Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tụng Chú Dược Sư có tác dụng gì?

Nếu người mắc phải nhiều tội lỗi trì tụng chú Dược Sư, sẽ chuyển hóa và phát nguyện sống đạo đức, nghiêm khắc tu hành, bù đắp tội lỗi, thành tựu giải thoát.

Đức Phật Dược Sư là ai?

Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sinh chìm đắm trong biển khổ sinh tử. Vì chúng sinh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sinh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sinh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? Vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sinh.

Bản nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sanh tử khổ đau.

Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Cũng như các Đức Phật trong mười phương, Đức Dược Sư có đầy đủ thập hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật-Thế Tôn.

Đức Phật Dược Sư là một đấng giác ngộ có lòng bi mẫn vô biên đối với hết thảy chúng sinh. Ngài hộ trì chúng sinh tránh khỏi những đớn đau về tâm hồn và thể xác, khỏi những hiểm nguy và chướng ngại, và giúp họ trừ diệt ba độc tố – tham trước, sân hận và si mê – cội nguồn của mọi bệnh tật và nguy hại. Ngài là đấng Y vương Toàn giác.

Theo các Kinh điển Phật Giáo thì Đức Dược Sư Như Lai có 7 tôn tướng. Có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Đức Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện (ứng thân), danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Tụng Chú Dược Sư có tác dụng gì?

Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi sinh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

Dược Sư, nghĩa đen là thầy thuốc chữa bệnh. Lưu ly là một loại ngọc màu xanh trong suốt. Quang là ánh sáng. Lưu ly quang là ánh sáng ngọc lưu ly. Dược Sư Lưu Ly Quang Phật là vị Phật có danh hiệu Thầy thuốc chữa bệnh, ánh sáng như ngọc lưu ly. Phật Dược Sư hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.

Ánh sáng của Phật Dược Sư thật không nghĩ bàn. “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn, không có chút nhơ bợn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Ánh sáng ấy chiếu đến đâu đều phá hết tăm tối vô minh của chúng sinh, đem lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ thân tâm của chúng sinh, khiến cho họ xa lìa mê vọng mà hướng đến giác ngộ, giải thoát.

Khi trì tụng chú Dược Sư chúng ta sẽ được ánh sáng trí tuệ trong suốt như ngọc lưu ly của Ngài soi chiếu. Lúc đó, chúng ta sẽ mở rộng tấm lòng không còn những tham sân si vô độ, đồng thời sẽ phát khởi lòng từ bi, yêu mến hết thảy mọi người, mọi loài, mọi việc dù là tốt hay bất lợi cho bản thân chúng ta.

Nếu người mắc phải nhiều tội lỗi trì tụng chú Dược Sư, sẽ chuyển hóa và phát nguyện sống đạo đức, nghiêm khắc tu hành, bù đắp tội lỗi, thành tựu giải thoát.

Nếu là thân phụ nữ khi tụng chú Dược Sư, Phật Dược Sư sẽ hướng cho các bạn nữ tu hành, giảm đi tính yếu đuối vốn có trong tính nữ, mạnh mẽ độc lập hơn, thông suốt và bớt khổ đau.

Nếu là người nghèo khổ không có quần áo để mặc, tụng chú Dược Sư sẽ được người cứu độ, giúp đỡ. Đồng thời giúp họ trở nên minh mẫn trí tuệ hơn, hiểu cái gì là đủ hạnh phúc, không cưỡng cầu.

Nếu là người đang bệnh tật sắp mạng chung, tụng chú Dược Sư sẽ được Ngài hóa giải những bệnh tật khổ đau trên thân thể, và chấp nhận rời bỏ cuộc đời trong thoải mái, dễ chịu.

Những chúng sanh kiên trì, đọc tụng chú Dược Sư này sẽ được tiêu trừ mọi bệnh khổ và đạt được sở cầu sở nguyện như ý.

Trích lời đức Phật dạy trong Kinh Dược Sư về lợi ích trì tụng Thần Chú Dược Sư

“Lại này Văn Thù Sư Lợi! Sau khi thành đạo, Đức Phật Dược Sư phát tâm đại từ, liền vào Chánh định, hóa Phật trên đỉnh, thuyết Đà la ni Thần chú Tiêu tai, khiến cho ba cõi bốn loài không còn những bệnh quái ác. Nếu chư Bồ tát sanh ở đời sau, gặp bệnh nan y, nên trì chú này vào bát nước sạch, không có vi trùng, cho bệnh nhân dùng, liền được khỏe mạnh. Bồ tát đa hạnh làm thuốc cứu người, phước nhiều vô lượng, hiện đời được người kính trọng; chết lại theo Phật Dược Sư, tinh tấn siêng tu, sẽ thành Vô thượng Chánh giác”.

Bấy giờ Văn Thù Bồ tát xin Phật truyền bá kinh này, giải ách trừ tai, cứu đời mở đạo.

Đức Phật lại bảo: “Nếu có người nào cúng dường cầu phước, thì trước phải tạo bảy tượng của Phật Dược Sư để trên tòa cao, rải hoa dâng hương, đốt đèn tục mạng. Giữ tâm thanh tịnh, không giận, không buồn, thương xót chúng sanh, khởi tâm cứu hộ. Luôn nhớ bổn nguyện công đức của Phật Dược Sư, đọc tụng, suy tư, dạy người làm phước, thì được công đức không thể nghĩ bàn.

“Nếu ở thế gian, vượt núi băng ngàn, luôn gặp tai nạn, nước trôi, lửa cháy, quan lại hành hình, dưới biển cá kình, trên non hổ dữ, sư tử, độc xà, giặc giã khắp nơi, hết đường chạy thoát. Nhờ có căn lành đời trước, nên nhớ danh hiệu của Phật Dược Sư, trừ tai thần chú, nhiếp niệm thọ trì, tất cả tội này theo đây tan mất.

“Nếu có Phật tử lỡ phạm cấm giới, sợ đọa tam đồ, kính trọng tôn thờ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Nhờ công đức này, khỏi đường sanh tử. “Nếu có phụ nữ chịu khổ lúc sanh, sức lực tiêu tan, tưởng chừng phải chết. Nhờ phước đời trước, nghe được danh hiệu của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, liền hết khổ đau, hạ sanh mau lẹ, mẹ con bình an”.

Thần chú Phật Dược Sư thực sự chứa đựng phương thuốc cho toàn bộ con đường đi đến giác ngộ. Đọc thần chú để lại dấu ấn trong tâm trí chúng ta, để chúng ta có thể hiện thực con đường có trong thần chú. Theo kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức thì khi Đức Phật Dược Sư nhập định tên là định diệt trừ tất cả các khổ não cho chúng sinh thì Ngài nói chân ngôn:

Dược Sư quán đảnh chơn ngôn tiếng việt:

Nam mô Bạc già phạt đế, bệ sát xã, lũ lô thích lưu ly, bác lặc bà, hắc ra xà dã.
Đát tha yết đa tha, a ra hắc đế.
Tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha.
Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế toá ha.

Dược Sư quán đảnh chơn ngôn tiếng phạn:

Namo bhagavate bhaiṣajyaguru
vaiḍūryaprabharājāya tathāgatāya
arhate samyaksambuddhāya tadyathā:
oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā.

Khi niệm thần chú liên tục bằng tấm lòng chân thành, chúng ta cũng có quyền năng hoàn hảo để biểu hiện dưới nhiều hình thức phù hợp với mọi sinh vật sống và tiết lộ những phương pháp cần thiết để hướng dẫn họ, giúp đỡ về vật chất, giáo dục, hay giáo pháp đạo Phật.

Bất cứ khi nào dấu ấn tích cực do những hành động tích cực trong quá khứ của chúng chín muồi, không chậm trễ thậm chí một giây, chúng ta có thể tiết lộ nhiều phương tiện khác nhau để hướng dẫn chúng sinh đến sự giác ngộ trọn vẹn.

Tâm Hướng Phật/Th!

Bài viết cùng chuyên mục

Trong đời ta nên sợ cái gì hơn hết?

Định Tuệ

15 điều khẩu truyền trân quý về chú Lăng Nghiêm – HT Tuyên Hóa

Định Tuệ

Chánh nguyện niệm Phật, nguyện tất cả đều vãng sinh Tịnh độ

Định Tuệ

Tại sao Đức Phật lại phóng hào quang khi thuyết Pháp?

Định Tuệ

Ý nghĩa của Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương

Định Tuệ

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ bảy giảng giải

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Văn Thù Bồ Tát Ngũ Tự Tâm Chú chân ngôn

Định Tuệ

Sám hối phải bày tỏ lỗi lầm cho rõ ràng không nói lời có ý mơ hồ

Định Tuệ

Đặt tượng Phật ở ngoài trời giúp chúng sanh có cơ hội nhìn thấy Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận