Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Dù là người xuất gia cũng không nên xâm tổn của Thường Trụ

Nếu quý vị phá hoại, phung phí của Thường Trụ, khiến cho đại chúng bị thiếu thốn, không đủ ăn, thì quý vị có tội rất lớn.

Cho dù là người xuất gia cũng không nên xâm tổn của Thường Trụ. Bởi Thường Trụ ví như Đại Địa, là nơi trú ngụ của đại chúng. Nếu quý vị phá hoại, phung phí của Thường Trụ, khiến cho đại chúng bị thiếu thốn, không đủ ăn, thì quý vị có tội rất lớn.

Riêng cá nhân mình thì dẫu có đói đến chết cũng chẳng hề chi, nhưng nếu quý vị làm cho những người xuất gia đang sống trong Thường Trụ này không còn gì để ăn, cũng không được ai cúng dường, tức là quý vị đã xâm tổn của Thường Trụ vậy.

Bởi “Dân dĩ thực vi thiên”, người dân xem cái ăn là Trời, xem sự no cơm ấm áo là điều thiết yếu cho nên, nếu quý vị khiến cho người khác không còn gì ăn, tức là quý vị đã tạo tội rồi vậy.

Cho nên chúng ta, những người nghiên cứu Phật Pháp, hễ ở lại bất cứ Chùa nào thì đều nên tùy khả năng mà cúng dường cho Chùa đó, không nên xâm tổn của Thường Trụ.

Quý vị tạm trú tại Chùa, cúng dường dù có ít so với tiền thuê phòng trọ, thì cũng được coi như quý vị đã hết lòng. Chớ nên chỉ ở rồi bỏ đi, chẳng cúng dường một chút gì cả.

Thập Phương Thường Trụ. Đạo Tràng là nơi mà Chư Tăng từ khắp mười phương đều có thể trú ngụ, nên gọi là Thường Trụ của mười phương Tăng.

Hiện Tiền Thường Trụ. Chư Tăng hiện đang trú ngụ ở Đạo Tràng được gọi là hiện tiền Tăng.

Thập Phương Hiện Tiền Thường Trụ. Chư Tăng từ khắp mười phương đến Đạo Tràng thì đều được dự phần. Điều này bao gồm cả đồ vật của Vong Tăng.

Thế nào gọi là Vong Tăng?

Vong Tăng tức là vị Sư đã Viên Tịch. Sau khi một vị Sư Viên Tịch, những đồ đạc của vị ấy để lại có thể là những món đồ quý giá, hoặc bảo vật đắt tiền cũng không chừng bởi giữa các Tăng nhân không có gì là nhất định cả. Sẽ được thập phương hiện tiền thường trụ phân chia.

Tăng vật thuộc hiện tiền thường trụ thì chỉ dành cho Chư Tăng hiện đang tạm thời trú ngụ tại Chùa, những vị đến sau không có phần. Còn của thập phương hiện tiền thường trụ thì bất kể là đến trước hay đến sau, Chư Tăng đều có thể cùng chia nhau di sản của vị Sư đã Viên Tịch.

Làm nhơ nhuốc Tăng Ni. Tăng Ni là những người xuất gia, Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Có nhiều người rất dã man, độc ác, nhẫn tâm làm nhơ nhuốc phẩm hạnh thanh tịnh của Tăng Ni, cưỡng bức các Tỳ Kheo Ni làm điều dâm loạn, những kẻ ấy đều mang tội rất nặng. Hoặc tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam. Già Lam là nơi thanh tịnh yên tĩnh như Đạo Tràng, Chùa Chiền, Tự Viện. Tứ là phóng túng, không tuân giữ quy củ.

Không tuân giữ quy củ gì? Đó là không tuân giữ thanh quy, tùy tiện hành dâm ở chốn Đạo Tràng thanh tịnh. Những nơi có hình Tượng Phật thì không được hành dâm, làm điều ô uế. Nếu phạm, thì bị khép vào tội Tứ tình hành dâm.

Thuở trước, có một người nọ mắc phải chứng bệnh nam căn thường bị ung nhọt, lở loét, bèn đến thỉnh vấn Ngài Mục Kiền Liên về nguyên nhân bệnh trạng của mình.

Tôn Giả Mục Kiền Liên trả lời người ấy rằng: Bởi trong đời quá khứ ông đã phạm tội tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam, do đó đời này phải chịu quả báo nam căn thường bị làm độc, ghẻ lở, mắc nhiều chứng bệnh.

Đây là nói về người nam, song nam hay nữ thì cũng vậy, bất luận là ai, hễ không giữ phép tắc thanh quy, tùy tiện làm điều dâm loạn ở chốn Đạo Tràng, thì đều bị đọa địa ngục cả.

Đến khi ra khỏi địa ngục, nếu được đầu thai làm người thì nam căn hoặc nữ căn thường bị ung nhọt, hoặc mắc phải các chứng bệnh nan y, không chữa trị được.

Cho nên, nhân nào quả nấy quý vị nhất định phải tin ở luật nhân quả. Bằng không, sau này sẽ phải nhận lãnh quả báo khổ sở.

Hoặc giết hoặc hại. Có khi những kẻ độc ác đó, vì việc cưỡng hiếp không thành, bèn nhẫn tâm ám hại hoặc giết chết nạn nhân.

Hạng người như thế những kẻ xâm tổn Thường Trụ, ô phạm Tăng Ni, tứ tình hành dâm trong chốn Chùa Chiền, hoặc giết hại người xuất gia phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Họ cầu mong được thoát khỏi địa ngục song kỳ hạn thì lâu dài đến vô lượng vô biên, không thể tính kể. Có người cảm thấy rằng Phật Pháp càng học càng khó khăn, càng học càng bị gò bó, mất tự do. Kỳ thực, không học Phật Pháp thì sau này sẽ hoàn toàn bị mất tự do.

Còn học Phật Pháp thì chỉ hiện tại tạm thời bị mất tự do mà thôi. Bây giờ quý vị học Phật Pháp thì đây chính là lúc thiện căn tăng trưởng. Trái lại, nếu không học Phật Pháp thì nghiệp chướng sẽ gia tăng.

Nghiệp chướng tăng trưởng thì sự mất tự do ấy sẽ là mất tự do vĩnh viễn. Song, thiện căn tăng trưởng thì sự mất tự do trong hiện tại chỉ là tạm thời, chỉ một thời gian ngắn mà thôi. Nếu quý vị muốn mãi mãi mất tự do thì khỏi học Phật Pháp. Còn nếu muốn trong tương lai được tự do thì tạm thời chịu khó mất tự do đôi chút.

Đối với người học Phật Pháp, sự mất tự do này rất ngắn ngủi và không đáng kể. Nhưng với kẻ không học Phật Pháp, thì thời gian bị mất tự do ấy dài đãng đẳng. Vậy, quý vị hãy tự cân nhắc thiệt hơn, xem mình phải làm như thế nào.

Dù là người xuất gia cũng không nên xâm tổn của Thường Trụ

Nếu có chúng sanh giả làm Sa Môn mà tâm chẳng phải Sa Môn, phá hoại, lạm dụng của Thường Trụ, gạt gẫm hàng bạch y, trái phạm giới luật, tạo vô số tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Địa Ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

Nếu có chúng sanh giả làm Sa Môn… Có bốn hạng Sa Môn, Tứ Chủng Sa Môn: Thắng Đạo Sa Môn, Thuyết Đạo Sa Môn, Hoạt Đạo Sa Môn và Ô Đạo Sa Môn.

1. Thắng Đạo Sa Môn. Thế nào gọi là Thắng Đạo Sa Môn? Chư Phật và chư Bồ Tát đều được gọi là những bậc Thắng Đạo Sa Môn, tức là hạng Sa Môn trổi thắng hơn hết về đạo lý.

2. Thuyết Đạo Sa Môn. Hạng Sa Môn này lấy việc giảng Kinh thuyết pháp là lẽ sống. Và đó chính là những bậc Đại Đức Cao Tăng đã chứng quả A La Hán.

3. Hoạt đạo Sa Môn. Đây là hạng Sa Môn sống đời vì đạo, lấy việc tu đạo là lẽ sống.

4. Ô đạo Sa Môn. Ô là ô uế, không thanh khiết. Hạng Sa Môn này làm ô uế đạo. Và đây chính là hạng Sa Môn được nói đến trong đoạn Kinh Văn này.

Sa Môn là tiếng Phạn và có ba nghĩa. Ba nghĩa này thật ra không phải là ba mà là hai nghĩa. Hai nghĩa này đúng ra chẳng phải là hai mà là một nghĩa, Phật Pháp kỳ diệu như thế đấy.

Vậy, chữ Sa Môn có một nghĩa, thì một nghĩa đó là gì? Đó là cần tức. Sa Môn có nghĩa là cần tức siêng năng dứt bỏ. Cần là cần mẫn siêng năng. Còn tức là hưu tức và có nghĩa là dứt bỏ, ngưng nghỉ. Cần cũng có nghĩa là không lười biếng. Và tức hàm ý lười biếng, không siêng năng.

Thế nên, có thể nói rằng đó là hai ý muốn của một con người, một đằng thì lười biếng, và một đằng thì siêng năng.

Giảng giải: Hòa Thượng Tuyên Hóa!

Bài viết cùng chuyên mục

Thị phi, thiện ác, tà chánh, bạn phải có năng lực phân biệt

Định Tuệ

Làm thế nào để phân biệt hai chữ Thiện Ác?

Định Tuệ

Cúng dường chư Tăng được phước báu lớn lao

Định Tuệ

Những lưu ý cơ bản về trì tụng Chú Lăng Nghiêm Phật tử nên biết

Định Tuệ

Đừng chỉ lo làm phước mà quên tu Đức

Định Tuệ

Phương pháp tiêu nghiệp chướng tốt nhất là niệm Phật A Di Đà

Định Tuệ

Oai lực của Ngũ đại tâm chú Lăng Nghiêm

Định Tuệ

Bồ đề tâm với môn Tịnh độ

Định Tuệ

Vì sao chúng ta mỗi ngày đều phải gắng sức niệm Phật?

Định Tuệ

Viết Bình Luận