Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tịnh độ ở nơi tâm, cần gì cầu sanh Cực Lạc?

Ông nói Tịnh độ ở nơi tâm là đã chấp vào cái tâm nhỏ bé này làm Tịnh độ, mà Cực Lạc thì xa xôi ở ngoài mười muôn ức cõi Phật.

51- Hỏi: Tịnh độ ở nơi tâm, cần gì cầu sanh Cực Lạc?

Đáp: Ông nói Tịnh độ ở nơi tâm là đã chấp vào cái tâm nhỏ bé này làm Tịnh độ, mà Cực Lạc thì xa xôi ở ngoài mười muôn ức cõi Phật. Như thế, hoàn toàn không biết ý chỉ của duy tâm.

Bảo rằng, duy tâm nghĩa là tâm bao trùm hư không, lượng khắp pháp giới. Tùy tâm thanh tịnh thì biểu hiện cõi thanh tịnh, tâm uế trược thì biểu hiện uế trược. Thế nên biết, người vãng sanh Cực Lạc chính bởi tâm thanh tịnh nên biểu hiện thanh tịnh, lẽ nào ở ngoài tâm?

Nếu tâm hạn cuộc nơi nhỏ bé rồi cho đó là Tịnh độ, thì chẳng những Cực Lạc không ở trong tâm mà Ta bà cũng chẳng ở trong tâm, chẳng những Cực Lạc chẳng nên vãng sanh, mà Ta bà cũng chẳng nên sanh vào.

Nếu như nói rằng có sanh thì đem cái gì sanh, rồi sau đó mới thành duy tâm? Nếu nói rằng không sanh, đã rơi vào kiến chấp đoạn diệt. Đó là cái thấy của ngoại đạo, lý luận của Ma Ba Tuần.

52- Hỏi: Có người bảo rằng: “Ta chỉ tự thanh tịnh tâm mình thì tự nhiên vãng sanh Tịnh độ, cần gì niệm Phật cầu vãng sanh?

Đáp: Đã không niệm Phật, không có nhân duyên Tịnh độ. Chỉ muốn ở nơi uế trược này tự thanh tịnh tâm mình, đây là điều Bồ Tát Long Thọ gọi là “Khó hành đạo”. Bởi vì cõi này cảnh duyên uế trược tạp loạn, nhiều chướng ngại đối với sự tu hành, mười người tiến, mười một người lùi, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua số kiếp nhiều như cát bụi vẫn còn vướng mắc trong sanh tử. Cần phải đoạn hết kiến hoặc, tư hoặc mới ra khỏi ba cõi.

Chứng đắc Thất trụ (Bất thối trụ: Đạo tâm tăng trưởng không còn lui sụt) mới gọi là bất thối, mà còn chưa có phần vãng sanh Tịnh độ, sao lại nói là “Tâm tịnh thì cõi tịnh”. Như thế không phải là rất khó khăn hay sao?

53- Hỏi: Kẻ phàm phu chịu đủ mọi ràng buộc, tuy có niệm Phật, tham sân chưa dừng, tâm thật sự chẳng thanh tịnh thì làm sao vãng sanh?

Đáp: Đó là nhờ vào lực của Phật A Di Đà tiếp dẫn.

Kinh Na Tiên nói: “Ví như có người muốn chuyên chở cả ngàn khối đá lớn qua biển cả, đều nhờ sức mạnh của thuyền nên đến được bờ bên kia”.

Tội lỗi của chúng ta cũng như tảng đá to lớn, nguyện lực của Phật A Di Đà cũng giống như chiếc thuyền, nên có thể vượt qua được biển sanh tử. Tội vốn phải đọa nhưng nhờ nương Phật lực mà được vãng sanh.

Hơn nữa, người còn mang nghiệp được vãng sanh, lúc sắp mạng chung cần phải giữ chánh niệm vững chắc. Một niệm từ tâm thanh tịnh này còn nhanh chóng hiện ra cõi tịnh, huống gì có công phu niệm Phật nhiều ngày!

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào để đoạn trừ danh lợi, dục vọng của người thế gian?

Định Tuệ

Người niệm Phật được tất cả chư Phật, Bồ Tát hộ niệm, gia trì

Định Tuệ

Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả nên hiểu thế nào?

Định Tuệ

Người tu pháp môn niệm Phật, khi lâm chung có được vãng sanh?

Định Tuệ

Tự tánh của chính chúng ta vốn đầy đủ trí huệ, đức năng

Định Tuệ

Tại sao chúng ta tu theo pháp môn Tịnh độ?

Định Tuệ

Sự tuyệt diệu của kinh Vô Lượng Thọ

Định Tuệ

Phá trừ nghi chướng việc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc

Định Tuệ

Lược đàm về Si phiền não – Phải diệt niệm buồn chán

Định Tuệ

Viết Bình Luận