Tâm Hướng Phật
Kinh Tạng Bắc Truyền

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện file PDF cho bạn đọc tụng

Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện là nội dung của toàn quyển 40 của bộ kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm. Dưới đây là nội dung kinh file PDF cho quý vị dễ tụng đọc.

1. Giới Thiệu

“Hạnh Nguyện Phổ Hiền” (Phổ Hiền Hạnh Nguyện) vốn không phải là một phẩm kinh riêng biệt, mà chỉ là phần chót (quyển 40) của bộ kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm, gồm 40 quyển. Bộ kinh này có tên đầy đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, cũng gọi là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, hay chỉ gọi tắt là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm; được thu vào bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (gọi tắt là tạng Đại Chánh), tập 10, mang số 293. Bộ kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm chỉ có một phẩm, mang tên “Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm”, được chia ra làm 40 quyển; và đoạn kinh được gọi là “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” này chính là nội dung của toàn quyển 40 như vừa nói trên.

Kinh Hoa Nghiêm gồm có ba bản dịch:

1) Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, cũng gọi là Cựu Hoa Nghiêm Kinh, và thường được gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm Kinh, được thu vào tạng Đại Chánh, tập 9, mang số 278 (từ trang 395 đến trang 788), gồm 60 quyển, do ngài Phật Đà Bạt Đà La (người nước Thiên-trúc) dịch tại kinh đô Kiến-khang, vào thời Đông Tấn (317-420). Bộ này chưa được đầy đủ.

2) Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, được gọi là Tân Hoa Nghiêm Kinh, và thường được gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm Kinh, được thu vào tạng Đại Chánh, tập 10, mang số 279 (từ trang 1 đến trang 444), gồm 80 quyển, do ngài Thật Xoa Nan Đà (người nước Vu-điền) dịch tại kinh đô Lạc-dương, dưới thời nữ hoàng Vũ Tắc Thiên (624-705). Bộ này đầy đủ hơn bộ trên, nhưng vẫn chưa trọn vẹn.

3) Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, thường được gọi là Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh, được thu vào tạng Đại Chánh, tập 10, mang số 293 (từ trang 661 đến trang 848), gồm 40 quyển, do ngài Bát Nhã (người nước Kế-tân) dịch tại kinh đô Trường an, dưới triều vua Đường Đức-tông (780-805).

Trong 3 bộ kinh trên, bộ Lục Thập Hoa Nghiêm có 34 phẩm; bộ Bát Thập Hoa Nghiêm có 39 phẩm; còn bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm thì chỉ có 1 phẩm, đó là phẩm “Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện”. Phẩm này cũng thấy có trong hai bộ kinh Hoa Nghiêm trên: trong bộ Lục Thập Hoa Nghiêm, nó là phẩm cuối cùng, tức phẩm 34, có tên là “Nhập Pháp Giới Phẩm”, bao gồm từ quyển 44 đến quyển 60; trong bộ Bát Thập Hoa Nghiêm, nó cũng là phẩm cuối cùng, tức phẩm 39, cũng có tên là “Nhập Pháp Giới Phẩm”, bao gồm từ quyển 60 đến quyển 80. Xét ra, phẩm “Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện” trong bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm, dù được gọi tên khác với phẩm “Nhập Pháp Giới” trong hai bộ Lục Thập và Bát Thập Hoa Nghiêm, nhưng nội dung của chúng thì không khác nhau bao nhiêu; chỉ có một điều đặc biệt: Ở phần cuối của phẩm “Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện” trong bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm có thêm đoạn kinh được gọi là “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” (cũng gọi là “Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm”), mà trong phẩm “Nhập Pháp Giới” ở hai bộ Lục Thập và Bát Thập Hoa Nghiêm không có. Trong bộ Lục Thập Hoa Nghiêm có phẩm “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh” (phẩm 31), và trong bộ Bát Thập Hoa Nghiêm có phẩm “Phổ Hiền Hạnh” (phẩm 36), nhưng nội dung của cả hai phẩm ấy đều không tương đồng với phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện ở đây.

Như vậy, phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” này vốn không có tên riêng, vì không phải là một phẩm riêng biệt. Nhưng nó đã chiếm trọn một quyển 40, tức quyển cuối cùng của bộ kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm. Bộ kinh này, sau khi ngài Bát Nhã dịch xong, đã được ngài Trừng Quán (738-839) sớ giải; sau đó, quyển 40 này lại được trích riêng ra, làm thành bản kinh biệt hành, được đặt tên là “Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, và được lưu hành cho đến ngày nay. Hiện tại nó được các giới học Phật ấn hành và phổ biến sâu rộng với các tên như: Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, hay Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, hoặc ngắn hơn như Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, và ngắn nhất là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm.

2. Lợi ích trì tụng kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện

Nếu có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân dùng bảy món báu thượng diệu và đồ bảo châu an lạc tối thắng của Nhân Thiên, rất nhiều đến nỗi đầy tất cả thế giới như số cực vi trong vô lượng vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật khắp mười phương, đem bố thí cả cho bao nhiêu chúng sinh trong ngần ấy thế giới, cúng dường cả cho các Ðức Phật cùng Bồ Tát trong ngần ấy thế giới, trải qua vô số kiếp như số cực vi trong ngần ấy cõi Phật nối luôn không dứt, cúng dường bố thí như vậy được bao nhiêu công đức, đem sánh với công đức của người một phen nghe Mười điều nguyện vương này, thì công đức trước không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn, nhẫn đến cũng không bằng một phần ưu ba ni sa đà của công đức nghe kinh này.

Hoặc có người dùng lòng tin sâu chắc ở nơi mười điều nguyện rộng lớn này thọ trì đọc tụng, cho đến biên chép một bài kệ bốn câu, thì sớm có thể dứt trừ được năm nghiệp vô gián, cả thảy thân bệnh, tâm bệnh, khổ não trong thế gian, cho đến tất cả các ác nghiệp nhiều như số cực vi trong cõi Phật đều được tiêu trừ, tất cả các quân ma, qủi Dạ Xoa, Qủy La Sát, hoặc quỷ Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Xà, Bộ Ða,… các quỷ thần hung ác uống máu ăn thịt thảy đều lánh xa. Hoặc là có gần đến thì là hạng phát tâm theo hộ trì.

Vì thế nên nếu người trì tụng nguyện này, thì đi trong thế gian không bị chướng ngại, như mặt trăng giữa lừng ra khỏi mây mù, các Ðức Phật, Bồ Tát đều khen ngợi, tất cả hàng Nhân Thiên đều nên lễ kính, tất cả chúng sinh đều nên cúng dường. Người Thiện Nam Tử này trọn được thân người, đầy đủ bao nhiêu công đức của ngài Phổ Hiền, chẳng bao lâu sẽ như Phổ Hiền Bồ Tát mau được thành tựu sắc thân vi diệu, đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, nếu sinh ở cõi người hay trời thì thường ở dòng cao quý, trọn có thể phá hoại tất cả đường ác, trọn có thể xa lìa tất cả bạn dữ, trọn có thể chế phục tất cả ngoại đạo, trọn có thể giải thoát tất cả phiền não, như sư tử vương dẹp phục bầy thú. Kham lãnh thọ sự cúng dường của tất cả chúng sinh.
……..

Mời quý bạn đọc Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm tại file PDF dưới đây.

[pvfw-embed viewer_id=”973″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Đại Luân Kim Cang Tổng Trì Đà La Ni – Sách PDF

Định Tuệ

Kinh Thủ Lăng Nghiêm trọn bộ PDF cho bạn đọc tụng – Tâm Minh

Định Tuệ

Một trăm truyện tích nhân duyên Phật giáo – Kinh Bách Duyên PDF

Định Tuệ

Kinh Trường A Hàm trọn bộ – Thích Tuệ Sỹ dịch PDF

Định Tuệ

Kinh A Di Đà PDF trọn bộ cho bạn đọc tụng – HT Thích Trí Tịnh dịch

Định Tuệ

Kinh Lăng Già Tâm Ấn PDF – Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Định Tuệ

Kinh Tạp A Hàm trọn bộ – Thích Đức Thắng việt dịch PDF

Định Tuệ

Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật PDF

Định Tuệ

Kinh Bi Hoa hay Đại Bi Liên Hoa PDF trọn bộ cho bạn đọc tụng

Định Tuệ

Viết Bình Luận