Chúng ta học Phật, hiện tại quan trọng nhất phải tu “tâm thanh tịnh”. Đề Kinh của Kinh Vô Lượng Thọ đã đem nguyên tắc tu học nói với chúng ta, đó là Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác, ba nguyên tắc này.
Chúng ta học Phật, hiện tại quan trọng nhất phải tu “tâm thanh tịnh”. Đề Kinh của Kinh Vô Lượng Thọ đã đem nguyên tắc tu học nói với chúng ta, đó là Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác, ba nguyên tắc này.
Chúng ta ở mọi lúc, ở mọi nơi, đối nhân xử thế tiếp vật, chúng ta tu cái gì? Tu tâm thanh tịnh, tất cả mọi người không nhiễm ô tâm tánh. Nếu như đối với mọi người, thuận với chính mình khởi lên ý niệm thương yêu, không thuận với ý của chính mình thì sanh sân hận, sanh đố kỵ, tâm của bạn bị ô nhiễm, không thanh tịnh.
Cho nên, tu hành là tu ở đâu vậy? Tu chính ngay đây, khi tất cả cảnh giới này hiện tiền thì rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, không bị ô nhiễm, bạn mới có được công phu chân thật, bạn tu hành công phu đắc lực, bạn thật có công phu, không bị cảnh giới bên ngoài ô nhiễm.
Hay nói cách khác, cảnh giới ở trước mắt rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, đó là huệ; trong lòng chính mình như như bất động, không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm, không động niệm, đó là công phu. Chúng ta tu hành phải tu ở ngay đây, tu ở ngay trong hoàn cảnh nhân sự, tu ở ngay trong hoàn cảnh vật chất.
Mỗi ngày sáu căn chúng ta tiếp xúc tất cả người, tất cả vật, tất cả mọi việc, chính là làm công phu này. Ý niệm vừa khởi lên, cho dù là niệm thiện hay là ác niệm đều là ô nhiễm, ác niệm là ô nhiễm, thiện niệm cũng là ô nhiễm, ý niệm vừa khởi lên, dùng câu “A Di Đà Phật” làm cho ý niệm này lắng xuống. Tịnh tông chúng ta dùng phương pháp này, một câu Phật hiệu làm cho ý niệm này lắng xuống, hóa giải hết các ý niệm này. Tất cả vọng niệm thảy đều quy về câu A Di Đà Phật.
“A Di Đà Phật” là gì? A Di Đà Phật là đức hiệu trong tự tánh của chúng ta, A Di Đà Phật chính là chân như bổn tánh của chúng ta. Danh tự của chân như bổn tánh gọi là A Di Đà Phật, đó là một câu Phạn ngữ, ý nghĩa là “Vô Lượng Giác”. Tất cả đều quy về vô lượng giác. Danh hiệu đạo sư của Thế giới Tây Phương Cực Lạc gọi là A Di Đà Phật, cho nên ở trên Kinh Phật thường nói “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”, đó là từ trên tâm tánh mà nói.
Từ trên chân thật mà nói, câu Phật hiệu này bạn phải biết niệm. Người sơ học biết niệm chính là đem tất cả ý niệm của bạn đều chuyển biến thành A Di Đà Phật, làm cho trong tâm của bạn ngoài câu A Di Đà Phật ra không có một tạp niệm, tâm thanh tịnh của bạn liền hiện tiền.
Tâm thanh tịnh hiện tiền chính là trên “Kinh Di Đà” nói “nhất tâm bất loạn”, bạn liền được nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn còn gọi là “niệm Phật Tam Muội”. Tam Muội là tiếng Phạn, ý nghĩa là chánh thọ, hưởng thụ bình thường. Ngày nay chúng ta hưởng thụ không bình thường. Hưởng thụ bình thường là vô niệm, “niệm mà không niệm, không niệm mà niệm”, đó là hưởng thụ bình thường.
Cho nên, tông chỉ giáo hóa chúng sanh của Phật, mục đích chính là “điều chúng sanh, tuyên diệu lý”. Diệu lý là chân tướng sự thật, cũng là chúng ta thường nói “thật tướng các pháp”, nói rõ ràng hơn một chút thì là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Phật là vì chúng ta nói rõ sự việc này.
Sự việc này chúng ta hiểu được rõ ràng, ở ngay trong cuộc sống thường ngày chúng ta phải nên làm như thế nào, có phải chính mình khế nhập cảnh giới này thì tốt rồi không?
Không sai, có thể khế nhập cảnh giới này rất tốt, tự lợi công đức bạn được rồi, thế nhưng thế gian này còn có rất nhiều chúng sanh chưa giác ngộ, không thể nói xem thấy họ thì không quan tâm, chính mình trốn tránh hiện thực này. Đó là sai lầm, ở trong Phật pháp gọi là “tự cho mình cao”. Phật không tán thán những người này. Bạn chính mình được độ thì bạn phải giúp đỡ người khác, đó là Bồ Tát.
Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 35
Tâm Hướng Phật/St!