Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Oan gia nên giải không nên kết

Cổ đức dạy bảo chúng ta, “oan gia nên giải không nên kết”. Con người sống tại thế gian này nhất định là không nên kết oán với người khác, kết oán với người khác là sai rồi.

Cổ đức dạy bảo chúng ta, “oan gia nên giải không nên kết”. Con người sống tại thế gian này nhất định là không nên kết oán với người khác, kết oán với người khác là sai rồi.

Người ta cho dù không vừa lòng với bạn, sỉ nhục bạn, hủy báng bạn, hãm hại bạn, người học Phật chúng ta biết được đây là nghiệp báo mà mình đã tạo trong đời quá khứ.

Quá khứ đã tạo nghiệp bất thiện, nên đời nay thọ quả báo, hoan hỷ mà tiếp nhận, tội báo liền được báo hết, không có một tơ hào tâm oán hận nào cả. Oán kết đã hóa giải rồi, đây là việc tốt, không phải là việc xấu.

Nếu có một niệm tâm bất bình thì cái oán kết này vẫn còn, chưa được khai giải hết, không khai giải hết thì tương lai vẫn sẽ báo tiếp, nên gọi là oan oan tương báo, không bao giờ ngừng dứt, việc này thật là đáng sợ.

Chúng ta học Phật thì mức độ thọ dụng thấp nhất phải có thể đạt được việc này, đây là mức độ thọ dụng thấp nhất. Ta hiểu được rồi, tất cả những oán thân trái chủ gây ra cho ta đủ loại việc không như ý, ta đều hoan hỷ tiếp nhận, cung kính tán thán thì chúng ta đã thanh toán hết rồi, cũng thành tựu được hạnh nhẫn nhục cho chính mình.

Hạnh nhẫn nhục ở trong lục độ biết đi đâu để tu bây giờ? Chính là tu ở trong những cảnh giới này. Cho nên những người đó là thầy nhẫn nhục ba-la-mật của chúng ta, là thiện tri thức để ta tu hạnh nhẫn nhục. Chúng ta cung kính cảm kích còn không hết thì sao lại có thể có lòng oán hận với họ chứ?

Đây là chúng ta đạt được thọ dụng chân thật trong Phật pháp, chúng ta phải nên hiểu, phải nên lý giải được, để cả cuộc đời này của chúng ta đều có thể sống trong thế giới biết ơn, đạo nghiệp của chúng ta sẽ không khó thành tựu.

Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Tập 96
Chủ Giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Tùy hỷ công đức nhằm phá điều gì?

Định Tuệ

Nhận thức về nhân quả và nghiệp – Sư Thích Giác Khang giảng

Định Tuệ

Kinh Cứu Khổ – Bạch Y thần chú khi trì tụng có tác dụng gì?

Định Tuệ

Không tin chính mình thì học Phật cũng như không

Định Tuệ

Sanh đến Tây Phương Cực Lạc đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát

Định Tuệ

Tịnh độ là gì? Nguồn gốc giáo lý Tịnh độ

Định Tuệ

Ngũ triền cái là gì? Phật dạy phương pháp đoạn trừ năm triền cái

Định Tuệ

Ma cảnh là gì? Làm sao để phân biệt cảnh ma hay cảnh thật?

Định Tuệ

Năm phương tiện pháp môn niệm Phật – Thích Đức Trí dịch

Định Tuệ

Viết Bình Luận