Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Hành trì kinh Dược Sư chuyển hóa được ách nạn, bệnh tật

Thực hành theo lời Đức Phật dạy trong kinh Dược Sư chính là phương pháp giúp chúng ta tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.

1. Nguồn gốc của Kinh Dược Sư

Xét về nguồn gốc của Kinh Dược Sư, cho đến nay theo “Đại tạng kinh Đại chính tân tu” có 4 truyền bản như sau:

1. Kinh Phật thuyết quán đảnh Bạt trừ quá tội sanh tử đắc độ, là quyển thứ 12 thuộc bộ kinh Quán đảnh1 do ngài Bạch-thi-lê-mật-đa-la dịch vào thời Đông Tấn (317-420).

2. Kinh Phật thuyết Dược Sư Như Lai bổn nguyện, do ngài Đạt-ma-cấp-đa dịch vào niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ 11 (615) đời nhà Tùy.

3. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai bổn nguyện công đức do ngài Huyền Trang dịch vào niên hiệu Vĩnh Huy nguyên niên (650).

4. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang thất Phật bổn nguyện công đức do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào năm thứ ba niên hiệu Thần Long (707).

Về cơ bản nội dung của bốn bản dịch này đều giống nhau. Chỉ riêng bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh thì có thêm danh tự và thệ nguyện của sáu vị Phật.

Trong kinh tạng của Phật giáo Việt Nam, hiện có nhiều bản dịch Kinh Dược Sư từ các dịch giả uy tín như Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Tuệ Nhuận, Hòa thượng Huyền Dung…

Nhằm tạo vần điệu cho lời Kinh cũng như giúp cho người trì tụng dễ nhớ, bản Việt dịch Kinh Dược Sư vẫn giữ nguyên cấu trúc của bản dịch chữ Hán.

2. Ý nghĩa của Kinh Dược Sư

Bằng thiên nhãn thông, Đức Phật nói rằng cách đây hơn mười căn dà sa có một cõi nước tên là Tịnh Lưu Ly, nơi đó Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là giáo chủ. “Căn dà sa” nghĩa là hằng hà sa (cát sông Hằng), ngụ ý nói rằng cõi Phật này xa vô tận.

Tên gọi vị Phật là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nghĩa là vị Phật này lấy hiệu là thầy thuốc để thể hiện lòng thương xót bằng từ tâm của vị Phật đến chúng sanh còn đau khổ, luôn lấy pháp dược để cứu mọi khổ đau của chúng sanh đang gánh chịu trong sự luân hồi. Như câu mà người ta thường nói:

“ Tâm từ trải khắp muôn phương
Tâm bi trải khắp mười phương chan hòa.
Tình người nở một đóa hoa
Từ bi vô ngã chan hòa tình thương”

Để đạt đến quả vị Như Lai, các vị Phật phải hành Bồ Tát đạo, đặt lợi ích chúng sanh làm sự nghiệp, dùng tâm từ bi đứng đầu. Cho nên, vị nào hành Bồ Tát đạo luôn phải phải phát nguyện, chẳng hạn như: Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện, Quan Thế Âm Bồ Tát phát 12 đại nguyện, Đức Địa Tạng phát thệ nguyện: Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.

Lời nguyện chính là lý tưởng, là mong muốn, là ước ao đạt được của vị Bồ Tát đó. Với Đức Phật Dược Sư, Ngài đã phát 12 lời nguyện và đã dùng rất nhiều phương tiện để độ chúng sanh. Trong những lời nguyện đó luôn nghĩ đến lợi ích cho chúng sanh thoát khổ, được ấm no, tốt đẹp thân tướng.

Tuy nhiên, đa phần những người đọc kinh Dược Sư sẽ hoài nghi về những điều được ghi lại trong kinh bởi họ cầu nguyện không được như ý muốn như lời nguyện của Đức Phật, cũng như thấy một vài điểm mâu thuẫn từ lời nguyện ấy. Vì thế nên hiểu trọn vẹn chúng ta sẽ không còn hoài nghi.

Hành trì kinh Dược Sư chuyển hóa được ách nạn, bệnh tật

3. Ý nghĩa danh hiệu và hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư

Các Đức Phật ra đời đều có chung một mục đích là cứu khổ, ban vui cho chúng sinh. Các Ngài hướng dẫn, dẫn dắt chúng sinh đạt đến sự giác ngộ và giải thoát tối thượng. Mỗi Đức Phật đều đầy đủ 10 danh hiệu (Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn) và các Ngài đều có danh xưng riêng theo hạnh nguyện khi còn hành Bồ Tát đạo hoặc theo công hạnh riêng của mỗi Ngài.

Đức Phật Dược Sư có danh hiệu đầy đủ là “Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật” và chúng ta thường niệm với câu niệm là: “Nam mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật”. Vậy danh hiệu của Ngài có ý nghĩa là gì? Tiêu tai” là tiêu trừ tai ương, ách nạn; “Diên thọ” là kéo dài thọ mạng; “Dược Sư” là vị Thầy về thuốc; “Lưu Ly” là một chất trong suốt, trong sáng; “Quang” là ánh sáng; “Vương” là vua và “Phật” là danh hiệu của Ngài – đấng Toàn Giác, tự giác và giác tha, giác hạnh viên mãn.

Như vậy danh hiệu của Đức Phật Dược Sư có ý nghĩa đầy đủ: Ngài là một vị Phật Toàn Giác, là vua của các thầy thuốc để cứu các bệnh khổ cho chúng chúng sinh. Đặc biệt nhất là khổ về bệnh tật và khổ về chết”.

Khi Đức Phật Dược Sư còn hành Bồ Tát đạo, Ngài biết rằng chúng sinh có muôn vàn nỗi lo, nỗi sợ. Trong những cái lo sợ ấy thì sợ nhất là bệnh tật đau khổ và chết chóc. Bệnh tật và chết chóc là hai điều mà chúng sinh rất lo sợ. Chết thì đương nhiên ai cũng phải chết, không thể tránh khỏi; nhưng ai cũng muốn được sống dài, sống hết tuổi thọ của mình. Mình gọi là tuổi thọ trời cho mình sống hết, không bị chết một cách bất thường, không bị chết do bệnh, để chúng ta sống được mãn tuổi thọ. Thế nên, khi còn hành Bồ Tát đạo thì Đức Phật Dược Sư có phát nguyện sẽ cứu giúp chúng sinh thoát khỏi bệnh tật và kéo dài thọ mạng. Nếu ai nghe được đến tên Ngài, tin tưởng, thực hành lời dạy của Ngài đúng như Pháp Ngài dạy thì sẽ được kết quả như mong muốn giống như lời Ngài nguyện.

4. Thực hành kinh Dược Sư thế nào để được lợi ích?

Trong kinh Dược Sư có đoạn: “…Nếu có người bệnh nào, muốn khỏi bệnh khổ thì quyến thuộc họ phải thọ trì tám phần trai giới trong bảy ngày, bảy đêm tùy theo sức mình, sắm sửa đồ ăn uống và các thứ cần dùng khác cúng dường đến chư Tăng ngày đêm sáu thời, lễ bái cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, đọc tụng kinh này bốn mươi chín biến và thắp bốn mươi chín ngọn đèn, lại tạo bảy hình tượng đức Dược Sư trước mỗi hình tượng để bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe, đốt luôn trong bốn mươi chín ngày đêm đừng cho tắt; còn cái thần phan thì làm bằng hàng ngũ sắc bề dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sinh bốn mươi chín thứ loài vật thì người bệnh ấy qua khỏi ách nạn, không còn bị hoạnh tử và bị các loài quỷ nhiễu hại”.

Nhiều người chưa hiểu được lời kinh dạy, nên có quan điểm chỉ cần đọc những kinh là có thể chuyển hóa nghiệp chướng, kéo dài tuổi thọ. Nhưng chúng ta thấy rằng, muốn được lợi ích chân thật thì ngoài việc tụng đọc cần phải hành trì, tức là thực hành những điều trong kinh Đức Phật dạy.

Muốn cho thân nhân chúng ta khỏi bệnh thì quyến thuộc, tức là người thân trong gia đình phải thọ trì tám phần trai giới trong bảy ngày cho thanh tịnh, rồi tùy sức của mình sắm sửa đồ ăn uống và các thứ cần dùng, cúng dường đến chư Tăng, ngày đêm sáu thời lễ bái, cúng dường Đức Phật Dược Sư…

Ngoài ra, chúng ta phải tu tập cung kính Tam Bảo, tán thán ngợi ca công đức Tam Bảo, lễ Phật sám hối tội lỗi, tụng kinh, trì trai giữ giới, thực tập tất cả các tâm thiện lành. Chúng ta phải biết cúng dường Tam Bảo, biết bố thí cho những người nghèo khổ, biết giúp đỡ cho những người bệnh tật, biết phóng sinh cứu vật, tu tập tâm từ bi, tâm thương yêu. Không những thế, chúng ta còn phát cái tâm rộng lớn thì tất cả những việc làm này nó đều giúp cho chúng ta được chuyển hóa nghiệp.

Người nào tụng đọc kinh điển rồi hành trì kinh điển, thực hành lời Phật dạy, tâm người đó chắc chắn sẽ được chuyển hoá. Và khi tâm chuyển hoá thì nghiệp chuyển hóa; nghiệp chuyển hoá thì sẽ có thể tiêu bệnh hoặc kéo dài tuổi thọ. Vì bệnh tật cũng hầu hết là do nghiệp sinh ra, thọ mạng cũng vậy.

Nghiệp lực có sức chiêu cảm rất mạnh mẽ. Nó quyết định cuộc sống của chúng ta. Những nghiệp ác đã gây sẽ mang đến những tai nạn, khổ đau cho chúng ta. Thực hành theo lời Đức Phật dạy trong kinh Dược Sư chính là phương pháp giúp chúng ta tiêu bớt ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp.

Mong rằng, qua những lời chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp quý Phật tử có niềm tin chính kiến với giáo Pháp của Phật, quay về tu tập, thực hành lời Phật dạy để được nhiều lợi ích.

Bài viết cùng chuyên mục

Thần Chú là gì? Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

Định Tuệ

Vô thường vô ngã khổ là gì?

Định Tuệ

Tam tai là gì, có thật không? Có đáng sợ như mọi người nghĩ?

Định Tuệ

Khi có người thân qua đời không nên giết hại vật mạng để cúng tế

Định Tuệ

Tịnh Nghiệp Tam Phước

Định Tuệ

Chấp trước là gì? Chấp trước là nguồn gốc của đau khổ

Định Tuệ

Lược đàm về Si phiền não – Phải diệt niệm buồn chán

Định Tuệ

Chúng ta tin khoa học hay tin vào giáo huấn của Phật Đà?

Định Tuệ

Tịnh độ là gì? Nguồn gốc giáo lý Tịnh độ

Định Tuệ

Viết Bình Luận