Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chép tay kinh Địa Tạng có công đức, phước báu hay không?

Nhiều Phật tử hỏi việc chép tay kinh Địa Tạng thì có công đức phước báu hay không? Việc làm này là có công đức và phước báu nha quý vị. Còn nhiều hay ít thì tùy thuộc vào mỗi vị khi chép như thế nào.

Chép tay kinh Địa Tạng thì có công đức hay không? Thời gian gần đây tôi thấy nhiều Phật tử lúc rảnh ở nhà có chép tay kinh Địa Tạng. Và có nhiều Vị có thắc mắc là: Việc chép tay kinh như vậy thì có công đức phước báu hay không?

Việc làm này là có công đức và phước báu nha Quý Vị. Còn nhiều hay ít thì tùy thuộc vào mỗi Vị khi chép như thế nào. Vì rõ ràng khi chép thì ít nhiều gì những lời dạy quý báu trong kinh sẽ khắc sâu vào trong tâm trí Quý Vị.

Mà trong kinh Địa Tạng có nói đến rất nhiều đạo lý hay, nhiều nhân quả, cùng những quả báo của những người sống ác để phải sinh vào một số cảnh giới như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh…v….v…. Rồi những người sống tốt, tu thập thiện,… sẽ sinh về các cảnh trời,… Do đó, nếu Quý Vị nào chép đúng cách, thì nhân lành sẽ hình thành trong tâm của người ấy là rất lớn.

Vậy chép như thế nào mới là đúng cách? Quý Vị cần nhớ các ý sau:

  1. Chép chậm, từ từ, không nên nôn nóng, không mong chép nhanh cho xong.
  2. Cố gắng nắn nót chữ cho đẹp, khi chép đến tên danh hiệu Phật Bồ Tát thì cần phải viết hoa,….
  3. Khi chép phải đặt lòng tôn kính Kinh ở một mức độ cao nhất, thiêng liêng nhất.
  4. Thêm vào đó, cần phải thể hiện lòng biết ơn Chư Tổ đã có công lao biên soạn và kết tập kinh điển, cũng như giữ gìn lưu truyền, để ngày hôm nay, những thế hệ sau mới có kinh để học, để tu.
  5. Khi chép cần mặc quần áo trang nghiêm, chọn nơi để ngồi chép phải yên tĩnh, vị trí thoáng mát, sạch sẽ.
  6. Không những bản thân chép, mà cũng nên tạo cơ hội, giới thiệu, khuyến khích cho người khác như bạn bè, hàng xóm, con cháu trong gia đình,…. để họ cũng có cơ hội được chép, giúp họ gieo phước lành, kết duyên với Tam Bảo.

Ở trên là sáu yếu tố Quý Vị cần chú ý khi chép kinh. Khi chép được xong kinh rồi, có nghĩa là Quý Vị đã gieo được nhân lành rất lớn vào dòng nghiệp của mình.

Giờ muốn công đức lớn hơn nữa thì làm thế nào? Muốn công đức lớn hơn thì Quý Vị nhớ các điểm sau:

1. Tìm cách học hỏi xem ý nghĩa thật sự trong kinh Địa Tạng khuyên dạy con người ta nên làm gì, tu gì. Khi hiểu được ý nghĩa, Quý Vị áp dụng vào cuộc đời chính mình để tu, để tự chuyển hoá cái xấu ác trong tâm. Sau đó, truyền trao kinh nghiệm ấy cho những người khác để họ cũng hiểu, cũng hành, và cũng được lợi ích như thế. Việc làm này mới thêm một lần nữa tạo ra công đức vô lượng.

2. Nếu sự chép tay của Quý Vị xong, sau đó bản kinh ấy được trao cho mỗi người để ai ai cũng dựa vào đó mà tụng mà đọc mỗi ngày thì công đức sẽ rất lớn.

Nhưng do ngày nay việc đánh máy, in, hay phô tô rất phổ biến và chữ thường đẹp hơn, nên thường bản kinh viết tay sẽ ít người đọc. Mà chép xong rồi cất kho thì sẽ giảm đi phần nào phước báu chép kinh.

Nên tôi nghĩ, sau khi Quý Vị hoàn tất việc chép kinh rồi, nếu muốn thêm công đức thì Quý Vị nên đánh máy, hay soạn trên điện thoại một số đoạn nói về nhân quả trong kinh, rồi đăng lên Facebook, ….để nhiều người tiếp cận.

Những việc làm cụ thể, thiết thực này, sẽ góp phần làm cho công đức chép kinh của Quý Vị trở nên viên mãn hơn. Và với công đức làm được, Quý Vị có thể hồi hướng cho ông bà cha mẹ, anh em, dòng họ, tổ tiên …..nhiều đời nhiều kiếp đã quá vãng của mình, …

Mong rằng họ sẽ nương nhờ công đức lành này mà thoát được nghiệp oan khiên, sớm sinh về cảnh giới lành, đời đời kiếp kiếp sinh ra luôn được gặp Phật Pháp để tu hành, cho tới ngày giác ngộ, giải thoát.

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Cư sĩ Nhuận Hòa
Tâm Hướng Phật/Sưu tầm!

Bài viết cùng chuyên mục

Làm sao để biết được lúc nào người thân mới rời khỏi ác đạo?

Định Tuệ

Khi tu, bạn phải có thái độ vô quái ngại ở mọi nơi, mọi chốn

Định Tuệ

Pháp môn Niệm Phật là pháp môn ngay đời này thành Phật

Định Tuệ

Tu là gì trong đạo Phật? Thế nào là tu tướng, tu tâm?

Định Tuệ

Vì sao hiện tại xã hội động loạn, lòng người bất an như vậy?

Định Tuệ

Niệm Phật tiêu nghiệp chướng, liễu sanh tử, vãng sanh bất thối thành Phật

Định Tuệ

Sám hối là gì? Sám hối có xóa sạch được tội lỗi hay không?

Định Tuệ

Đức Phật thường nói: Phước cầu không được, tu thì được

Định Tuệ

Cõi Sắc giới là gì? Tìm hiểu những cõi trời thuộc Sắc giới

Định Tuệ

Viết Bình Luận