Công đức không hề rời khỏi phước đức. Tu phước mà không dính mắc thì chính là công đức. Tu phước mà dính mắc thì đó chính là phước đức.
Có một ông quan tên là Huệ Trọng Đạt, làm quan đến chức Hàn Lâm Học Sĩ. Một hôm bị bịnh nặng nằm thiếp đi. Thần hồn ông bị quỷ dẫn hồn xuống âm cung. Khi xuống diêm cung, Diêm Vương thăng tòa cùng các quan đem sổ sách ra để luận tội phước của ông, cái nào nhiều ít để giảm tội và tăng phước cho ông đi tái sanh.
Ông phán quan đem ra một cái cân, cán cân bên phải để một cuộn giấy nhỏ. Cán cân bên trái để một đống giấy to. Ông thấy cuộn giấy nhỏ cán cân bên phải nặng. Còn cán cân bên trái để cuộn giấy to thì nhẹ.
Thần hồn ông Hàn Lâm học sĩ mới thắc mắc thưa với Diêm Vương rằng: Chẳng hay hai cán cân kia có một cuộn giấy nhỏ và đống giấy dày ghi cái gì trong đó tôi không hiểu.
Diêm Vương nói rằng cuộn giấy to và nhiều ở cán cân bên trái đó là để ghi tội ác của ngươi.
Ông Hàn lâm ngạc nhiên mới hỏi rằng, tuổi tôi mới vừa 40, tôi có làm gì ác mà dưới âm cung ghi tội tôi nhiều như thế?
Phán quan mới nói rằng: đâu đợi ngươi lấy dao giết người, hay chữi cha mắng mẹ mới gọi là ác. Hằng ngày mỗi niệm, mỗi niệm bất chính nghĩ ác cho người khác, nghĩ xấu cho người khác nó đã thành tội rồi. Như vậy hằng ngày tâm ngươi có thanh tịnh không? có nghĩ xấu cho ai không? có nghĩ ác cho ai không? còn giận hờn ai không? có bất mãn ai không? có còn tham, sân ghen ghét ganh tỵ không?… Trong tâm đã hết những phiền não chưa?
Khi phán quan nói như vậy thì Hàn Lâm Huệ Đạt làm thinh. Và ông hỏi tiếp chẳng hay cuộn giấy nhỏ mỏng kia ghi cái gì mà nó nặng hơn đống giấy lớn ấy?
Phán quan trả lời ông: Ngày xưa khi còn sanh tiền ở trên trần thế, ngươi có làm một tờ đơn dâng lên vua khuyên can vua đừng xây cái cầu đá ở Tam Sơn mà tốn công tổn sức làm cho nhân dân khổ sở.
Ông Huệ Đạt nói tôi dâng cái đơn đó lên vua bị vua bát bỏ mà làm sao nó có hiệu lực được?
Phán quan trả lời, tờ đơn đó tuy nó không thực hiện được nhưng nó phát xuất từ cái lòng bác ái của ngươi thương dân nên công đức rất lớn.
P/s: Bài viết này dạy cho chúng ta hiểu công đức quan trọng như thế nào để mà tu. Đời này nhiều người ham mê tu Phước mà không tu Huệ là sai lầm rồi đó.
Phải tu như thế nào mới có công đức? Công đức không hề rời khỏi phước đức. Tu phước mà không dính mắc thì chính là công đức. Tu phước mà dính mắc thì đó chính là phước đức.
Bạn tu tài bố thí, hy vọng tương lai được giàu có, vậy thì liền biến thành phước đức. Nhưng bạn tu tài bố thí “tam luân thể không”, không có bất cứ mong cầu nào thì liền biến thành công đức.
Mặc dù bạn không có bất cứ mong cầu nào nhưng ở ngay trong cuộc sống thường ngày của bạn cũng không thiếu bất cứ thứ gì, vì trong công đức có phước đức, nhưng trong phước đức không có công đức.
Hiểu và phân biệt đúng “công đức” và “phước đức”
Chúng ta cần nên lưu ý tránh bị nhầm lẫn giữa Phước đức và Công đức, thậm chí mê lầm đến độ lạm phát từ những việc nhỏ nhặt, linh tinh như: góp tiền, cúng dường xây dựng, hối lộ tâm linh, cầu vọng, van lụy, nô dịch, xưng tán tướng tượng, tuyên truyền tà pháp… mà đem những điều đó hô hào là công đức, công quả… nhầm lẫn cơ bản về công đức và phước đức.
“Cho nên chúng ta không luận tu phước như thế nào, thông thường nói ba loại bố thí là tài bố thí, pháp bố thí, vô uý bố thí, bố thí được sạch trơn, nhưng then chốt là tâm địa phải thanh tịnh, không dính vào tướng bố thí, không nên thường hay nghĩ đến ta có ân đức đối với người, có rất nhiều việc tốt đối với họ. Không nên có những ý niệm này”.
ALISA Sưu tầm!
Tâm Hướng Phật/St!