Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Mười điều khó ở cõi Ta bà so sánh với mười điều dễ ở Tịnh độ

Bồ-tát Long Thọ nói: “Tu hành trong cõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo, Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễ hành đạo, trong một ngày đi khắp tứ thiên hạ”.

Bồ-tát Long Thọ nói: “Tu hành trong cõi Ngũ trược gọi là khó hành đạo, như người què đi trên đường hiểm trở, một ngày chẳng đi quá mấy dặm. Tu hành ở Tịnh độ gọi là dễ hành đạo, như kẻ phàm phu nương vào sức mạnh của Chuyển Luân Vương, trong một ngày đi khắp tứ thiên hạ”.

Nay đem mười điều khó ở cõi Ta-bà để so sánh với mười điều dễ ở Tịnh độ:

1. Ta-bà không thường gặp Phật. Phật Thích-ca đã diệt độ, tà pháp mạnh mẽ; Cực Lạc thì Phật thường chẳng diệt, hiện đang làm giáo chủ.

2. Ta-bà mạt pháp nhiễu nhương, có nhiều ngoại đạo, dù bàn Phật pháp nhưng đa số nghiêng lệch sai lầm; Cực Lạc thì Phật và Bồ-tát, nước, chim, cây rừng thường tuyên thuyết Diệu pháp.

3. Ta-bà bạn bè tà ác, mong cầu lợi dưỡng, làm mê lầm người tu hành đọa vào ba đường ác; Cực Lạc thì Quán Âm, Thế Chí làm bạn thù thắng, các bậc Thượng thiện nhân ở chung một nơi.

4. Ta-bà có các loài ma não loạn, phá hoại chánh pháp; Cực Lạc tuy có Thiên ma nhưng đều hộ trì chánh pháp, giúp người tu hành mau được thành tựu.

5. Ta-bà luân hồi trong sáu nẻo, như bánh xe xoay vòng không có ngày dừng nghỉ; Cực Lạc thì hoa sen hóa sinh, không còn luân chuyển trong đường sinh tử khổ đau.

6. Ta-bà qua lại ba cõi theo nghiệp chịu quả báo, tuy sinh lên cõi Trời nhưng khó tránh con đường ác; Cực Lạc thì danh từ của ba đường ác còn không nghe, huống chi có thật.

7. Ta-bà trần duyên ác trược, thường làm chướng ngại đối với việc xuất thế; Cực Lạc thì lầu vàng điện ngọc, áo đẹp cơm ngon đều làm phương tiện trợ giúp tu hành.

8. Ta-bà con người sống trăm năm nhưng phần nhiều chết yểu, thời gian mau chóng, đại đạo khó thành; Cực Lạc thì tuổi thọ của chúng sinh ngang bằng với Phật.

9. Ta-bà tu hành phải đoạn trừ Kiến hoặc, Tư hoặc mới có thể được Bất thối chuyển. Người mới tu chưa tránh khỏi sự thối chuyển đọa lạc; Cực Lạc thì chúng sinh khi sinh về đều vào Chánh định tụ mãi không còn thối chuyển.

10. Ta-bà người tu hành trải qua muôn kiếp khó thành, như các vị đồ đệ nghe pháp trong thời Phật Đại Thông, thối chuyển Đại thừa chấp vào Tiểu thừa, trải qua vô số kiếp còn ở bậc Thanh văn; Cực Lạc thì chỉ một đời này thường theo Phật học, tiến thẳng đến đạo tràng, thành tựu đạo giác ngộ Vô Thượng.

Mười điều khó và dễ nói trên đây, thật cách xa nhau như trời với vực. Nếu cậy vào sức mình thì chỉ luống uổng tự nhọc nhằn. Nhưng nếu nương nhờ vào duyên thù thắng thì được sự lợi ích cao rộng. Người tu hành nên chọn lựa!

Trích: Tịnh Từ Yếu Ngữ – Sự khó và dễ của hai cõi

Bài viết cùng chuyên mục

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học giảng giải ý nghĩa

Định Tuệ

10 công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

Định Tuệ

Người niệm Phật mà còn ăn mặn có được vãng sanh không?

Định Tuệ

Vãng sanh Tây Phương được lợi ích không sao nói hết

Định Tuệ

Ăn chay chắc chắn là tốt cho sức khỏe

Định Tuệ

Tiêu Tai Cát Tường Thần chú tiếng Phạn và tiếng Việt

Định Tuệ

Oan gia nên giải không nên kết

Định Tuệ

Vì sao người sau khi chết phải trải qua giai đoạn Thân trung ấm?

Định Tuệ

Viết Bình Luận