Mỗi một bài giảng Đệ Tử Quy – Phép tắc người con là một bức tranh sinh động, cuốn hút với phần kinh văn vần điệu lưu loát, dễ nhớ dễ hiểu…
Mỗi một bài giảng “Đệ Tử Quy – Phép tắc người con” là một bức tranh sinh động, cuốn hút với phần kinh văn vần điệu lưu loát, dễ nhớ dễ hiểu, cùng câu chuyện khó quên về những nhân vật nổi bật trong lịch sử. Nhờ đó, những lời răn dạy của Thánh hiền trở nên thật gần gũi thân quen, như mưa dầm thấm lâu trở thành cốt cách, tinh thần của thế hệ tương lai – một thế hệ biết hiếu đễ, cẩn thận, thành tín, thiện lương và tài giỏi.
LỜI NÓI ĐẦU
Khổng Tử là một nhà giáo dục, một người thầy vĩ đại, có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với nền văn hóa Trung Quốc từ cổ đại tới tận ngày nay. Tư tưởng của Ngài đã lưu truyền cho hậu thế ở khắp các quốc gia trên thế giới. Ông tin tưởng sâu sắc rằng đạo đức, kỷ luật và phẩm hạnh là nền tảng giáo dục đối với nhi đồng, đều cần phải được thực hành trong cuộc sống hằng ngày của trẻ em ngay từ thời thơ ấu.
Không giống như hiện nay cha mẹ thường hay phản đối việc giáo viên đánh phạt con cái, thời xưa ở Trung Quốc các bậc cha mẹ còn cảm ơn và khích lệ thầy giáo trách phạt khi con cái của họ không nghe đạo lý và làm điều xằng bậy.
Vào thời xưa các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng, trước hết phải xây đắp nền tảng đạo đức phẩm hạnh cho con cái của mình thật đàng hoàng, sau đó mới có thể tiến thêm một bước học tập những môn học khác, “Tiên học Lễ, hậu học văn”. Nếu nền tảng đạo đức phẩm hạnh không tốt thì dẫu có học tập thêm nhiều môn khác cũng uổng công.
Cổ nhân xem việc tu dưỡng phẩm hạnh là quan trọng bậc nhất, theo gương các bậc Thánh Hiền, cống hiến cho nhân dân và đất nước, cho Đạo lý, không vì danh vì lợi.
Mấy ngàn năm nay, quyển sách nhỏ “Đệ Tử Quy” của Khổng Tử đã là thước đo của học trò, là viên gạch đầu tiên trong cuộc tu dưỡng trường kỳ của đời người. Đối với người thời nay, tiêu chuẩn ấy dường như rất nghiêm khắc, nhưng đối với người xưa điều đó hết sức quan trọng và cần thiết, nếu con trẻ không có đức thì tương lai sẽ không có thành tựu.
Ngày nay trong gia đình, hoàn toàn trái với truyền thống cổ nhân, không phải là con cái tuân lời và hiếu thuận với cha mẹ, mà cha mẹ lại phải chiều nghe và chạy theo con cái. Nhà giáo ngày nay cũng không thể dạy dỗ nghiêm khắc với học sinh theo tiêu chuẩn cao của cổ nhân, một phần là vì bản thân nhà giáo nay không thể so được với đức sáng thánh hiền thủa xưa, học trò cũng không còn kính trọng tôn sư như thủa xưa, và phụ huynh cũng thường không quan tâm tới đạo hạnh của con mình như các bậc tiền nhân nữa. Đạo đức xã hội đã xuống rất thấp, đến thời nay lại càng trượt dốc từng ngày.
Thời mạt thế, mối quan hệ giữa người và Tự Nhiên, mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mối quan hệ giữa vợ và chồng, mối quan hệ giữa trên và dưới… đều đã hoàn toàn tan rã.
Cha mẹ không giống cha mẹ, con cái không giống con cái, giữa người với người không còn chú trọng luân lý đạo đức, nền tảng lành mạnh của gia đình – các tế bào của xã hội – đều bị phá vỡ khiến tình trạng ly dị tràn lan.
Địa cầu ô nhiễm thuận theo sự tụt dốc của chuẩn mực đạo đức và các giá trị nhân văn cơ bản, dần dần không còn thích hợp cho nhân loại sinh sống nữa. Làm bậc phụ huynh và nhà giáo có tâm huyết, có tầm nhìn xa rộng, đối với tương lai của thế hệ trẻ thơ thế giới hôm nay đều cảm thấy lo âu.
Hy vọng một chút thời gian đọc lại quyển sách nhỏ “Đệ tử quy” này sẽ giúp chúng ta có thể lại tìm được những chỉ dẫn của trí huệ cổ nhân, những chuẩn mực mà con người thời nay một lần nữa phải cố gắng đạt đến vì một tương lai có hậu.
ĐỆ TỬ QUY. THÁNH NHÂN HUẤN.
THỦ HIẾU ĐẠO. THỨ CẨN TÍN.
Đệ tử quy. Thánh nhân dạy.
Trước hiếu thuận. Sau cẩn tín.
Dịch nghĩa: Quyển sách Đệ Tử Quy là lời dạy của cổ thánh hiền. Trước hết phải hiếu thuận với cha mẹ và hòa thuận thương yêu anh chị em. Sau nữa là trong cuộc sống hằng ngày đối xử với người khác và làm việc phải luôn luôn cẩn thận, giữ chữ tín và lòng tin của người khác.
PHIẾM ÁI CHÚNG, NHI THÂN NHÂN.
HỮU DƯ LỰC, TẮC HỌC VĂN.
Thương chúng sinh, học đạo đức.
Có dư thời, siêng học tập.
Dịch nghĩa: Kế đến là dạy bình đẳng thương yêu tất cả chúng sinh. Phải thân cận với những vị có lòng nhân từ và đức hạnh, đi theo họ học tập. Trước hết chúng ta nhất định phải làm hết trách nhiệm bổn phận của mình. Nếu còn có dư thời gian và sức lực, lại tiến thêm một bước nghiên cứu học tập văn hóa nghệ thuật, để nâng cao cảnh giới tinh thần của mình.
Mời quý bạn đọc Đệ Tử Quy – Phép tắc người con tại file PDF dưới đây.
[pvfw-embed viewer_id=”2130″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]