Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Mỗi ngày nên đọc bao nhiêu biến Chú Đại Bi?

Trì tụng thần Chú Đại Bi là một trong những lựa chọn hàng đầu của Phật tử. Tuy nhiên, một ngày nên đọc Chú Đại Bi bao nhiêu lần? Công việc này mang lại lợi ích gì?

1. Giới thiệu về Chú Đại Bi

Chú Đại Bi có lẽ là bài trì chú mà hầu hết các Phật tử đều biết đến, các chùa cũng thường trì tụng chú trong các thời kinh.

Chú Đại Bi hay Đại Bi Tâm Đà La Ni là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát. Bài chú này còn có những tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni,…

Chú Đại Bi thường được gọi là thần chú, linh chú đại bi. Bởi vì bất cứ ai tin và hành trì thần chú này một cách thành tâm thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú này được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm và được chư Phật ấn chứng. Chú Đại Bi chính là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh. Bài Chú Đại Bi gồm có 84 câu. Mỗi biến là một lần đọc nguyên bài chú.

Kinh điển thuật lại câu chuyện nguồn gốc có Thần chú này giữa Quán Thế Âm Bồ Tát và chư Phật: Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:

“Bạch đức Thế Tôn, con có Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh tật, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.” Rồi sau đó đọc thần chú lên.

Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng sinh đều được quả chứng.

Vui mừng trước sự kì diệu của Đại Bi chú, Ngài bèn phát đại nguyện: “Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay”. Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện.

Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.

Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, “tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh”.

2. Mỗi ngày nên đọc bao nhiêu biến Chú Đại Bi?

Theo kinh ghi thì nên trì tụng Chú Đại Bi ít nhất mỗi ngày đêm là 5 lần (tức 5 biến chú), do đó hành giả tu tập nên tụng Chú Đại Bi 5 biến mỗi ngày. Nếu có thể thì tụng nhiều hơn như 21 biến, 49 biến hoặc 108 biến.

Đặc biệt theo Quyển thượng kinh Thiên Nhã Thiên Tí Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni Thần Chú thì khi trì tụng Chú Đại Bi 108 biến, tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh.

Chú Đại Bi còn được gọi là “Đại bi tâm Đà ra ni”, tức là Bồ tát Quán Thế Âm tổng trì các pháp và vượt qua mọi trở lực để đạt đến cứu cánh chúng sanh. Người trì tụng Chú Đại bi là nhằm giúp gỡ bỏ dần nghiệp lực tham sân si của chúng sanh, tiến đến sự an lạc, mục tiêu mình muốn đến.

Muốn trì chú này thì phải phát Bồ đề tâm, kính giữ trai giới, tâm luôn bình đẳng với mọi loài và phải trì tụng liên tục.

3. Những lợi ích khi trì tụng Chú Đại Bi

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch (thời Đường), toàn bài chú này có 84 câu, người trì tụng thần chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.

Được 15 điều lành

1. Sinh ra thường được gặp vua hiền, 2. Thường sinh vào nước an ổn, 3. Thường gặp vận may, 4. Thường gặp được bạn tốt, 5. Sáu căn đầy đủ, 6. Tâm đạo thuần thục, 7. Không phạm giới cấm, 8. Bà con hòa thuận thương yêu, 9. Của cải thức ăn thường được sung túc, 10. Thường được người khác cung kính, giúp đỡ, 11. Có của báu không bị cướp đoạt, 12. Cầu gì đều được toại ý, 13. Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ, 14. Được gặp Phật nghe pháp, 15. Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.

Không bị 15 thứ hoạnh tử

1. Chết vì đói khát khốn khổ, 2. Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập, 3. Chết vì oan gia báo thù, 4. Chết vì chiến trận, 5. Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại, 6.Chết vì rắn độc, bò cạp, 7. Chết trôi, chết cháy, 8. Chết vì bị thuốc độc, 9. Chết vì trùng độc làm hại, 10. Chết vì điên loạn mất trí, 11. Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm, 12. Chết vì người ác trù ếm, 13. Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại, 14. Chết vì bệnh nặng bức bách, 15. Chết vì tự tử.

Đọc thêm: Nghi thức trì tụng Chú Đại Bi đúng pháp đơn giản tại nhà

Tâm Hướng Phật/Th!

Bài viết cùng chuyên mục

Lòng tin là gốc vào đạo, là mẹ đẻ mọi công đức

Định Tuệ

Vì sao không thả gà heo ngỗng vịt mà chỉ phóng sinh chim cá lươn?

Định Tuệ

Người vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp không được vãng sanh

Định Tuệ

Gặp người ăn xin có nên bố thí hay không?

Định Tuệ

Những hạng người nào có đủ phước báu nhất để niệm Phật?

Định Tuệ

Sự tích Thần chú Đại Bi và vì sao người ta không ăn thịt trâu bò?

Định Tuệ

Kinh Thủ Lăng Nghiêm thuộc Tạng và Thừa nào?

Định Tuệ

Làm thế nào để phá trừ tự tư tự lợi, vọng tưởng, chấp trước?

Định Tuệ

Thế giới Tây Phương Cực Lạc cùng với thế gian chúng ta hiện nay có khác biệt gì không?

Định Tuệ

Viết Bình Luận