Tâm Hướng Phật
Luận Tạng

Luân hồi trong lăng kính Lăng Nghiêm – Thích Nữ Giới Hương pdf

Nội dung cuốn sách Luân hồi trong lăng kính Lăng Nghiêm này nói về mặt ý nghĩa luân hồi mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến…

Lời đầu

Có một đêm, Đức Phật (Buddha) đứng lặng lẽ trầm mặc bên dòng sông bạc. Tôn giả Xá Lợi Phất (śāriputra, Sāriputta)cũng đứng phía sau và nhìn xuống ánh trăng lung linh óng ánh trên mặt nước, bất giác tôn giả buồn bã than rằng:

– “Bạch đức Thế Tôn! Thật đáng thương thay! Có những kẻ mò trăng đáy nước đến nổi chết chìm”.

Đức Phật ôn tồn đáp:

– “Đúng thế! Thật đáng thương xót! Nhưng đáng thương hơn nữa là những kẻ chấp rằng vũ trụ không trăng”.

Có người tìm trăng đáy nước, thấy ánh trăng lung linh ảnh hiện trên mặt nước, nên lao đầu xuống nước mò kiếm, nhọc sức luống công mà còn cái khổ phải bị chết chìm mà không biết rằng rất đơn giản chỉ cần ngước đầu lên thì sẽ thấy được ngay chị Hằng xinh đẹp thật. Rồi lại có người cho rằng trên đời không có trăng dù rằng mặt trăng tròn vằng vặc vẫn đang toả ánh sáng huyền diệu bao trùm vũ trụ không gian đó… Đây là những người thật đáng thương, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm (Śūraṅgama Sūtra) gọi là những chúng sanh luân hồi.

Trong chương I, đoạn III, Phần Chỉ hai thứ cỗi gốc mê (avijjā) và ngộ (Nibbāna, Prajñā), Phật bảo Tôn giả A-nan:

“Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay điên đảo nhiều cách, giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm quả ác xoa. Những người tu hành không thành được đạo vô thượng Bồ đề, đến nỗi lại thành Thanh văn, Duyên giác hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương, hay bà con Ma, đều do không biết hai chữ cỗi gốc, tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp như vi trần, rốt cuộc vẫn không thể thành được. Thế nào là hai thứ cỗi gốc?

A-nan, một là cái cỗi gốc sống chết vô thỉ, tức như thầy ngày nay cùng các chúng sanh dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tánh.

Hai là cái thể bản lai thanh tịnh Bồ đề Niết bàn (Nirvāṇa, Nibbāna) vô thỉ thì như hiện nay cái tánh bản minh thức tính của thầy, sanh ra các duyên mà bị bỏ rơi. Do các chúng sanh bỏ rơi cái bản minh ấy nên tuy cả ngày sống trong tính bản minh mà không tự giác, oan uổng vào trong lục đạo”[1].

Kinh Thủ Lăng Nghiêm là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa, có rất nhiều tư tưởng thâm áo ẩn tàng trong kinh. Như một vườn hoa có rất nhiều hoa nở đẹp, tuyệt đẹp nhất là hoa cúc trắng tinh khiết nói về Tạng tánh Như-Lai-Tạng (Tathãgatagarbha-the source of all phenomena) , hoa cúc vàng nói về mặt luân chuyển của thức tinh nguyên minh và nhiều hoa khác nữa.

Nội dung cuốn sách nhỏ này chỉ nói về mặt ý nghĩa ‘luân hồi’ mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến, như người làm vườn chỉ xin nhặt hoa cúc vàng để mời người xem; còn hoa trắng chỉ xin giới thiệu sơ lướt qua, đợi đủ thắng duyên sẽ tiếp tục ra mắt một tác phẩm khác về ý nghĩa này.

Mời quý bạn đọc sách Luân hồi trong lăng kính Lăng Nghiêm – Thích Nữ Giới Hương tại file PDF dưới đây.

Bài viết cùng chuyên mục

Mật tông và kinh đại thừa – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Định Tuệ

100 Câu Hỏi Phật Pháp tập 1 PDF – Thích Phước Thái

Định Tuệ

Phật Học Phổ Thông quyển 10 – 11 – HT Thích Thiện Hoa

Định Tuệ

Ngã – Vô Ngã Vấn Đáp – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách PDF

Định Tuệ

Những Điều Phật Đã Dạy – Lê Kim Kha dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Tám Quyển Sách Quý – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thật của bổn nguyện niệm Phật – Sách PDF

Định Tuệ

Thuyết luân hồi trong đạo Phật – Thích Nữ Hằng Như PDF

Định Tuệ

Khác biệt giữa Ma và Phật – Hòa Thượng Tịnh Không giảng

Định Tuệ

Viết Bình Luận