Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật

Thích Ca Mâu Ni Phật luôn dẫn dắt chúng ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thân cận A Di Đà Phật, nhất định sẽ chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề trong hội A Di Đà Phật.

Tông Môn và Mật Tông đều phải có người truyền, nhất định phải có thầy chân truyền để truyền trao, chẳng có thầy đều chẳng thể thành tựu! Không giống như Giáo Hạ, Giáo Hạ chẳng có thầy, y theo kinh điển vẫn có thể thành tựu, từ từ đạt được.

Đặc biệt là Tịnh Độ Tông trong Giáo Hạ, trong kinh Đại Tập đức Phật đã thọ ký cho mọi người chúng ta, lão nhân gia nói rất hay: “Chánh Pháp thời kỳ, giới luật thành tựu”, nghĩa là kể từ sau khi đức Phật diệt độ, suốt một ngàn năm là thời kỳ Chánh Pháp, thật sự có thể trì giới bèn đắc Định, có thể chứng quả A La Hán.

Thành tựu trong nhà Phật là có thể ngay trong đời này vượt thoát lục đạo luân hồi, chứng quả A La Hán, được coi như thành tựu. Chưa thể vượt thoát lục đạo, vẫn luân hồi trong lục đạo, tức là chẳng có thành tựu. Phước báo nhân thiên chẳng thể coi là thành tựu, trong Giáo Hạ nhất định phải hiểu điều này.

“Tượng Pháp thời kỳ”, Phật giáo truyền đến Trung Quốc, đó là một ngàn năm thứ hai, “Thiền Định thành tựu”, nên phong khí Thiền triển khai rộng khắp tại Trung Quốc, pháp vận của Thiền là một ngàn năm.

Hiện thời chẳng còn nữa, nay là thời kỳ Mạt Pháp, đại khái là hiện thời học Thiền đắc Định đều chẳng thấy. Thời kỳ Mạt Pháp, đức Phật dạy “Tịnh Độ thành tựu”. Mạt Pháp là một vạn năm, hiện thời đã qua một ngàn năm. Từ xưa đến nay, theo sự ghi chép của các bậc cao tăng đại đức Trung Quốc, chúng ta có thể thấy điều này từ các kinh điển bằng tiếng Hán, Thích Ca Mâu Ni Phật giáng sanh vào năm hai mươi bốn đời Châu Chiêu Vương, tức năm Giáp Dần. Thích Ca Mâu Ni Phật tuổi Cọp, năm Dần là năm Cọp, Giáp Dần mà!

Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt vào năm năm mươi ba đời Châu Mục Vương. Do vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật trụ thế tám mươi tuổi. Người Trung Quốc tính tuổi theo lối hư tuế (tuổi ta), còn người ngoại quốc tính theo tuổi thật nên là bảy mươi chín tuổi.

Nếu dựa theo cách tính toán này cho đến hiện thời, tức là từ năm Châu Mục Vương năm mươi ba cho tới hiện thời sẽ là ba ngàn lẻ ba mươi bảy năm. Đến nay, Mạt Pháp đã trải hơn một ngàn năm, tức là một ngàn lẻ ba mươi bảy năm, sang năm là một ngàn lẻ ba mươi tám năm.

Nhằm thời Mạt Pháp thì “Mạt Pháp thời kỳ, Tịnh Độ thành tựu”, Thích Ca Mâu Ni Phật thọ ký chuyện này. Chúng ta sanh nhằm thời kỳ Mạt Pháp, nhất tâm nhất ý tu pháp môn Tịnh Độ, nghe theo giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài dạy chúng ta hãy tu Tịnh Độ trong thời kỳ này.

Trong các kinh luận Tịnh Độ, bộ kinh này là kinh điển trọng yếu nhất, là đại kinh căn bản của Tịnh Độ, kinh Vô Lượng Thọ thích hợp thời đại này.

Trong Tịnh Độ, vào lúc kết thúc một ngàn năm thứ nhất của thời Mạt Pháp, lão cư sĩ Hạ Liên Cư xuất hiện trong thế gian, vì chúng ta hội tập một bản kinh viên mãn như vậy, khẳng định kinh bổn này còn được lưu truyền chín ngàn năm nữa. Do vậy, tại ngoại quốc, rất nhiều người nói đến tận thế, nhưng Phật pháp chẳng như vậy!

Phật pháp hãy còn chín ngàn năm về sau nữa, lẽ đâu có tận thế? Pháp vận chín ngàn năm, trong quá khứ, Chương Gia đại sư bảo tôi, pháp vận có hưng, có suy, hễ có hưng, có suy, sẽ chưa phải là diệt pháp, chư Phật, Bồ Tát sẽ chiếu cố. Chúng ta hiện thời đang ở vào thời kỳ Phật pháp suy vi, suy đến tột cùng chính là thời đại này.

Phật pháp có thể hưng khởi hay không? Có thể! Chúng ta lưu ý, có những người trẻ tuổi, thanh thiếu niên thật sự có thiện căn, tôi nghĩ trong số ấy có những vị tái lai, nếu phát hiện những người ấy, chúng ta hãy toàn tâm toàn lực giúp họ, đời này qua đời khác sẽ dần dần hưng vượng lên.

Đây là nói theo nhà Phật, tổ sư đại đức dạy chúng ta ý nghĩa của Quán Đảnh, ý nghĩa thật sự của sự Quán Đảnh được trình bày bằng mấy câu này. “Đại bi hộ niệm” là ý nghĩa của chữ Quán, chân quán, Đại Bi hộ niệm!

Phật quả tột đỉnh, kinh Vô Lượng Thọ là Phật quả tột đỉnh. Quý vị thấy trong quá khứ, các vị đại đức thời Tùy – Đường cũng nhằm lúc tâm huyết sôi trào, mọi người ngồi lại đàm luận: “Thuở đức Thế Tôn tại thế, giảng kinh, thuyết pháp bốn mươi chín năm, bộ kinh nào là đệ nhất, trọng yếu nhất?” Gần như mọi người đều công nhận kinh Hoa Nghiêm là bậc nhất. Vì thế, tôn xưng kinh Hoa Nghiêm là “căn bản pháp luân”.

Thuở trước, tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu Phật giáo cho tôi, đã nhắc tới kinh Hoa Nghiêm, bảo kinh Hoa Nghiêm là khái luận triết học trong kinh Phật. Theo cách nhìn ấy của cụ, khái luận triết học trong kinh Phật thì cũng là chí cao vô thượng. Cụ đặc biệt giới thiệu với tôi, trong kinh ấy có lý luận viên mãn, có phương pháp tinh xác, tức là phương pháp tinh mật và xác thực, phía sau lại còn kèm theo biểu diễn. Cụ nói các sách triết học trên toàn thế giới chẳng có sách nào có thể sánh bằng kinh Hoa Nghiêm.

Quả thật, kinh Hoa Nghiêm quá hay, cuối kinh là năm mươi ba lần tham học nhằm biểu diễn cho chúng ta thấy. Cuối kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy kinh viên mãn như thế nào? Mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát dẫn về Cực Lạc, Hoa Nghiêm đạt đến rốt ráo viên mãn.

Chư vị phải biết: Nay chúng ta đang đọc phẩm này là phẩm thuộc Tự Phần, “Đức Tuân Phổ Hiền”. Do vậy, Tây Phương Cực Lạc thế giới là thế giới gì? Thế giới của Phổ Hiền Bồ Tát, chẳng phải là thế giới Hoa Nghiêm hay sao? Vì thế, nói Hoa Nghiêm đến cuối cùng quy kết về đâu? Quy vào Vô Lượng Thọ. Vô Lượng Thọ là đệ nhất trong đệ nhất, điều này đã được các vị tổ sư đại đức công nhận từ xưa. Ngàn kinh vạn luận chỗ nào cũng chỉ quy, Thích Ca Mâu Ni Phật luôn dẫn dắt chúng ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thân cận A Di Đà Phật, nhất định sẽ chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề trong hội A Di Đà Phật.

Do vậy, đối với Quán Đảnh, kinh Vô Lượng Thọ mới thật sự là “đảnh pháp” (pháp cao tột đỉnh), cao hơn kinh Hoa Nghiêm, chúng ta phải biết điều này. Vì thế, gọi là Đảnh. Bởi lẽ đó, đọc bộ kinh này từ đầu đến đuôi một lượt tức là được mười phương hết thảy Như Lai quán đảnh một lần, thật đấy, chẳng giả. Có thể y giáo phụng hành, lẽ nào chẳng được lợi ích!

Pháp Sư Tịnh Không!
Xin hãy thường niệm A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Tu đại cúng dường là gì? Phải tu cúng dường như thế nào?

Định Tuệ

Vô ngã là gì? Quan niệm Vô ngã trong tư tưởng Phật giáo

Định Tuệ

Hai việc cực ác và cực thiện nhất thế gian là những việc gì?

Định Tuệ

Lý giải về hiện tượng đồng bóng, Đồng cô bóng cậu

Định Tuệ

Khi nào mới nắm chắc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc?

Định Tuệ

Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm A Di Đà Phật

Định Tuệ

Ăn chay như thế nào là đúng cách và đúng Pháp?

Định Tuệ

Chánh kiến, tà kiến là gì? Nếu không phân biệt rõ sẽ là mê tín

Định Tuệ

Trái nghịch với quy luật của tự nhiên thì tai nạn sẽ đến với bạn

Định Tuệ

Viết Bình Luận