật trong lịch sử ghi chép lại đều là người có cống hiến đối với quốc gia dân tộc, ghi danh thanh sử, mà những người ở trong Ẩn Dật Truyện ghi chép lại gọi là người nhàn hạ, chẳng có cống hiến gì với quốc gia, xã hội, vì sao lại ghi chép thành truyện? Bởi vì họ có học vấn, có đạo đức, có năng lực, không tranh với người, không cầu với đời.

Ví dụ Gia Cát Lượng, nếu không phải Tiên Chủ ba lần đến lều tranh, ông vẫn là ẩn sĩ, chính mình trồng mấy mẫu ruộng, mỗi ngày du sơn ngoạn thủy với mấy người bạn chí đồng đạo hợp, trải qua đời sống ẩn dật, đây là biết hưởng phước.

Những người như vậy không đứng ra làm việc vì nhân dân xã hội, vì sao lại còn viết truyện về họ?

Học Phật rồi tôi mới hiểu rõ, họ là điển hình, mô phạm tốt nhất cho xã hội chúng ta; họ cũng không phải không có bản lĩnh, năng lực để tranh với người, mà là dùng chính bản thân mình để giáo hóa xã hội, không cần cạnh tranh. Ẩn sĩ chính là “không tranh với người, không cầu với đời“, nếu ai nấy đều có thể giữ nguyên tắc này thì xã hội an định, thế giới hòa bình.

Cũng có nhiều người phản đối, xã hội như vậy có phải là vĩnh viễn không tiến bộ được chăng? Thật ra, xã hội này đang tiến bộ với tốc độ vô cùng ổn định từ từ thì người thế gian vĩnh viễn là hạnh phúc. Hiện nay mọi người khuyến khích cạnh tranh, đấu tranh, đấu đến u đầu chảy máu, đạt được gì chứ? Suy nghĩ tỉ mỉ xem, trải qua đời sống ẩn dật là có đạo lý của nó!

Thánh Hiền nhân Tam Giáo “Nho, Đạo, Phật” trước đây, đều là “không tranh với người, không cầu với đời“, Cao Sĩ của Nhà Nho, Đạo Trưởng của nhà Đạo, Cao Tăng của Nhà Phật, đều là có học vấn, có đức hạnh, có năng lực, họ phát triển theo một phương hướng khác, theo đuổi công việc giáo dục xã hội. Lúc đó không có danh thừ “Giáo dục xã hội” này, trên thực tế những gì họ làm chính là giáo hóa chúng sanh, hiện nay thì gọi là người làm công việc giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa.

Nghề nghiệp này vô tranh vô cầu, rất tự tại, rất vui sướng, đời sống vật chất rất đơn giản. Quần áo có thể mặc đủ ấm, ba bữa có thể ăn đủ no, có nhà có thể chắn gió che mưa, ngủ được rất ngon, đời sống này vui sướng biết mấy! Đây mới gọi là chân thật biết hưởng thụ. Đặc biệt là người cao minh, người trí huệ cao độ, ngày ngày đang nâng cao cảnh giới của chính mình, điều này người thế gian thông thường tuyệt đối chẳng thể sánh bằng, người thế gian thông thường cũng chẳng hiểu rõ được.

Hòa Thượng Tịnh Không giảng giải!

Bài viết cùng chuyên mục

16 điềm lành vi diệu lúc Đản sinh của Đức Phật

Định Tuệ

Người thọ trì Tam Quy được 36 vị Thần Hộ Pháp ngày đêm bảo hộ

Định Tuệ

Người thường niệm Phật tự tâm sẽ thanh tịnh

Định Tuệ

Phật ở trong tâm hay Phật ở ngoài tâm?

Định Tuệ

Vô ngã là gì? Quan niệm Vô ngã trong tư tưởng Phật giáo

Định Tuệ

Công phu niệm Phật chẳng đắc lực là vì sao?

Định Tuệ

Ấn tống, lưu thông kinh điển là phước báo đệ nhất thế gian

Định Tuệ

Đức Phật thường nói: Phước cầu không được, tu thì được

Định Tuệ

Một niệm vừa sanh khởi, phải quán sát và chiếu cố câu thoại đầu

Định Tuệ

Viết Bình Luận