Tâm Hướng Phật
Giảng Giải Kinh

Kinh Lăng Nghiêm quyển 4 – Hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng

Dưới đây là nội dung Kinh Lăng Nghiêm quyển 4, Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng giải, TT Thích Nhuận Châu việt dịch, sách file PDF.

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM QUYỂN 4
Sa-môn Bát-thích Mật-đế người Trung Thiên Trúc dịch vào đời Đường.
Sa-môn Di-già Thích-ca, người nước Ô Trành dịch ngữ.
Sa-môn Hoài Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.
Đệ tử Phòng Dung, thọ Bồ-tát giới, hiệu Thanh Hà, chức Tiền Chánh Nghị
Đại Phu đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự bút thọ (nhuận bút)

Tuyên Hóa Thượng Nhân,
Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.
Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm Đại Tòng Lâm dịch

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Trích đoạn đầu Quyển 4

Kinh văn:

Lúc bấy giờ Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử từ chỗ ngồi trong đại chúng liền đứng dậy, bày vai áo bên phải, quỳ gối bên phải xuống đất, chắp tay cung kính rồi bạch Phật rằng: Đấng Thế tôn đại oai đức, xin ngài hãy vì thương chúng sinh mà diễn bày đệ nhất nghĩa đế của Như Lai.

GIẢNG:

Lúc bấy giờ, đó là khi A-nan đã nói xong bài kệ tán thán Đức Phật, Phú-lâu na Di-đa-la-ni Tử từ chỗ ngồi trong đại chúng liền đứng dậy. Phú-lâu-na Diđa-la-ni Tử là tiếng phiên âm (s: Pūrṇa-maitrāyaṇī-putra; p: Puṇṇa-mantāniputta); có nghĩa là Mãn Từ Tử 滿慈子. Phú-lâu-na (s: Pūrṇa) Hán dịch là mãn 滿, họ của cha; Di-đa-la-ni (s: Maitrāyaṇī) Hán dịch là từ 慈, họ của mẹ; ghép họ cha mẹ thành tên; tử 子 có nghĩa là người con trai. Phú-lâu-na liền đứng dậy. Đệ tử của Đức Phật rất tôn kính ngài. Mỗi khi muốn thưa thỉnh Đức Phật điều gì, các vị đệ tử đều đứng rất trang nghiêm, bày vai bên phải ra. Y ca-sa của Trung Hoa được may không phủ kín vai bên phải là để biểu hiện phong cách cung kính nầy. Ở Ấn Độ thời tiết không lạnh lắm, dù vào mùa đông hay mùa hạ, thế nên việc để bày vai phải không có gì khó hiểu. Nhưng khí hậu ở Trung Hoa rất lạnh, nên nếu hở bày vai phải ra sẽ dễ bị cảm lạnh. Thế nên chư tăng Trung Hoa mặc thêm áo (thông y) bên trong y ca-sa. Việc nầy phù hợp với khí hậu địa lý và phong tục của Trung Hoa.

Y ca-sa Ấn Độ không có cái móc gài như y ca-sa Trung Hoa. Ngày nay ở Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, nơi giáo lý Phật giáo Nguyên thủy lưu hành, y ca-sa của chư tăng ở đó vẫn không dùng móc gài trên y ca-sa. Tại sao y ca-sa Trung Hoa lại có móc gài? Điều nầy hoàn toàn do khí hậu ở Trung Hoa, vì nếu chư tăng mặc thông y bên trong y ca-sa, nếu không dùng móc gài thì sẽ không giữ được y ca-sa. Thế nên các vị Tổ Trung Hoa đã phát minh ra móc gài trên y. Y ca-sa của các quốc gia khác vẫn giống nhau ở các giải điều (vạch), nhưng không có móc gài, vì khí hậu ở các nước đó quá nóng nên chư tăng không mặc thông y bên trong y ca-sa. Nếu y ca-sa có bị lỏng sắp rơi, họ liền biết ngay để chỉnh sửa vì y được mặc sát thân.

Sau khi xuất gia, tôi tham khảo chuyên cái móc gài y của chư tăng Trung Hoa với nhiều vị pháp sư trưởng lão. Tôi hỏi các ngài tại sao y ca-sa của chư tăng các nước khác không có móc gài; tại sao chư tăng Trung Hoa lại thêm cái móc vào y? Nhưng các vị đều lắc đầu. Họ không biết. Đó là chuyện nhỏ, nhưng tình thật là các vị ấy không biết. Thế cuối cùng, ai bảo cho tôi biết? Chẳng ai cả. Tôi chỉ so sánh khí hậu của Trung Hoa và Ấn Độ rồi phát hiện ra rằng vị Tổ sư đầu tiên từ Ấn Độ sang Trung Hoa có lẽ đã phát minh ra móc gài cho y để thuận tiện cho việc mặc thông y dưới y ca-sa. Khi tôi trình bày ý kiến nầy, vị trưởng lão pháp sư và chư tăng liền bảo: “ Đúng rồi, dĩ nhiên là như vậy!” Có lẽ đúng là như vậy. Đó là chuyện nhỏ, nhưng chẳng ai dẹp bỏ mối bận tâm về chuyện ấy. Tôi biết người Mỹ thích hiểu biết mọi việc một cách tường tận, nên bây giờ tôi trình bày về nguồn gốc của cái móc gài y casa theo truyền thống Trung Hoa, dù quý vị chưa hỏi đến.

Phú-lâu-na bày vai áo bên phải, quỳ gối bên phải xuống đất. Ngày nay chư tăng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đều thực hành pháp nầy. Chẳng hạn, khi một vị tăng trẻ tiếp kiến một vị tăng trưởng lão thì không được đứng mà phải quỳ, đầu gối bên phải chấm đất, chắp tay cung kính.

Phú-lâu-na chắp tay cung kính rồi bạch Phật rằng: “Đấng Thế tôn đại oai đức, xin ngài hãy vì thương chúng sinh mà diễn bày đệ nhất nghĩa đế của Như Lai.” Phú-lâu-na thưa rằng Đức Phật là bậc có oai đức rất lớn, có thể hàng phục mọi chúng sinh trong ba cõi. Oai lực của ngài có thể khiến cho chúng sinh được chuyển hoá. Đức hạnh của ngài khiến cho mọi chúng sinh thuần phục. Thế nên mọi loài chúng sinh mỗi khi nghe đến danh hiệu ngài là liền thay đổi tính xấu và trở nên thiện lành. Đức Phật dùng phương tiện thiện xảo để giáo hoá chúng sinh. Vì thương xót chúng sinh mà ngài giảng dạy giáo pháp; ngài giảng giải tường tận đệ nhất nghĩa đế của các Đức Như Lai, đó là giáo pháp vi diệu đệ nhất.

Mời quý bạn đọc Kinh Lăng Nghiêm quyển 4 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng tại file PDF dưới đây. Đọc và tải trọn bộ Kinh Lăng Nghiêm HT Tuyên Hóa giảng giải tại: Kinh Lăng Nghiêm giảng giải – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Hoa Nghiêm giảng giải PDF trọn bộ – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Định Tuệ

Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật viên thông chương lược giảng PDF

Định Tuệ

Kinh Thập Thiện giảng giải PDF – Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Định Tuệ

Kinh Kim Cang Lược Giải – Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng PDF

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa PDF trọn bộ 289 tập

Định Tuệ

Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký – HT Tịnh Không PDF

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 10 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn nguyện giảng giải – HT Tuyên Hóa PDF

Định Tuệ

Viết Bình Luận