Tâm Hướng Phật
Kinh Tạng Bắc Truyền

Kinh Niệm Phật Ba La Mật PDF – HT Thích Thiền Tâm dịch

Kinh Niệm Phật Ba La Mật là một quyển kinh chuyên thuyết minh về pháp môn niệm Phật. Dưới đây là nội dung kinh file PDF cho quý vị dễ tụng đọc.

Kinh Niệm Phật Ba La Mật là một quyển kinh chuyên thuyết minh về pháp môn niệm Phật. Mục đích là để cho hành giả Tịnh độ hiểu rõ yếu nghĩa của phương pháp niệm Phật mà thật hành cho đúng pháp. Có thế, thì hành giả mới mong đạt được kết quả cứu cánh viên mãn như ý nguyện.

Kinh này nguyên tác bằng Phạn văn và đã được lưu hành rất sớm ở Trung Quốc. Vào thời đại Ðông Tấn (317 – 419 Tl) ở Trung Hoa, có một bậc cao Tăng nổi tiếng tên là Cưu Ma La Thập, thuộc triều đại Diêu Tần, Ngài đã dịch từ Phạn văn ra Hán văn. Ðây là một trong số nhiều dịch phẩm của Ngài.

Ở Việt Nam, cũng có một bậc cao Tăng là cố Hòa Thượng Thích Thiền Tâm đã phát nguyện dịch kinh này từ Hán văn ra Việt văn. Hiện quyển Kinh mà chúng ta đang tìm hiểu học hỏi, là của ngài phiên dịch. Ðây là một trong nhiều dịch phẩm của ngài.

I. VÀI DÒNG VỀ HAI NHÀ PHIÊN DỊCH

1. Cưu Ma La Thập

Ngài là người phiên dịch kinh này từ Phạn văn ra Hán văn. Cưu Ma La Thập tiếng Phạn là Kumàrajva, gọi tắt là La Thập. Ngài là một bậc cao tăng ở Trung Quốc, sống vào đời Ðông Tấn (344 – 413). Cha ngài là người Ấn Ðộ, mẹ là công chúa xứ Dao Tần, Tân Cương ngày nay. Cha mẹ ngài về sau đều xuất gia theo đạo Phật. Thuở nhỏ, ngài rất thông minh, mới 7 tuổi mà mỗi ngày ngài học thuộc lòng hơn hai ngàn bài kệ.

Ngài nổi tiếng lão thông kinh sử, tiếng tăm ngài vang khắp xứ Ấn Ðộ và Trung Quốc, vua Phù Kiên nghe danh đức của ngài, liền sai tướng Lữ Quang đem quân đến thỉnh. Vì bấy giờ ngài đang sống ở nước Quy Tư, tức nước Tân Cương. Lữ Quang thắng được nước Quy Tư thỉnh ngài về triều, bấy giờ là triều đại Tiền Tần. Nhưng khi về đến giữa đường, nghe vua Phù Kiên mất, nên ngài bị giữ lại ở Lương Châu trải qua thời gian 17 năm.

Năm 401 Dao Hưng đánh bại họ Lữ, nhà vua liền thỉnh ngài về Trường An để dịch kinh. Ngài là người thông suốt ba tạng kinh, nên thời nhơn gọi ngài là Tam Tạng pháp sư. Ngài dịch rất nhiều kinh luận từ Phạn văn ra Hán văn.

Ngài có bốn người học trò nổi danh thừa kế sự nghiệp dịch thuật của ngài. Bốn vị đệ tử đó là: Tăng Triệu, Ðạo Sanh, Ðạo Dung và Ðàm Ánh.

Nhân duyên hóa đạo đã mãn, ngài viên tịch tại Trường An vào đời Ðông Tấn năm 413 Tây lịch, trụ thế 70 tuổi.

2. Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Hòa Thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Ðông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn văn Hương và cụ bà Trần thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.

Thở nhỏ ngài là người học hành rất thông minh vừa học chữ quốc ngữ và vừa học chữ Nho. Là người con chí hiếu, năm 12 tuổi, khi thấy mẹ đau yếu, ngài liền đi tìm thầy học thuốc để mong trị lành bệnh cho mẫu thân. Nhân học thuốc tại chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho, ngài có dịp nghiên tầm Phật điển và nuôi dần ý chí xuất gia tu học.

Năm 18 tuổi, sau khi chăm sóc thuốc men cho mẹ lành bệnh, ngài liền xin phép song đường để được đi xuất gia, nhưng không được cha mẹ đồng ý. Ngài đành phải âm thầm trốn đi (năm Giáp Thân 1944, lúc 19 tuổi), đến tu tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu ở Xoài Hột và được thế phát xuất gia vào năm Ất Dậu (1945) làm đệ tử của Ðại lão Hòa Thượng Thành Ðạo.

Năm 1948, ngài thọ giới Sa di và học ở Phật học đường Liên Hải cùng Phật học đường Nam Việt chùa Ấn Quang cho đến năm 1951 để hoàn tất chương trình Trung đẳng Phật học. Thời gian đó, ngài được thọ Tỳ kheo giới tại Ðại giới đàn Ấn Quang tổ chức năm 1950.

Từ năm 1951 đến năm 1954, ngài hoàn tất chương trình Cao đẳng Phật học tại Phật học đường Nam Việt. Trong thời gian đang học lớp Cao đẳng, Ngài đã giúp cho Hòa Thượng Giám đốc Thiện Hòa trong việc điều hành sinh hoạt đại chúng. Ngài làm Tri chúng, còn Hòa Thượng Bửu Huệ làm Tri sự.

Năm 1954, tốt nghiệp Cao đẳng, Ngài xin phép chư Tôn đức trong Ban Giám Ðốc lui về nhập thất tịnh tu trong 10 năm tại trú xứ Cái Bè và Vang Quới. Trong thời gian nhập thất tịnh tu này, Hòa Thượng đã dịch các kinh sách xiển dương pháp môn Tịnh độ: Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Tịnh học Tân Lương, Lá thơ Tịnh Ðộ, Hương quê Cực Lạc, và giảng dạy cho ni chúng khắp nơi đến thọ học.

Năm 1964, Hòa Thượng Thiện Hòa mở Trường Trung đẳng Chuyên Khoa Phật học tại chùa Huệ Nghiêm, Bình Chánh, Sài Gòn. Ngài và hai vị Thanh Từ Bửu Huệ được mời giao đảm trách việc giáo dục học Tăng.

Năm 1967, Ngài đến Ðại Ninh, ấp Phú An, xã Phú Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, kiến thiết Hương Quang Thất, chuẩn bị cho giai đoạn ẩn tu.

Năm 1968, Hòa Thượng chính thức về trụ hẳn ở Ðại Ninh, lập nên đạo tràng Tịnh độ, để tiếp hóa Tăng Ni, Phật tử đến tu học. Trong thời gian tịnh tu ở đây, Hòa Thượng có soạn thuật các sách chuyên thuyết minh Tịnh độ như: Niệm Phật thập yếu, Tây phương nhựt khóa, Tịnh độ pháp nghi và phiên dịch Kinh Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà La Ni.

Năm 1970, Ngài xây dựng Hương Nghiêm Tịnh Viện, là trung tâm xiển dương pháp môn Tịnh độ ở miền Nam.

Năm 1974, Ngài mở khóa tu học chuyên về pháp môn Tịnh độ trong 3 năm, với số liên chúng 13 vị dưới sự hướng dẫn của Ban Liên Ðạo gồn 3 vị: Liên thủ: Hòa Thượng Bửu Huệ, Liên Huấn: Hòa Thượng Thiền Tâm, Liên Hạnh: Hòa Thượng Bửu Lai.

Từ năm 1975, Ngài viễn ly mọi sự nghe thấy bên ngoài, lặng lẽ nhiếp tâm tu niệm gia trì hai pháp môn Mật Tịnh song hành. Trong thời gian chuyên tu này, Ngài đã soạn dịch các bộ: Mấy Ðiệu Sen Thanh và Tam Bảo Cảm Ứng Lục, để làm lợi lạc nhơn sinh và khuyến tu Tịnh độ.

Biết sức khỏe yếu nhiều, Ngài đã giao hết mọi việc trong Viện cho Tăng đồ quản lý điều hành. Ngài đã cố gắng khắc phục thân bệnh, nỗ lực trì danh hiệu Phật, cho đến khi cảm nhận thời khắc vãng sanh, Ngài bảo đồ chúng vây quanh trợ niệm, rồi đến 9 giờ sáng ngày 21 tháng 11 năm Nhâm Thân (tức nhằm 14/2/1992), Ngài an nhiên thoát hóa, vãng sanh trụ thế 68 tuổi, 42 hạ lạp.

Các tác phẩm của Hòa Thượng để lại:

– Kinh Quán Vô Lượng Thọ
– Tịnh Học Tân Lương
– Lá Thơ Tịnh Ðộ
– Hương Quê Cực Lạc
– Phật Học Tinh Yếu
– Duy Thức Học Cương Yếu
– Tịnh Ðộ Thập Nghi Luận
– Kinh Ðại Bi Tâm Ðà La Ni
– Niệm Phật Thập Yếu
– Tây Phương Nhựt Khóa
– Tịnh Ðộ Pháp Nghi
– Kinh Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà La Ni
– Mấy Ðiệu Sen Thanh
– Tam Bảo Cảm Ứng Lục.

II. NỘI DUNG TOÀN KINH

Toàn kinh gồm có 7 phẩm:

1. Phẩm Duyên Khởi.
2. Phẩm Mười tâm thù thắng.
3. Niệm Phật công đức.
4. Xưng tán danh hiệu Phật.
5. Quán Thế Âm Bồ tát niệm Phật viện thông.
6. Năng lực bất tư nghì của danh hiệu Phật.
7. Khuyến phát niệm Phật và đọc tụng Chân Ngôn.

Mời quý bạn đọc Kinh Niệm Phật Ba La Mật tại file PDF dưới đây.

[pvfw-embed viewer_id=”1060″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân – Thích Chính Tiến PDF

Định Tuệ

Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong – TT Thích Nhật Từ PDF

Định Tuệ

Kinh đại thừa công đức tạo tượng Phật PDF

Định Tuệ

Kinh Kim Cang trọn bộ cho bạn đọc tụng – HT Thích Trí Tịnh PDF

Định Tuệ

Kinh Vu Lan Báo Hiếu – HT Thích Huệ Đăng dịch PDF

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương trọn bộ PDF

Định Tuệ

Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luân PDF

Định Tuệ

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa PDF – Đoàn Trung Còn dịch

Định Tuệ

Kinh A Di Đà PDF trọn bộ cho bạn đọc tụng – HT Thích Trí Tịnh dịch

Định Tuệ

Viết Bình Luận